Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy cùng các bạn trong nhóm lập một dự án nhỏ để viết về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương em

2 trả lời
Hỏi chi tiết
3.378
5
0
mỹ hoa
04/03/2018 15:42:15

Tên dự án: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÔM NAY - BỀN VỮNG TƯƠNG LAI NGÀY MAI

Dự án tích hợp trước khi học Bài 14, 15 - Địa lý 12 – Chương trình Chuẩn

Giai đoạn 1: Quyết định chủ đề: Xác định vấn đề để xây dựng thành dự án

§ Ý tưởng dự án:

Nội dung bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – Địa lý 12 có liên quan trực tiếp đến môi trường và TNTN của Việt Nam. Yêu cầu của bài học nêu rất rõ cần phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả TNTN cũng như phải có các biện pháp BVMT. Tuy nhiên, HS luôn nghĩ BVMT phải là những công việc to tát, các em không nghĩ rằng chỉ cần những hành động, việc làm nhỏ của bản thân đã góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Sử dụng tài nguyên hợp lí và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho người dân Việt Nam đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể cộng đồng. Xây dựng một môi trường sống trong sạch ở địa phương đồng nghĩa với việc góp phần BVMT xanh, sạch, đẹp của tổ quốc và của toàn nhân loại. Vì vậy, tác giả đã đề xuất ý tưởng đồng thời trao đổi với HS để thực hiện dự án “Bảo vệ môi trường hôm nay - Bền vững tương lai ngày mai” trước khi học bài 14 và 15 – Địa lý 12 với mục đích khắc sâu kiến thức về vấn đề sử dụng tài nguyên đồng thời giáo dục BVMT và sử dụng hợp lý tài nguyên cho HS.

Trong dự án này, HS đóng vai là những thanh thiếu niên tình nguyện, tiên phong trong việc BVMT và kêu gọi cộng đồng BVMT bằng cách: khảo sát hiện trạng môi trường tại địa phương, thể hiện ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực qua các sản phẩm:

+ Bài báo cáo được viết trên giấy A4.

+ Báo tường, Áp phích, Phim, hoạt cảnh về vấn đề môi trường (chọn một sản phẩm).

+ Thiết kế báo cáo có ứng dụng phần mềm Powerpoint.

+ Vật dụng được tái chế từ rác thải (ưu tiên các vật dụng học sinh).

§ Lập dự án:

+ Trình bày được vấn đề quan trọng trong BVMT ở nước ta.

+ Hiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Phân tích được hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường.

+ Nhận biết được hiện trạng môi trường ở địa phương.

+ Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức BVMT.

+ Hiểu được vai trò của bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển bền vững.

+ Chứng minh rác thải cũng có thể là một tài nguyên.

+ Rèn luyện kỹ năng đọc và xử lý tài liệu, tìm kiếm thông tin; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề.

+ Phát triển kĩ năng hợp tác và kĩ năng trình diễn (trong quá trình thực hiện và tại thời điểm trình bày sản phẩm).

+ Từ những kỹ năng trên, HS có những thái độ, hành vi: Quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường, có những hành động cụ thể để góp phần BVMT tại địa phương nơi mình sinh sống, học tập và cư trú.

Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và lập bảng mô tả các năng lực hướng tới của dự án.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
1
↭Çố Ɗạ ßạçɦ↭
08/03/2018 15:09:02
DỰ ÁN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÔM NAY - BỀN VỮNG TƯƠNG LAI NGÀY MAI
1. Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong dự án, HS có khả năng:
1.1 Về kiến thức
- Trình bày được vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường ở nước ta.
- Hiểu được vấn đề ô nhiễm môi trường. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Phân tích được hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Nhận biết được hiện trạng môi trường ở địa phương.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giáo dục ý thức BVMT.
- Hiểu được vai trò của bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển bền vững.
- Chứng minh rác thải cũng có thể là một tài nguyên.
1.2 Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đọc và xử lý tài liệu, tìm kiếm thông tin; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề.
- Phát triển kỹ năng công nghệ thông tin (Sử dụng phần mềm Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Window Movie Maker, ProShow Producer).
- Phát triển kĩ năng hợp tác và kĩ năng trình diễn (trong quá trình thực hiện và tại thời điểm trình bày sản phẩm).
1.3 Về thái độ, hành vi
- Quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường.
- Có ý thức góp phần bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững.
- Có những hành động cụ thể để góp phần BVMT tại địa phương nơi mình sinh sống, học tập và cư trú.
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lý, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: Học tập tại thực địa, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, tranh ảnh...
Lưu ý: Các năng lực được phát triển trong dự án đã thể hiện ở bảng 3 (trang 13) của đề tài.
- Bước 1:
Y
êu cầu về sản phẩm của HS: Sau khi hoàn thành dự án, HS phải có các hình thức sản phẩm sau:
+ Bản viết tổng hợp các vấn đề nghiên cứu có độ dài khoảng 15 trang giấy A4 (viết tay) hoặc 10 – 12 trang giấy A4 (đánh máy); bản tóm tắt bài tổng hợp để trình bày.
+ Báo tường, Áp phích, video clip, hoạt cảnh về vấn đề môi trường... (chọn một sản phẩm).
+ Thiết kế báo cáo có ứng dụng phần mềm Powerpoint.
+ Vật dụng được tái chế từ rác thải (ưu tiên cho những vật dụng học sinh).
- Bước 2: GV lập kế hoạch đánh giá:
+ Đánh giá định kì: GV quan sát, trao đổi với các nhóm HS để nắm được tình hình hoạt động nhóm của các em, hướng các em đến những mục tiêu học nào, cần phải sử dụng những kĩ năng tư duy nào?
+ Đánh giá sản phẩm cuối cùng: Sau khi thực hiện xong dự án, GV đánh giá HS, nhóm HS qua nhiều nguồn thông tin: từ quan sát của GV, từ các thành viên trong nhóm, từ kết quả của bài viết tổng hợp, sản phẩm tái chế từ rác và bài thuyết trình của HS.
+ Lập các bộ công cụ đánh giá (Phụ lục 2, 3, 4, 5)
Ưu điểm của DHDA là chuyển từ kiểm tra, đánh giá trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Mặt khác quá trình đánh giá không chỉ của GV mà còn có sự tham gia đánh giá của HS.
Thực hiện dự án:
- Bước 1: Xác định thời gian và hình thức thực hiện
+ Thời gian: 2 tuần.
+ Hình thức: Thực hiện trong các tiết học và báo cáo dự án vào 1 buổi chiều vào tuần cuối của học kỳ I (qua hoạt động Ngoại khóa).
- Bước 2: GV khảo sát HS trước khi thực hiện dự án (Phụ lục 1) sau đó giới thiệu dự án.
- Bước 3: GV cung cấp tư liệu (Phụ lục 7, 8, 9) hướng dẫn HS triển khai thực hiện dự án. HS tự chọn nhóm trên cơ sở hướng dẫn của GV hoặc GV phân công nhóm.
- Bước 4: Nhóm HS triển khai: Họp để thảo luận kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, yêu cầu độc lập giải quyết từng nhiệm vụ của dự án. Trong quá trình thực hiện, các nhóm HS có thể phối hợp với các tổ chức trong nhà trường và địa phương để hoàn thành tốt dự án của nhóm mình.
Trong dự án này, ngoài các sản phẩm yêu cầu chung cho các nhóm (Phụ lục 7) thì GV cùng HS thảo luận để phân công các nhóm lựa chọn các sản phẩm báo cáo và địa điểm khảo sát như sau:
+ Nhóm 1: Phóng sự về vấn đề môi trường ở khu vực Bãi rác Phượng Thành – Đức Thọ - Hà Tĩnh.
+ Nhóm 2: Phóng sự về vấn đề môi trường tại trường THPT X, phối hợp với Đoàn trường trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
+ Nhóm 3: Phóng sự về vấn đề môi trường ở khu vực chợ Bộng – Vũ Quang – Hà Tĩnh
+ Nhóm 4: Phóng sự về vấn đề môi trường ở khu vực chợ Bộng – Đức Thọ - Hà Tĩnh.
Yêu cầu:
+ GV thường xuyên trao đổi với các nhóm thực hiện dự án thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp với cả nhóm, với trưởng nhóm và với từng thành viên trong các nhóm, trao đổi qua điện thoại, facebook và email. Các nhóm phối hợp với Đoàn trường và các tổ chức liên quan để thực hiện dự án. Trong quá trình HS tham gia khảo sát các địa điểm, GV có thể tham gia với HS để định hướng kịp thời và tư vấn chuyên môn cho các nhóm.
+ GV gặp nhóm định kì để xem xét kế hoạch hành động, kiểm tra tiến độ thức hiện, định hướng cho HS trong quá trình thực hiện dự án và đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt động.
Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm
- Bước 1: GV yêu cầu các nhóm nộp lại kế hoạch hành động hoàn chỉnh bao gồm đóng góp của mỗi cá nhân cùng với tất cả các tài liệu liên quan đến dự án để phụ trợ cho bài trình bày và nhóm tự đánh giá điểm quá trình thực hiện dự án của các thành viên trong nhóm. GV phát phiếu đánh giá cho HS tham khảo (Phụ lục 2, 3, 4, 5)
- Bước 2: HS họp nhóm để thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện dự án của các thành viên và cử ra đại diện để báo cáo kết quả, đưa ra các vật dụng được tái chế từ rác thải.
- Bước 3: GV phối hợp với các tổ chức liên quan để chuẩn bị các công cụ cần thiết cho buổi báo cáo, mời Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, các GV đến dự giờ. Thực hiện báo cáo trong một buổi chiều thông qua hoạt động ngoại khóa.
- Bước 4: GV lựa chọn MC cho buổi báo cáo đồng thời hướng dẫn kịch bản chương trình cho MC (Phụ lục 10).
- Bước 5: Tại buổi báo cáo, các nhóm bốc thăm thứ tự, lần lượt trình bày dự án của mình, nhóm khác và GV đến dự, theo dõi, trao đổi, đặt câu hỏi cho các nhóm trả lời. GV có thể hỏi bất kì vấn đề nào liên quan đến nội dung, phương pháp làm việc của HS về dự án. Đây cũng là một tiêu chí để giáo viên đánh giá, cho điểm.
Đánh giá và tổng kết dự án
- Bước 1: Kết thúc buổi báo cáo, mỗi nhóm tự đánh giá về quá trình làm việc của mình trong dự án, tập hợp toàn bộ văn bản đánh giá và sản phẩm của nhóm mình nộp lại cho GV.
- Bước 2: GV căn cứ vào quá trình làm việc, hồ sơ của nhóm, mức độ hiểu vấn đề của mỗi cá nhân trong nhóm trong quá trình trình bày sản phẩm và chất lượng chung của sản phẩm để cho điểm. Có chế độ điểm thưởng và điểm trừ cho những thành viên tích cực hay ít tham gia vào hoạt động của nhóm.
- Bước 3: HS lắng nghe những nhận xét của GV và rút kinh nghiệm.
- Bước 4: GV tiến hành khảo sát HS sau dự án. HS trình bày những kiến thức, kỹ năng, thái độ có được sau khi hoàn thành dự án vào bảng khảo sát.
- Bước 5: Tổng kết dự án, GV và HS có thể đề xuất ý tưởng lập dự án mới. MC kết thúc buổi báo cáo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Đạo đức Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k