Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dân ta khi nói về thầy Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông (1300-1357) mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai.
Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái.
Ngay từ nhỏ, tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Thij Chiêm lo cho ăn học chu đáo. Vốn có lòng hiếu học, coi việc học làm đầu nhưng không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của Chu Văn An ngay từ nhỏ là ở nhà đọc sách.
Thầy giáo Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi.
Chu Văn An có nghị lực chuyên cần học tập, nghiêm khắc sửa mình khi trưởng thành. Ông đạt đến mức thông minh, bac sử, tài năng đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời.
Khi thi đỗ Thái học sinh, tức tiến sĩ dưới triều Trần, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà.
Tâm huyết với nghề dạy học, không màng danh lợi, Chu Văn An bắt đầu sự nghiệp với một mái tranh đơn sơ ở làng Huỳnh Cung, giáp với làng Quang quê mẹ. Tuy là trường ở làng quê, nhưng cũng có thư viện, thầy Chu dạy học trò từ hạng ấu học, mộng học, trung tập và đại tập (tương đương với vỡ lòng, tiểu học, trung học và đại học), tùy theo mỗi hạng mà thầy Chu có cách dạy khác nhau, nhưng tài liệu giảng dạy cơ bản vẫn là những sách kinh điển của Nho gia (Tứ thư, Ngũ kinh).
Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông, có tới 3.000 người. Có cả học trò từ Kinh Bắc, Sơn Nam, Châu Hồng, Châu Hoan đến học chật cửa.
Trường Huỳnh Cung đã đào tạo nên rất nhiều trò giỏi. Khoa thi năm 1314, dưới thời vua Trần Minh Tông, trường có hai học trò đỗ Thái học sinh là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh, cả hai đều làm quan dưới triều Trần (Lê Quát được thăng đến chức Thượng thư).
Một trong những nguyên tắc cốt yếu để cảm hóa học trò của thầy Chu Văn An chính là: muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm gương đạo đức cho học trò. Những môn sinh do thầy Chu Văn An đào tạo, dù làm quan to hay vinh hiển đến mức độ nào cũng luôn dành cho thầy một sự tôn kính và lễ độ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép lại việc các đại quan trong triều là học trò của thầy vẫn giữ lễ, khi đến thăm thầy thì lạy, được tiếp chuyện với thầy thì lấy làm vui mừng.
Trong số môn đệ của Thầy có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.
Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) mời ông ra kinh thành dạy học tại Quốc Tử Giám, ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các hoàng tử, con các vị quan lại với mong muốn thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.
Vua Trần Minh Tông đã giao cho thầy Chu Văn An chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Phó Hiệu trưởng) và dạy học cho Thái tử Trần Vượng (sau này là vua Trần Hiến Tông), đào tạo một vị vua mới cho nước Đại Việt. Người đứng đầu Quốc Tử Giám lúc này là quan Tể tướng Trần Nguyên Đán (ông ngoại của danh nhân Nguyễn Trãi, cũng là ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn), ông rất quý mến tài đức của Chu Văn An, hay tin thầy Chu đồng ý về kinh thành Thăng Long dạy học nên đã hết lòng giúp đỡ.
Đồng thời với nhiệm vụ dạy học cho vua, thầy Chu Văn An còn ra sức phát triển trường Quốc Tử Giám. Thành tựu lớn nhất của thầy Chu khi dạy học tại đất Thăng Long chính là bộ Tứ thư thuyết ước (bộ sách tóm lược nội dung của 4 cuốn sách của Nho gia là Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử), đây chính là giáo trình dạy học chính của thầy Chu Văn An tại Quốc Tử Giám.
Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích (1744 - 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng đi càng thấy xa...
Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:
Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật. Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm. Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí. Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm. Ở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |