Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy kể những loại cây có hại đối với con người?


 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
548
1
0
Phuong
22/03/2019 18:57:21
1. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn ói mửa tiêu chảy rối loạn nhịp tim nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn bể nước...) vì lá hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào. Hiện nay trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố vườn hoa nơi công cộng. 2. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột giãn cơ rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong. 3. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi làm cho cơ thể mất cảm giác nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. 4. Cà độc dược một số loại cà kiểng hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metelthuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa chóng mặt nhức đầu thấy ảo giác hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong. Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc nếu dùng với liều khống chế có thể chữa ho hen say sóng trị mụn nhọt. 5. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn chảy nước dãi ói mửa uể oải chóng mặt khó thở mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg. 6. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa hạt sẽ khiến buồn nôn tiêu chảy chóng mặt. 7. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng ngứa rát vùng miệng niêm mạc ruột. 8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa bỏng rát bề mặt niêm mạc. 9. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc. 10. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu tiêu chảy ói mửa nếu ăn phải. 11. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi khó thở tiêu chảy nếu ăn phải. 12. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp. Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng tiêu chảy nếu ăn phải. 13. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng dạ dày và ruột. 14. Dạ lan: tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ đầy bụng buồn nôn tiêu chảy nếu ăn phải. 15. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy ói mửa thở gấp. 16. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc gây tê cứng lưỡi và miệng nôn mửa nếu ăn phải. 17. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt buồn nôn tiêu chảy run rẩy toàn thân hôn mê có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải. 18. Một số loại trầu (Trầu bà Trầu ông ...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy buồn nôn bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải. 19. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene ăn phải sẽ gây chóng mặt buồn nôn. 20. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu ói mửa trên chó mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải. 21. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy buồn nôn ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát ngứa... 22. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải. hút thuốc lá, sử dụng thuốc phiện có hại:Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicootin được dùng để chế thuốc trừ sâu. Nếu ta hút thuốc lá, nhất là hút nhiều, thì có hại do chất nicootin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây unh thư phổi. Cây thuốc phiện: trong nhựa tiết ra từ quả của cây này chứa nhiều moocphin là chất độc nguy hiểm, khi sử dụng dễ gây nghiện. Khi đã mắc nghiện thì rất khó chữa. Nghiện thuốc phiện có hại cho sức khỏe và gây hậu quả không những xấu mà cho cả gia đình và xã hội.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thiên Di Phương Hạ
22/03/2019 18:59:06
Cây thuốc viện, cây cần sa, cây nấm gây độc ở bắp ngô,...
0
1
Nhok Phượng Núi
26/03/2019 11:28:48
11. Cây mao lương hoa vàng - Buttercups
Tên khoa học: Ranunculus
Được tìm thấy ở: vùng ôn đới của Bán cầu Bắc. Thường mọc ở những nơi ẩm ướt hoặc đầm lầy.
Có một số loài mao lương hoa vàng và nhiều loài trong số chúng rất độc.
Nguy hiểm bởi: Cây mao lương hoa vàng có chứa sáp caustic có thể để lại các vết loang trên da. Khi tiếp xúc với màng nhầy, nó sẽ gây ho và co thắt thanh quản. Nếu sáp dính vào mắt có thể gây mù tạm thời.

10. Cần nước - Cowbane hay Water Hemlock Tên khoa học: Cicuta virosa
Được tìm thấy ở: châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cowbane hay Water Hemlock phát triển ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy và bờ sông.
Cicuta có mùi giống như cà rốt, đừng để bị chúng lừa bởi đó là một trong những loài cây độc nhất trên thế giới. Nó không dễ dàng phân biệt được với các loài liên quan khác. Để được an toàn, không nên chạm tay vào những cây trồng tương tự đang phát triển ở những nơi ẩm ướt.
Nguy hiểm bởi: Triệu chứng ngộ độc bao gồm buồn nôn, động kinh và suy nhược tim. Thậm chí, nó còn có thể gây tử vong. Chỉ cần 100-200 gram gốc cây cần nước cũng đủ để giết chết một con bò.

9. Cây cơm cháy – Elder Tên khoa học: Sambucus
Được tìm thấy ở: Vùng ôn đới của bán cầu Bắc và Úc. Các loại phổ biến nhất của chi này là cây cơm cháy đỏ và cây cơm cháy đen. Tất cả các bộ phận của loài cây này đều chứa chất độc gây hại cho cơ thể con người.
Chỉ cần chạm nhẹ vào một cây cơm cháy, bạn cũng nên rửa tay ngay lập tức. Tuy nhiên, quả cơm cháy đen chín hoàn toàn an toàn, còn có thể được sử dụng để làm đồ uống và bánh nướng.
Nguy hiểm bởi: Cây cơm cháy gây nhức đầu, suy nhược, đau bụng và thỉnh thoảng gây động kinh. Điều đó có thể dẫn đến chứng suy tim hoặc suy hô hấp.

8. Trúc đào - Oleander Tên khoa học: Nerium
Được tìm thấy ở: các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây trúc đào được sử dụng trong thiết kế cảnh quan và được trồng trên khắp thế giới với mục đích trang trí.
Trúc đào thực sự là một loại cây nguy hiểm, chúng hấp dẫn chúng ta bởi hương thơm và những bông hoa xinh đẹp có màu hồng hoặc màu trắng.
Nguy hiểm bởi: Trúc đào có chứa glycosides có thể làm thay đổi nhịp tim, gây buồn nôn, đau đầu, suy nhược và thậm chí tử vong. Theo truyền thuyết người xưa kể lại, binh lính của Napoléon đã sử dụng các nhánh cây trúc đào để nhóm tạo ra lửa và nướng thịt trên đó. Sáng hôm sau, một số người trong số họ đã không thể thức dậy được nữa.

7. Cây Ô đầu - Aconite hay Wolf’s Bane Tên khoa học: Aconitum
Được tìm thấy ở: châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Do những bông hoa màu tím, xanh dương, vàng của cây Ô đầu rất đẹp nên chúng được trồng để trang trí. Đó là một cây cao và trông bắt mắt.
Trong thế giới cổ đại, cây Ô đầu được sử dụng trong các mũi tên có độc. Ngay cả loài ong cũng có thể nhiễm độc nếu chúng thu phấn hoa ở cây Ô đầu.
Nguy hiểm bởi: Cây Ô đầu CỰC KỲ độc , gây loạn nhịp tim, tê liệt, giảm thị lực và tử vong.

6. Cây cà độc - Jimsonweed Tên khoa học: Datura stramonium
Được tìm thấy ở: Bắc và Trung Mỹ, châu Âu và miền Nam nước Nga.
Cây cà độc giống với khoai tây hoặc cà chua, điều này không đáng ngạc nhiên vì đó là họ hàng thân thiết của chúng. Đây là một loại cây không dễ nhận thấy với quả có nọc gai và hạt màu đen bên trong. Hoa trắng của cây cà độc phát ra một mùi hương làm ngây dại.
Nguy hiểm bởi: Nó chứa alkaloids gây lo lắng, mất phương hướng và mê sảng. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Các pháp sư của nhiều dân tộc đã sử dụng loại cây này trong các nghi thức của họ.

5. Cây ngò tây - Hogweed Tên khoa học: Heracleum
Được tìm thấy ở: Ở vùng ôn đới Á-Âu. Một số loài phát triển ở Mỹ. Đây là một loại cây trồng khổng lồ và có vẻ ngoài khá ấn tượng, nhưng hãy cẩn thận không nên chụp ảnh bên cạnh nó.
Nguy hiểm bởi: Một số loài có chứa furanocoumarins gây phồng rộp dưới ánh sáng mặt trời. Nếu sáp cây này dính vào tay, hãy rửa và tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng 2 ngày.

4. Chi đại kích - Spurge Tên khoa học: Euphorbia
Được tìm thấy ở: khắp nơi trên thế giới. Nó thường được tìm thấy ngay cả trong nhà của chúng ta.
Có một số lượng lớn các loài thuộc chi Đại kích. Tuy nhiên, chúng thường rất khác nhau: một số giống như xương rồng, những loại khác giống như hoa. Hãy dặn con bạn không nên chạm vào những loại cây lạ, ngay cả khi chúng được trồng trong chậu.
Nguy hiểm bởi: Sáp lá cây chi Đại kích có thể gây phồng rộp, kéo theo sự khó chịu, sưng và sốt.

3. Cây đại hoàng - Rhubarb Tên khoa học: Rheum rhabarbarum
Được tìm thấy ở: châu Âu, Nga và Mỹ.
Ở nhiều quốc gia, cây đại hoàng còn được sử dụng để làm bánh nướng, xà lách và nước sốt. Thậm chí, một số người thích nhai phần thân cây sống của nó.
Nguy hiểm bởi: Không phải ai cũng biết rằng lá và rễ của cây đại hoàng này không ăn được bởi vì chúng chứa một lượng lớn axit oxalic có thể gây ra rát cổ họng và mắt, sỏi thận, buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy.

2. Cây cà độc dược - Belladonna Tên khoa học: Atropa belladonna
Được tìm thấy ở: Bắc Phi, châu Âu, miền Nam nước Nga, Tiểu Á và một phần của Bắc Mỹ.
Cây cà độc dược trông giống như một bụi cây với quả mọng đen và hoa màu hồng. Nó chứa atropine, một chất hữu cơ chứa đạm gây giãn đồng tử. Vào thời Trung Cổ, các giọt cà dược đã được sử dụng để khiến cho mắt trông hấp dẫn hơn. Ngày nay, các giọt cà dược còn được sử dụng trong quá trình phẫu thuật mắt.
Nguy hiểm bởi: Nếu bị nhiễm độc nhẹ dẫn đến hiện tượng hồi hộp, lo lắng, khô và nóng rát trong miệng. Còn ngộ độc nghiêm trọng có thể làm mất hoàn toàn nhận thức, đôi khi gây nên hiện tượng chuột rút và tử vong.

1.Hạt thầu dầu - Castor Bean
Tên khoa học
: Ricinus communis
Được tìm thấy ở: các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với vẻ ngoài khác lạ, hạt thầu dầu thường được trồng làm cây cảnh. Không có gì ngạc nhiên khi hạt thầu dầu được sử dụng để làm dầu thầu dầu. Đừng lo: xử lý nhiệt sẽ tiêu diệt tất cả các độc tố có trong đó.
Nguy hiểm bởi: Có lẽ đây là loại cây nguy hiểm nhất. Nó có chứa các hợp chất vô cùng độc hại: ricin và ricinine. Hạt của thầu dầu đặc biệt nguy hiểm: chỉ cần ăn 4-7 hạt sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, liều lượng nhỏ hơn vẫn có thể gây ra nguy hại không thể khắc phục được đối với sức khoẻ vì ricin tiêu hủy các mô cơ thể.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư