Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy làm một bài văn về những điều Bác Hồ dạy

:<< ai giúp mình với ạ
7 trả lời
Hỏi chi tiết
16.134
49
21
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/10/2017 21:59:31
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành những tình cảm đặc biệt ân cần, trìu mến cho các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam,trước lúc đi xa, Người đã “để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thanh niên và nhi đồng”, Bác nói: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà” cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Vì thế, những lời dạy và bức thư, bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta, trong đó 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vào ngày 03/02/1930, từ đó, phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng phát triển. Từ khi ra đời Đảng ta rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ, ngày 26 tháng 3 năm 1931, tại Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên và giao nhiệm vụ cho Đoàn trực tiếp phụ trách việc giáo dục thiếu niên và nhi đồng.

Trở về nước tháng 2/1941, vào tháng 5/1941 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ VIII chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước. Cũng trong thời gian ấy, theo chỉ thị của Đảng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong và Đội Nhi đồng cứu quốc đã được thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng) do Đoàn Thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) trực tiếp phụ trách. Ngày 15/5/1941, tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) đầu tiên được thành lập với 5 đội viên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được bầu làm Đội trưởng, Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thủy).

Đến tháng 3/1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Khi hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11/1956), Đội Thiếu nhi Tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền phong - là tổ chức gồm cả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Đến ngày 19/3/1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng Tháng Tám. Ngày 30/4/1970, sau ngày Bác Hồ đi xa, thể theo nguyện vọng của thanh niên, đoàn viên, đội viên, thiếu nhi cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nghị quyết trao cho Đoàn và Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu và từ đó đến nay Đội được mang tên: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh. Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam tổ quốc được giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, tháng 6/1976, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong cả nước và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương đảng trao cho Đội khẩu hiệu:"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!".

Qua bức thư của Người gửi cho thiếu niên, nhi đồng đặc biệt là năm điều Bác căn dặn:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Chúng ta thấy một tình yêu thương bao la, tầm nhìn sâu rộng về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thiếu nhi - là lực lượng cách mạng trong sự nghiệp cứu nước và xây dựng đất nước, “sẽ là người chủ của nước nhà”. Đồng thời, những lời căn dặn ấy hàm chứa giá trị truyền thống quý báu từ bao đời nay của dân tộc ta. Ðó là chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc là cơ sở của ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân với Tổ quốc. Bác Hồ đã từng nói, khi Tổ quốc lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”. Đó là lòng ham học hỏi, cầu tiến bộ; đoàn kết, nhân ái, thương người như thể thương thân; lao động cần cù, dũng cảm, sáng tạo và mối quan hệ tin cậy, chân thật trong cộng đồng của mỗi người dân đất Việt.

Trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).

Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.

Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “Ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, 74 năm qua, truyền thống vẻ vang của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và trở thành một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử của Đảng, của Đoàn Thanh niên và dân tộc. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, tích cực rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ra sức phấn đấu học tập, hăng hái thi đua tham gia các phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” và cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”….đóng góp công sức nhỏ bé vào sự nghiệp dựng xây, phát triển đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
66
10
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/10/2017 21:59:56
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ?

"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên.
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước.
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không?
Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc.
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.

Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
50
13
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/10/2017 22:00:15
Từ lúc còn bé xíu, em đã mong muốn làm gì đó cho đất nước thân yêu này . Vào lớp một , em được cô dạy cho "Năm điều Bác Hồ dạy " . Thì có lẽ bổn phận của tụi em là điều thứ hai " Học tập tốt , lao động tốt ." Học tập tốt với biết bao nhiêu là mục tiêu , nào là : vì tương lai của tụi em , vì gia đình của tụi em ... và cũng vì từ khi còn ấu thơ , ước mơ của chúng em là học tập tốt để cống hiến cho tổ quốc , nước nhà . Để có thể đưa đất nước từ một quốc gia đang phát triển thành một quốc gia phát triển mạnh ở châu á này thì tụi học trò tụi em phải cố gắng dành thật nhiều những thành tích như : cháu ngoan bác hồ , học sinh giỏi ... thì mới đem được kiến thức mà cống hiến cho Tổ Quốc nước nhà .
33
10
Bông
26/10/2017 22:10:24

Trước bàn học của em có treo bức ảnh Bác Hồ quàng khăn đỏ cho một bạn thiếu niên, kèm theo năm điều Bác dạy. Hằng ngày em thường ngắm nhìn bức ảnh và suy nghĩ về năm điều Bác dạy đó. Điều thứ năm trong năm điều Bác dạy chính là “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đểthực hiện lời dạy của Bác, ta cần hiểu rõ thế nào là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Theo em hiểu, khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao mình mà coi thường người khác. Khiêm tốn là phải luôn nghiêm khắc với bản thân, thấy những mặt chưa tốt của mình để rèn luyện, khắc phục, đồng thời luôn có ý thức học hỏi bạn hè và những người xung quanh. Thật thà là không gian dối trong khi làm việc cũng như trong quan hệ với mọi người. Thật thà còn có nghĩa là luôn nói đúng sự thực, ngay thẳng ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gan dạ không sợ gian khổ, nguy hiểm là dũng cảm. Như vậy khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu của con người.

Nhưng tại sao đội viên thiếu niên chúng ta cần rèn luyện ba đức tính ấy? Trước tiên vì đó là những đức tính rất cần thiết đôi với thiếu niên chúng ta. Có khiêm tốn, thật thà chúng ta mới được mọi người quý mến, tin yêu, mới mau chóng tiến bộ. Trong việc học tập, công tác và rèn luyện, chúng ta gặp biết bao khó khăn, không có tinh thần dũng cảm làm sao có thể hoàn thành được các nhiệm vụ đó. Không những thế, các đức tính trên còn là cơ sở để khi lớn lên chúng ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức cao hơn như lòng trung thành, tinh thần tận tụy, hi sinh vì đất nước và nhân dân, tác phong gần gũi và học hỏi quần chúng. Đọc truyện các anh hùng liệt sĩ cách mạng, các gương “người tốt, việc tốt”, em thấy các anh hùng liệt sĩ, các bạn “cháu ngoan Bác Hồ” và rất nhiều tấm gương khác đều là những con người khiêm tôn, thật thà, dũng cảm. Anh Kim Đồng đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ tài liệu và cán bộ cách mạng. Anh Vừ A Dính khi bị giặc bắt đã không chịu khai báo mà còn lập mưu lừa được giặc. Các anh Kpa Kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc cũng đều là những tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước. Gần gũi với chúng ta hơn còn có rất nhiều người là những học sinh giỏi đãtừng đoạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp, song vẫn khiêm tôn học tập các bạn. Rồi còn biết bao bạn luôn nêu gương thật thà, trung thực trong cuộc sống hằng ngày.

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là những đức tính quý báu nhưng không phải tự nhiên mà có được, trái lại nó đòi hỏi phải được rèn luyện thường xuyên qua quá trình lâu dài. Là một đội viên đang phấn đấu trở thành đoàn viên Thanh niên Cộng sản, em luôn ghi nhớ những điều Bác dạy và có ý thức rèn luyện những đức tính đó trong những công việc nhỏ hằng ngày. Trong lớp em, có những bạn cảm thấy như xung quanh mình không có ai đáng học tập, lại có những bạn tự buông lỏng mình và nghĩ rằng sau này ra đời rèn luyện cũng vừa. Riêng em, em lại thấy nếu mình có ý thức rèn luyện thì xung quanh mình, ở trường lớp cũng như ở ngoài xã hội, có biết bao tấm gương để mình có thể học tập được. Luôn có ý thức học hỏi các bạn học sinh giỏi, trung thực, nghiêm túc khi làm bài, sẵn sàng nhận lỗi khi mắc khuyết điểm với thầy giáo, cô giáo, với cha mẹ, thẳng thắn, trung thực trong mọi quan hệ với bạn bè... chính là những điều em luôn phấn đấu thực hiện.

Thế hệ chúng em không có may mắn được Bác trực tiếp dạy bảo, chăm sóc, nhưng những điều Bác dạy vẫn rất in đậm trong tâm trí em. Nghĩ tới công lao trời biển của Bác, nghĩ đến tấm lòng yêu thương vô hạn mà Bác đã giành cho các thế hệ, em luôn thầm hứa sẽ xứng đáng là cháu ngoan của Bác trong mỗi công việc hàng ngày, cố gắng rèn luyện theo năm điều Bác dạy.

25
19
Thuỳ Dương
27/10/2017 01:45:04
Hồ Chủ Tịch là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong "Năm điều Bác Hồ dạy", Người đã khuyên "Học tập tốt, lao động tốt". Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ? 

"Học tập tốt" nghĩa là chăm chỉ, cần cù tìm hiểu, học học trong quá trình tiếp thu kiến thức của nhân loại. Và phải biết vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống thực tiễn. Còn "lao động tốt" có nghĩa là mỗi bản thân chúng ta phải tự giác, tự nguyện lao động, làm việc và tuân theo những quy định khi lao động. Vậy tóm lại "học tập tốt, lao động tốt" có thể hiểu là mỗi học sinh trong chúng ta phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức mới, và phải chung tay góp sức lao động, làm việc để đất nước ngày một đi lên. 
Và lí do để chúng ta phải "học tập tốt, lao động tốt" là gì? Đó là nhiệm vụ và quyền lợi của mỡi học sinh, mỗi người dân. "Học tập tốt" ta sẽ đạt được kết quả cao như mong muốn, thầy cô, cha mẹ sẽ tự hào về ta và học tập tốt cũng là một cách để góp phần vào việc nâng cao dân trí. Đất nước muốn giàu mạnh, phát triển thì không thể thiếu "lao động tốt". Thực hiện theo lời Bác "học tập tốt, lao động tốt" là đã góp một phần vào công cuộc xây dựng và đổi mới nước nhà. Người cũng đã từng nói : "Non song Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với cường quốc Năm Châu đc hay không, đó là nhờ công học tập của các cháu". Câu nói đó đã thể hiện rõ một điều : những học sinh chúng ta sẽ trở thành những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Bởi thế nên chỉ có "học tập tốt, lao động tốt" mới giúp chúng ta áp dụng kiến thức vào cuộc sống, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ nhân dân. 
Bác Hồ là một tấm gương điển hình cho chúng ta noi theo. Người đã cần cù, chăm chỉ học tập và lao động kiên trì, bền bĩ. Kết quả Người đạt được là một vốn kiến thức to lớn và thành công trong việc giải phóng đất nước. 
Dân có giàu thì nước mới mạnh, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, ấm êm, đời sống mới ngày càng được nâng cao. Tưởng tượng nếu một xã hội chỉ toàn những người lười nhác, không học tập, không lao động thì xã hội đó có phát triển được hay không? Nhân loại có được những phương tiện văn minh, hiện đại hay không? 

Và nhiệm vụ của mỗi học sinh chúng ta là phải xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Đến trường phải ghi chép bài đầy đủ, tránh học tủ, học vẹt, học đối phó, học và hành phải luôn đi đôi với nhau, học từ những điều cơ bản rồi đến nâng cao, áp dụng những điều học được khi làm việc. 
Những kẻ lười biếng, không có mục đích học và làm việc sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích. 

Mỗi lời dạy của Bác là mỗi bài học đúng đắn cho chúng ta, cho xã hội đang đà phát triển. Nghe theo lời bác, bản thân em sẽ cố gắng "học tập tốt, lao động tốt" để không phụ lòng mong mỏi nơi Bác, gia đình và thầy cô.
30
17
Ngọc Loan
16/12/2018 08:53:40
Ngắn dữ vậy, bài của các bạn nên dài 1.000 từ nhưng không quá .Mình đang cần gấp
14
13
NoName.435946
24/03/2019 15:22:51
Giải thích điều 3 trong 5 điều bác hồ dạy

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo