Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Để thích ứng với sự biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, cần thấu triệt, thực hiện tốt các quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực quan trọng này, trong đó tập trung quan tâm triển khai một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức, tri thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đa dạng hóa các hình thức, tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện nhiệm vụ chính trị xây dựng bảo vệ quốc phòng - an ninh với bảo vệ môi trường. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức hiểu biết về môi trường trong thời kỳ hội nhập (thực hiện tiêu chuẩn môi trường, rào cản môi trường, nhãn hiệu hàng hoá xanh, các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường…). Lồng ghép giáo dục về hoạt động môi trường trong chương trình đào tạo của các nhà trường, cơ sở đào tạo. Nghiên cứu thực tiễn, xây dựng, bồi dưỡng điển hình các đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn mực quốc tế về môi trường thời kỳ hội nhập, đạt các tiêu chí đủ điều kiện cấp chứng chỉ. Chúng ta cần xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường và tiếp tục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Nghiên cứu sớm hoàn thiện, sửa đổi bổ sung và ban hành bộ luật về môi trường mới, rộng hơn, cụ thể hơn và khả thi hơn. Trước mắt, cần bổ sung, hoàn thiện các quy định và cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề, các lưu vực sông, môi trường nông thôn, miền núi, biển và hải đảo. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp, các ngành, phải coi nhân dân là “tai mắt” trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra cần được công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng cán bộ quản lý môi trường theo hướng hiện đại, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ ngày càng phức tạp, nặng nề, đáp ứng yêu cầu đề ra.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn môi trường phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường năng lực kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi chuyển chất thải, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ bên ngoài vào nước ta. Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung, từ bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, các thói quen, nếp sống không văn minh, thiếu vệ sinh, các hủ tục trong mai táng. Xây dựng công sở, xí nghiệp, gia đình, làng bản, khu phố sạch, đẹp đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường. Đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân. Quan tâm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường.
Bốn là, vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng phải được thể hiện rõ hơn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng vùng lãnh thổ, từng ngành, địa phương, trong từng dự án, với tầm nhìn dài hạn. Ở tầm chiến lược, chúng ta cũng cần nhận thức rõ vấn đề an ninh môi trường của nước ta trước những đe dọa nghiêm trọng bởi các yếu tố như: Biến đổi khí hậu; sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng; những mâu thuẫn phát sinh trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên; cũng như vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới và sự xâm hại của sinh vật ngoại lai. Ngoài ra, nguồn nước của các dòng sông lớn bị khống chế từ nước ngoài, mức độ ô nhiễm các dòng sông tăng nhanh,... đều tác động đến an ninh nguồn nước và hậu quả chưa thể lường hết được. Vì vậy, an ninh môi trường nếu không được xử lý thỏa đáng sẽ gây tác động xấu đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm là, cần làm sâu sắc hơn và cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình "tăng trưởng xanh" đã được đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế xanh. Những bài học về xây dựng nền “kinh tế xanh” của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển rất có giá trị để chúng ta tham khảo. Việt Nam là nước đã sớm xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Tới đây, cần sớm xây dựng Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, theo hướng thích ứng để sống chung với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống, an sinh của nhân dân. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng ngập mặn; hạn chế đến mức thấp nhất việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng; đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hóa đất và sa mạc hóa đất đai. Nghiêm cấm triệt để việc săn bắt chim, thú trong danh mục cần bảo vệ; ngăn chặn nạn sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi thủy, hải sản; quy hoạch phát triển các khu bảo tồn biển và bảo tồn đất ngập nước.
Sáu là, đẩy mạnh cơ chế kinh tế hóa, chuyển đổi quyết liệt cơ chế nặng về "bao cấp", "xin - cho" trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sang cơ chế thị trường, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao hơn nữa sự đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường trong nền kinh tế quốc dân. Tài nguyên thiên nhiên chỉ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước khi chúng ta có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững. Khuyến khích đầu tư vào những ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế đầu tư vào các ngành tiêu hao nhiều năng lượng, không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |