Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy phát biểu cảm nghĩ khi nghe bài hát "Lên đàng"

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14.079
35
38
Hoa Từ Vũ
06/11/2017 20:22:39

BÀI HÁT "LÊN ĐÀNG" CỦA NHẠC SĨ LƯU HỮU PHƯỚC

Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng...

Từ lâu, "Lên đàng" đã trở thành một trong những ca khúc truyền thống của tuổi trẻ việt nam, giai điệu hào hùng của bài hát đã khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, làm sục sôi bầu nhiệt huyết của nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam, thể hiện khát vọng được xả thân, cống hiến vì Tổ quốc của tuổi trẻ.

Hoàn cảnh ra đời bài hát: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác "Lên đàng" vào năm 1944, trong hoàn cảnh dân tộc ta đang rên xiết lâm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp và Phát xít Nhật, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, phong trào cách mạng của các tầng lớp Nhân dân lên cao, đặc biệt là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên và thanh niên thành thị. Lưu Hữu Phước khi ấy đang là một thủ lĩnh chủ chốt của phong trào thanh niên và sinh viên Nam bộ, ông từng viết nhiều ca khúc nhằm hun đúc, cỗ vũ tinh thần dân tộc, thức tỉnh thanh niên, sinh viên Việt Nam, động viên họ tham gia các phong trào, đoàn thể cách mạng, sẵn sàng "tiến lên đáp lời sông núi" khi Tổ quốc cần. Lưu Hữu Phước sớm tham gia mặt trận Việt Minh và được tổ chức tin tưởng giao nhiệm vụ vào Nam tham gia vận động cách mạng trong không khí phong trào học sinh sinh viên đang phát triển rầm rộ trên toàn quốc. Trong thời gian này, Lưu Hữu Phước và các bạn cùng hoạt động với ông đã sáng tác nhiều bài hát để kịp thời phục vụ và cổ vũ phong trào như: Xếp bút nghiên, Mau vào Nam, gieo ánh sáng,... và đặc biệt là ca khúc "Lên đàng".

Trong cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám, ngày 23/8/1945, tại Sài Gòn diễn ra nhiều cuộc biểu tình rầm rộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, ca khúc "Lên đàng" được các bạn sinh viên, thanh niên hát vang trong nhiều cuộc mít tinh, biểu tình biểu dương lực lượng giành chính quyền. Cách mạng thành công, các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đã tổ chức phổ biến ca khúc trên phạm vi toàn quốc, "Lên đàng" được đông đảo thanh niên, sinh viên đón nhận, bài hát được cất lên trong nhiều cuộc hội họp, các hoạt động cách mạng ủng hộ phong trào Việt Minh và chính phủ mới.

Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, "Lên đàng" tiếp tục được các chiến sĩ Việt Minh đã "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu" ca vang trong các cuộc hành quân Nam tiến và tiếp thêm khí thế cho các chiến sĩ tự vệ Nam Bộ.

Cùng với Thanh niên hành khúc, dậy mà đi, xếp bút nghiên... Lên đàng luôn giữ vị trí là ca khúc chủ đạo trong phong trào thanh niên, sinh viên trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì, bởi đây là bài hát không thể hiện rõ ràng bất kì quan điểm chính trị nào, chính quyền tay sai không có cớ để cấm đoán. Lên đàng có thể xem là một ca khúc tiêu biểu đã đồng hành trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, xứng đáng là bài hát truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam

Trong thời đại của chúng ta hiện nay, "Lên đàng" vẫn còn vẹn nguyên giá trị, cỗ vũ mạnh mẽ tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay cùng "nguyện đồng lòng, điểm tô non sông, ra sức anh tài" không ngại khó, ngại khổ, chẳng "nề chi chông gai", cùng hướng "nhìn tương lai huy hoàng", "nhìn non sông tưng bừng" để tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của đất nước, đồng thời nhắc nhở các thể hệ hôm nay và mai sau phải "ghi sâu trong lòng đời hy sinh anh hùng" của các thế hệ cha anh, kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng 
Kiếm nguồn tươi sáng 
Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông 
Từ nay ra sức anh tài 
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng 
Ta người Việt Nam 
Nhìn tương lai huy hoàng 
Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang
Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời 
Tâm hồn phơi phới 
Mau nhìn hoàn cầu, khắp trông năm châu 
Cùng nhau tung chí anh hào 
Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng 
Ta người Việt Nam 
Nhìn non sông tưng bừng 
Đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai
Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng 
Kết đoàn hùng tráng 
Danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng 
Đồng tâm noi dấu anh hùng 
Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần 
Khuôn phò nhà Nam 
Đoàn ta ghi trong lòng đời hy sinh anh hùng 
Nhin non sông thẳng xông

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
26
20
Cacii
12/11/2017 08:12:12
1. Tập đọc nhạc: TĐN số 4:
Đồ rê mi pha son la si đố là si đố lá son son pha lá rề pha mi son đồ mí rê phá sì rế đô .
48
20
Cacii
12/11/2017 08:14:28
2. Em hãy phát biểu cảm nghĩ khi nghe bài hát "Lên đàng"
- Trong cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám, ngày 23/8/1945, tại Sài Gòn diễn ra nhiều cuộc biểu tình rầm rộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, ca khúc "Lên đàng" được các bạn sinh viên, thanh niên hát vang trong nhiều cuộc mít tinh, biểu tình biểu dương lực lượng giành chính quyền. Cách mạng thành công, các đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đã tổ chức phổ biến ca khúc trên phạm vi toàn quốc, "Lên đàng" được đông đảo thanh niên, sinh viên đón nhận, bài hát được cất lên trong nhiều cuộc hội họp, các hoạt động cách mạng ủng hộ phong trào Việt Minh và chính phủ mới.

Trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược, "Lên đàng" tiếp tục được các chiến sĩ Việt Minh đã "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu" ca vang trong các cuộc hành quân Nam tiến và tiếp thêm khí thế cho các chiến sĩ tự vệ Nam Bộ.

Cùng với Thanh niên hành khúc, dậy mà đi, xếp bút nghiên... Lên đàng luôn giữ vị trí là ca khúc chủ đạo trong phong trào thanh niên, sinh viên trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kì, bởi đây là bài hát không thể hiện rõ ràng bất kì quan điểm chính trị nào, chính quyền tay sai không có cớ để cấm đoán. Lên đàng có thể xem là một ca khúc tiêu biểu đã đồng hành trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, xứng đáng là bài hát truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam

Trong thời đại của chúng ta hiện nay, "Lên đàng" vẫn còn vẹn nguyên giá trị, cỗ vũ mạnh mẽ tinh thần của thế hệ trẻ hiện nay cùng "nguyện đồng lòng, điểm tô non sông, ra sức anh tài" không ngại khó, ngại khổ, chẳng "nề chi chông gai", cùng hướng "nhìn tương lai huy hoàng", "nhìn non sông tưng bừng" để tin tưởng vào ngày mai tươi sáng của đất nước, đồng thời nhắc nhở các thể hệ hôm nay và mai sau phải "ghi sâu trong lòng đời hy sinh anh hùng" của các thế hệ cha anh, kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11
27
NoName.348619
24/10/2018 21:24:51
Ý nghĩa bài hát Lên Đàng
9
25
NoName.348658
24/10/2018 22:00:17
Cảm ơn nghen
69
8
Ji Yoong
30/11/2018 21:57:26
Bài hát Lên đàng biểu hiện một khí thế hào hùng, một lời kêu gọi mạnh mẽ như thúc giục thế hệ trẻ lên đường tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×