LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy thuyết minh về nghề làm chiếu trên quê hương

hãy viết thuyết minh về tác phẩm bài văn đại tá bình ngô của nguyễn trãi
hãy viết bài văn  thuyết minh về lễ hội đền trần thái bình
e hãy thuyết minh về nghề làm chiếu trên quê hương
viết bài văn thuyết minh về tác giả nguyễn trãi

 
6 trả lời
Hỏi chi tiết
7.781
9
6
....^_^....
27/02/2018 21:07:53
Thuyết minh về nghề làm chiếu
Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quáng Nam có từ khá lâu đời cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong "Phú biên tạp lực của Lê Ọuý Đôn có ghi:... Xã Hòa Sơn, huvện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hàng năm trước ngày mồng một tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miến lớn 25 đôi, chiếu miến nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi. chiếu nho dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi. chiếu thảm cạp lục huyền một đôi, cộng năm mươi ba đôi lại các hạng chiểu trơn phát ở cộng đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi"...
Ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch. Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai rõ. Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghe chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn Thanh Hóa đưa vào.
Nhân dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhưng nguồn sống chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại cỏ nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng, Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nho bán đắt tiều hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiêu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ưng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trăng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng,... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tuỳ màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa. Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khô dệt ngồi trêu và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khô dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. Có thể nói người cầm cái khố dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khô và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa. ở giữa là chữ Thọ. dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn... hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần. hoa văn nổi cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chi có hoa ở một mặt trên.
Một công phu của nghề dệt chiếu ở đây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền... Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ dược một đôi rưữi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đó là chiếu hoa hay chiếu trơn, khổ rộng hay khổ hẹp. Chiếu dệt xong đem trãi khắp sân: khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên. Quảng Trị bán. Nếu thị trường Ọuảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê cũng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cẩm Nê vẫn là một trong những sản phẩm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân cả nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
1
....^_^....
27/02/2018 21:08:33
thuyết minh về tác giả nguyễn trãi
Nguyễn Trãi là người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha, là nhà quân sự tài ba, là nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Nguyễn Trãi đúng là một đại văn hào của dân tộc, có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc nhưng lại là người chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai,sinh năm 1380 và mất năm 1442, quê ở Nhị Kê ( Hà Tây ), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, là người có xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Ông là người thông minh từ nhỏ, rất chịu khó học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. Cuộc đời của Nguyễn Trãi trải qua rất nhiều thăng trầm, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khánh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha. Sau đó ông đã trở về và làm nên chiến thắng cho dân tộc vào 10 năm sau đó.
Sau khi đất nước trở lại yên bình, chán ngán với chốn quan trường, ông đã xin về ở ẩn. Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn. Ông đã giúp vua rất nhiều trong việc trị vì đất nước. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp thì nhà vua chết đột ngột, bọn gian thần vu cho ông âm mưu giết vua, khép tội chu vi tam tộc 1442. Nguyễn Trãi và dòng tộc đã phải mang nỗi oan nghiệt đó suốt 20 năm và đến năm 1464 Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi, ban chiếu truy tìm hậu duệ còn xót lại của Nguyễn Trãi và ban cho chức quan.
Không chỉ có vậy, Nguyễn Trãi còn để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Sau khi bị dính vào nghi án giết vua, nhiều tác phẩm tác phẩm của ông từng bị ra lệnh tiêu hủy. Sau nhiều năm, những tác phẩm giá trị ấy mới được sưu tầmÔng đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có ” Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.
“Bình ngô đại cáo ” là áng ” thiên cổ hùng văn ” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà… Về lục sử có ”Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ” Dư địa chí ” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Về văn học, Nguyễn Trải có ”Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập”. "Quốc Âm thi tập ” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.
Thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Ông luôn một lòng suy nghĩ, tìm cách để đem lại sự yên bình cho dân. Ông yêu thiên nhiên và coi thiên nhiên là bầu bạn của mình.
Ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.
Nguyễn Trãi đúng là một danh nhân lẫy lừng của dân tộc, ông tạo nền tảng cho văn học nước nhà, có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Ông là người đã dành hết cuộc đời mình để lo cho dân cho nước. Ghi nhớ công lao của Nguyễn Trãi, năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
2
1
Huyền Thu
27/02/2018 21:08:34
viết bài văn thuyết minh về tác giả nguyễn trãi
Nguyễn Trãi là người tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước thiết tha, là nhà quân sự tài ba, là nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Nguyễn Trãi đúng là một đại văn hào của dân tộc, có nhiều đóng góp lớn cho dân tộc nhưng lại là người chịu nhiều bất hạnh oan uổng nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai,sinh năm 1380 và mất năm 1442, quê ở Nhị Kê ( Hà Tây ), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái, cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, là người có xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Ông là người thông minh từ nhỏ, rất chịu khó học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. Cuộc đời của Nguyễn Trãi trải qua rất nhiều thăng trầm, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khánh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha. Sau đó ông đã trở về và làm nên chiến thắng cho dân tộc vào 10 năm sau đó.
Sau khi đất nước trở lại yên bình, chán ngán với chốn quan trường, ông đã xin về ở ẩn. Đến năm 1440 Lê Thái Tông mời ông ra giao việc lớn. Ông đã giúp vua rất nhiều trong việc trị vì đất nước. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp thì nhà vua chết đột ngột, bọn gian thần vu cho ông âm mưu giết vua, khép tội chu vi tam tộc 1442. Nguyễn Trãi và dòng tộc đã phải mang nỗi oan nghiệt đó suốt 20 năm và đến năm 1464 Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi, ban chiếu truy tìm hậu duệ còn xót lại của Nguyễn Trãi và ban cho chức quan.
Không chỉ có vậy, Nguyễn Trãi còn để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm có giá trị. Sau khi bị dính vào nghi án giết vua, nhiều tác phẩm tác phẩm của ông từng bị ra lệnh tiêu hủy. Sau nhiều năm, những tác phẩm giá trị ấy mới được sưu tầmÔng đã để lại cho kho tàng văn học nhiều tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có ” Quân trung từ mệnh tập” gồm những thư từ và giấy tờ giao thiệp với giặc Minh và triều đình nhà Lê.
“Bình ngô đại cáo ” là áng ” thiên cổ hùng văn ” trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh và mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà… Về lục sử có ”Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và ” Dư địa chí ” viết về địa lý nước ta lúc bấy giờ. Về văn học, Nguyễn Trải có ”Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập”. "Quốc Âm thi tập ” được viết bằng chữ nôm, đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca Tiếng Việt.
Thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên, nổi bật trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Ông luôn một lòng suy nghĩ, tìm cách để đem lại sự yên bình cho dân. Ông yêu thiên nhiên và coi thiên nhiên là bầu bạn của mình.
Ông để lại nhiều tác phẩm thơ chữ Hán với thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trữ tình, trí tuệ, vừa hào hùng, lãng mạn. Về thơ Nôm, Nguyễn Trãi là người tiên phong và để lại những bài thơ giàu trì tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng ngôn ngữ tinh luyện trong sáng, đăng đối một cách cổ điển. Nguyễn Trãi là nhà thơ đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, ông cũng là người đã sáng tạo hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn, một hình thức khác với Đường Luật. Có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến.
Nguyễn Trãi đúng là một danh nhân lẫy lừng của dân tộc, ông tạo nền tảng cho văn học nước nhà, có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Ông là người đã dành hết cuộc đời mình để lo cho dân cho nước. Ghi nhớ công lao của Nguyễn Trãi, năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
1
0
....^_^....
27/02/2018 21:09:13
thuyết minh về tác phẩm bài văn đại cáo bình ngô của nguyễn trãi
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ‎ Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
1
3
Huyền Thu
27/02/2018 21:09:13
Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:
Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.
Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
3
3
mỹ hoa
27/02/2018 21:09:50
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Cái chiếu là một vật dụng giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao.
- Là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc vợ chồng, hay dùng để chúc thọ theo từng loại và cách trang trí cho chiếu.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quảng Nam có từ kha dời, cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên.
- Ở Ọuảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch.
- Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghề chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn - Thanh Hoá đưa vào.
2. Cách làm
- Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng.
- Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa.
- Chiếu dệt xong đem phơi Hẩng, vừa để cho lá chiếu trang sáng bóng, vừa cho khô giòn những dầu thừa ra trên mặt lá chiếu của sợi lát, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đút hết.
- Loại chiếu hoa ở cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nên như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ.
- Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng,... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi.
- Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt.
- Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa.
- Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo.
- Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khổ dệt ngồi trên và giữa mặt cửi đay.
- Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khổ dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cái ba cài hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu, có thể nói người cầm cái khổ dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu.
- Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khổ và mùi thoi của mình.
- Thường thường trên một chiếc chiếu hoa, ở giữa là chữ Thợ, dùng trải ở đình ang, các phản nhà lớn... hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhà hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần, hoa văn nối cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chỉ có hoa ở một mặt trên.
- Một công phu cùa nghề dột chiếu ở dây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền... Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già đè làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ được một đôi rưỡi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đỏ là chiêu hoa hay chiếu trơn, khố rộng hay khổ hụp.
- Chiếu dệt xong đem trải khắp sân; khắp vườn, phoi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khôi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
- Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên, Quáng Trị bán. Nếu thị trường Quảng Trị ưa thích chiếu cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử làng chiếu Cẩm Nê cùng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cầm Nê vẫn là một trong những sản phấm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân ca nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.
III. KẾT BÀI
- Một vật dụng rất lắm ích dối với con người.
- Để làm được một cái chiếu đòi hỏi lảm công phu cùa người thợ. Vì vậy, chúng ta cần phải trân trọng và gìn gìn.
bài văn;
Nếu trở lại trang sử xưa, nghề dệt chiếu ở vùng Quáng Nam có từ khá lâu đời cùng thời với nghề chiếu ở Quảng Bình và Thừa Thiên. Trong "Phú biên tạp lực của Lê Ọuý Đôn có ghi:... Xã Hòa Sơn, huvện Tân Phúc, phủ Điện Bàn nộp chiếu hoa thay cho sưu lính, hàng năm trước ngày mồng một tết, dinh Quảng Nam thu chiếu miến lớn 25 đôi, chiếu miến nhỏ năm đôi, chiếu thảm tám đôi, chiếu phản dài tám đôi, chiếu phản ngắn một đôi. chiếu nho dày bốn đôi, chiếu cầu trơn trải ở Văn Miếu một đôi. chiếu thảm cạp lục huyền một đôi, cộng năm mươi ba đôi lại các hạng chiểu trơn phát ở cộng đường phủ và các chùa miếu xứ ấy là 75 đôi"...
Ở Quảng Nam có hai làng làm nghề dệt chiếu nổi tiếng. Ngoài làng Cẩm Nê còn có làng Bàn Thạch. Nhưng làng nào có nghề dệt chiếu trước thì cho đến nay cũng chưa ai rõ. Nhưng về nguồn gốc nghề chiếu ở vùng này, khi đến Cẩm Nê gặp các cụ cao tuổi hỏi chuyện, thì các cụ có kể lại rằng: Câu chuyện truyền miệng từ xa xưa cho tới đời các cụ thì nghc chiếu của vùng này gốc tích từ vùng Nga Sơn Thanh Hóa đưa vào.
Nhân dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhưng nguồn sống chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại cỏ nghề dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu như đay, lác phái đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng, Cẩm Nê dệt nhiều loại chiếu, khổ rộng, khổ hẹp, dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Chiếu trơn là loại chiếu để nguyên sợi màu trắng không nhuộm màu. Chiếu trơn dệt loại lác dài không chắp, sợi nho bán đắt tiều hơn loại dệt lác chắp, dệt hai sợi lác ngắn tiếp nối nhau. Loại chiêu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ưng màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu trăng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc phạt cho đứt hết.
Loại chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm phẩm, màu sắc tuỳ theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng,... Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tuỳ màu phẩm và độ pha chế đậm nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô được đem dệt chiếu hoa. Dệt chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài việc chọn và nhuộm sợi lác công phu còn phải dùng sợi đay mắc canh cửi thật khéo léo. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi chạm khô (go) dệt sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công phu nữa là người cầm khô dệt ngồi trêu và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ Thọ, chữ Song Hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khô dệt đồng thời các ngón tay phải điều khiển các sợi đanh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo nên hoa trên mặt chiếu. Có thể nói người cầm cái khố dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển cái khô và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa. ở giữa là chữ Thọ. dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn... hoặc chữ Song Hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hoà. Chiếu hoa dệt lát nhuộm sần. hoa văn nổi cả hai mặt chiếu, một mặt chính một mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chi có hoa ở một mặt trên.
Một công phu của nghề dệt chiếu ở đây nữa là chọn cây để làm khố (go) và thoi dệt. Phải chọn loại cây nào thật thẳng, nhẹ và bền... Vùng Cẩm Nê, người ta thường dùng cây cau già để làm go và thoi dệt.
Hai người, một người giữ khổ, một người cầm thoi, dệt liên tục trong mười tiếng đồng hồ dược một đôi rưữi hoặc hai đôi chiếu, tùy loại đó là chiếu hoa hay chiếu trơn, khổ rộng hay khổ hẹp. Chiếu dệt xong đem trãi khắp sân: khắp vườn, phơi để cho chiếu nguội và hoàn tất một phần việc cuối cùng: ghim các đầu dây đay để cho các sợi lác hai đầu chiếu khỏi bung ra. Công việc này cũng phải khéo tay và có cặp mắt mỹ thuật, không thì chiếc chiếu sẽ lệch.
Ngoài những loại chiếu người ta đặt dệt hoặc chiếu thường để bán quanh vùng, trong làng có một số người mua sỉ chiếu để dồn lại và đóng gói từng bó mười đôi một, thuê ghe bầu hoặc tàu hỏa chở ra vùng Thừa Thiên. Quảng Trị bán. Nếu thị trường Ọuảng Trị ưa thích chiếu Cẩm Nê trơn, thì thị trường Thừa Thiên, nhất là Huế lại thích dùng chiếu hoa có chữ Thọ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng chiếu Cẩm Nê cũng bao phen lận đận với nghề. Tuy nhiên, đến nay, nhờ những đôi bàn tay khéo léo, đức tính cần cù và sự sáng tạo của người dân Hòa Tiến, làng chiếu Cẩm Nê vẫn ngày một phát triển và sản phẩm chiếu cẩm Nê vẫn là một trong những sản phẩm được người dân miền Trung nói riêng, nhân dân cả nước nói chung rất ưa chuộng, tin dùng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư