Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du? Em hãy trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục?

Câu 1: Em hãy trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Du?
Câu 2: Em hãy trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục?
Câu 3: Em hãy trình bày hiểu biết của em về phong trào chống thuế ở Trung Kì?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
715
0
0
Nguyenhoanganhtu
22/04/2019 21:53:54
  • Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy Tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
  • Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.
  1. Bài học học rút ra từ phong trào Đông Du
  • Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” không thể dựa vào đế quốc để đánh đế quốc được.
  • Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ hỗ trợ quốc tế chân chính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyenhoanganhtu
22/04/2019 21:58:26
  1. Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.
  2. ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi.
  3. Do có cùng chí hướng và nhận thức, lại tiếp thu trào lưu duy tân từ Nhật Bản, Trung Quốc và tư tưởng tiên tiến của hai nhà đại cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, nên họ đã tự tìm đến với nhau họp bàn và nhất trí chủ trương noi gương Nhật Bản, trước hết mở trường dạy cho đông đảo đồng bào các kiến thức cần thiết nhất để làm cho dân giàu nước mạnh, cuối cùng tiến tới mưu đồ sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai cụ Phan có liên hệ chặt chẽ với nhóm này. Do từng thăm trường Khánh ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku, lập năm 1868) của Fukuzawa Yukichi ở Tokyo nên hai cụ rất hiểu tác dụng của giáo dục quốc dân đối với việc thực hiện “quốc phú binh cường” (nước giàu, quân mạnh) ở nước Nhật. Vì thế các cụ đã gợi ý nhóm sĩ phu nói trên lập ra ĐKNT.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo