Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy trình bày về cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến và sự bùng nổ phong trào Cần Vương?

10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.170
5
4
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 10:44:01
Câu 3:
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.
Ý nghĩa và khái quát phong trào
Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1895.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 10:44:38
Câu 2:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…
8
8
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 10:47:16
Câu 1 ;
- Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 -1885
  • Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
  • Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
  • Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
7
3
Nguyễn Trần Thành ...
04/05/2018 10:47:26
Câu 1:
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh), mạnh tay hành động.
Họ phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi), trừ khử những người không cùng chứng kiến, bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, thiết lập bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
Trong khi viên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Đờ Cuốc-xi đang tổ chức yến tiệc tại tòa Khâm sứ Pháp ở Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Rạng sáng 5-7, quân Pháp phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.
Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.
0
6
Cute Mai's
04/05/2018 10:47:58
Câu 1
Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
- Nguyên nhân:
+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
- Diễn biến:
+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.
+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.
- Kết quả:
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh )
2
3
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 10:52:44
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị )
- Ngày 13 - 7 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu " Cần Vương ", kêu gọi văn thân , sĩ phu và nhân dân giúp vua đánh Pháp.
- Phong trào bùng nổ lan rộng khắp cả nước.
- Diễn biến : chia làm 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1885 - 1888 : bùng nổ và lan rộng khắp cả nước
+ Giai đoạn 1888 - 1896 : quy tụ dưới các cuộc khởi nghĩa ở Trung kỳ và Băc kỳ.
1
2
Nguyễn Tấn Hiếu
04/05/2018 10:55:08
Câu 3 : những nét khái quát :
Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó. một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào cần vương, về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn : 1885 - 1888 và 1888 - 1896. ở giai đoạn 1885 - 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
Tháng 11 - 1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi).
Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.
2
3
Quỳnh Anh Đỗ
04/05/2018 12:20:57
C1:
- Nguyên nhân:
+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
- Diễn biến:
+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.
+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.
- Kết quả:
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh).
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
04/05/2018 12:24:00
C2:
Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Nông nghiệp sa sút. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc.Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp bị đình đốn; xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn , làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này. Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835).
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
04/05/2018 12:29:18
C3: Nét khái quát:
- Thời gian : 1885 – 1896 (11 năm)
- Qui mô và phạm vi hoạt động : Rộng khắp từ cực Nam Trung Bộ đến các tỉnh biên giới phía Bắc nhưng mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết chặt chẽ...
- Mục tiêu đấu tranh : Đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai phong kiến; khôi phục lại vương triều phong kiến.
- Tính chất : Chủ nghĩa yêu nước theo lập trường phong kiến.
- Hình thức đấu tranh : Khởi nghĩa vũ trang
- Tầng lớp lãnh đạo : Triều đình phong kiến lưu vong (Vua Hàm Nghi); Các sĩ phu văn thân.
- Lực lượng tham gia : Sĩ phu văn thân và đông đảo nông dân, các dân tộc người thiểu số.
- Phong trào tiêu biểu : Bãi Sậy; Ba Đình; Hùng Lĩnh; Hương Khê
- Kết quả : Thất bại: còn cục bộ, lẻ tẻ, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
- Ý nghĩa : Chứng tỏ sự khủng hoảng của đường lới cứu nước theo ý thức hệ phong kiến. Dọn đường cho những cuộc vận động cách mạng mới vào đầu thế kỉ XX.
- Ưu điểm
+ Nổ ra kịp thời, sôi nổi vì một động cơ chung là đánh Pháp và cứu tổ quốc.
+ Qui mô rộng lớn, lực lượng tham gia đồn đảo.
+ Nghĩa quân biết lợi dụng những điều kiện địa lý hiểm yếu và dùng chiến thuật du kích để đối phó với một lực lượng mạnh hơn.
- Nhược điểm
+ Thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất.
+ Hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ.
+ Thiếu một lực lượng lãnh đạo kiên định, tiên tiến dẫn đường nên chưa thúc đẩy, động viên và khai thác triệt để sự ủng hộ của nhân dân.
+ Trong thành phần lãnh đạo có nhiểu trung kiên nhưng cũng khá phức tạp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×