LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết đoạn văn về tình yêu tuổi mới lớn

5 trả lời
Hỏi chi tiết
16.050
30
10
Giang Hương
20/03/2017 17:14:57
Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành, dạy dỗ chúng ta nên người. Đã có không biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các bạn khác giới. Đã có không biết bao nhiêu teen phải ngồi nhà nghe thuyết giáo khi cha mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè. Đặc biệt còn có những teen thê thảm hơn khi bị bố mẹ kiểm soát cả việc kết bạn, đi chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
7
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/03/2017 17:15:47
1. Mở bài:
* Dẫn dắt vào vấn đề (qua thơ, lời bài hát, những câu danh ngôn,..)
* Nêu vấn đề: Tình yêu ở tuổi học trò – nên hay không nên ?

2. Thân bài:
a. Giải thích: 
* Tình yêu là gì? – tình cảm nam nữ; rung động của trái tim; là sự yêu mến, đồng cảm, sẻ chia của con người với con người.
* Tuổi học trò là gì? – lứa tuổi từ 18 đổ lại, ngày ngày cắp sách tới trường, là tuổi có nhiều biến đổi tâm lí, chưa nhận thức tốt.
=> Tình yêu tuổi học trò là rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp và ý nghĩa của nam nữ học sinh.
b. Phân tích
* Tình yêu học trò là không nên nếu không biết yêu vì:
– Ảnh hưởng đến việc học
– Chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực
– Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông,…
– Biểu hiện tình yêu quá đà, vượt giới hạn
=> Tiểu kết: Tình yêu tuổi học trò không tốt nếu không biết yêu.
* Tình yêu học trò là nên nếu biết yêu vì:
– Là tình cảm đầu đời trong sáng, đẹp đẽ.
– Là động lực học tập
– Là trải nghiệm, bài học đầu đời
– Giúp cuộc sống tươi đẹp, lạc quan
c. Bài học
* Tình yêu ở tuổi học trò nên – không nên phụ thuộc vào cách yêu, nhận thức mỗi con người.
* Thế nào gọi là “biết yêu”
– Chọn lựa đối tượng, cân nhắc kĩ càng.
– Lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân.
– Tình yêu phù hợp với lứa tuổi, đạo đức, khuôn phép xã hội.

3. Kết bài: 
* Kết lại vấn đề vừa nghị luận
* Mở rộng và nâng cao vấn đề
19
11
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/03/2017 17:16:14
- Tuổi học trò là tuổi hồn nhiên, trong sáng, được học hành, rèn luyện và vùi chơi. Ở bậc Trung học phổ thông, học sinh đã chuẩn bị bước vào đời với biết bao dự định: Chọn trường đại học nào để học tập, rèn nghề cho công việc lập nghiệp ngày mai? Tương lai có thể được làm những việc mà mình yêu thích?... Đó là những câu hỏi mà nhiều học sinh thường tự đặt ra cho mình, với hình dung bước đầu về những tháng năm phía trước. Tuy nhiên, ở tuổi này, có không ít học sinh gặp những vấn đề không dễ giải quyết: nảy sinh một thứ tình cảm đặc biệt đối với một người khác giới mà bấy lâu nay vẫn tưởng mãi mãi chỉ là bạn bè. Thứ tình cảm đặc biệt, lạ lẫm ấy chính là tình yêu. Vướng vào tình yêu, nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng lúng túng, không biết phải giải quyết thế nào.

- Tình yêu là thứ tình cảm kì diệu, đẹp đẽ của con người. Xuất phát từ sự chân thành, tự nhiên, tình yêu tuổi học trò cũng rất đáng được tôn trọng. Người trong cuộc phải biết gìn giữ để tình yêu đó không bị chi phối bởi những dục vọng tầm thường, không làm tổn hại thanh danh của người mình yêu, và nhất là không cản trở việc học tập và phấn đấu của bản thân. Người có bản lĩnh, biết kiểm soát tình cảm của mình bằng lí trí tỉnh táo, có thể biến tình yêu thành một động lực mạnh mẽ, thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua những khó khăn, thách thức. Đã từng có những đôi lứa biết vun đắp tình yêu của mình từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, để sau này cùng nhau xây dựng một mái ấm gia đình, và họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Ngược lại, có những người vì đã không làm chủ được bản thân, bị lôi cuốn bởi tình cảm thái quá, tự gây nên những hệ luỵ tiêu cực, dẫn đến tình trạng sớm nếm mùi bất hạnh. Những thương tổn đầu đời ấy thường để lại hậu quả nghiêm trọng về sau. Học sinh cần có sự hiểu biết để không biến tình yêu thành một cuộc phiêu lưu.

- Với học sinh, phải xác định nhiệm vụ trọng tâm là học tập và rèn luyện để vào đời bằng trí tuệ, tri thức và kĩ năng sống vững vàng. Muốn vậy, phải biết kiểm soát, kiềm chế tình cảm của mình, nhất là tình yêu. Nhiều lúc gặp rắc rối về tình cảm, bản thân không thể tự giải quyết, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm và có trách nhiệm để có được sự chỉ bảo cần thiết, cần hiểu rằng, đích đến của tình yêu là hôn nhân, gắn liền với nó là trách nhiệm nặng nề. Đó là điều quá xa xôi đối với những học sinh chưa rời ghế nhà trường. Ở tuổi vị thành niên, gánh nặng gia đình sẽ là chuyện quá sức. Làm sao đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chăm sóc, nuôi dạy con cái? Làm sao có nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của các thành viên trong một gia đình? Làm sao có thể tiếp tục học hành để có được nghề nghiệp và vị trí trong xã hội? Đó là những vấn đề mà khi yêu, không học sinh nào tính đến, nhưng khi đã dấn sâu vào thì phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình. Có khi cái giá phải trả quá đắt. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất là phải biết dừng lại đúng mức. Hãy để những rung cảm đầu đời mãi mãi là những kỉ niệm của tuổi học trò.
8
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
20/03/2017 17:16:44
​Nếu tuổi thơ là quãng thời gian êm đềm nhất và nếu tuổi già là quãng thời gian bình yên nhất thì tuổi học trò lại là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, sôi nổi nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nó đã tồn tại trong tâm hồn con người với những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất như tình thầy trò, tình bạn bè… Nếu chỉ có vậy và mãi mãi như vậy thì tuổi học trò sẽ đẹp biết bao nhiêu nhưng xã hội hiện đại đã mang cả một thứ tình cảm không nên có vào trong tuổi học trò đó là Tình yêu. Và từ đó, tuổi học trò có lẽ đã không còn sự vô tư, hồn nhiên, trong sáng vốn có khi cùng một lúc tình bạn và tình yêu đều xuất hiện trong tâm hồn còn quá ngây thơ, trong những khối óc còn quá non trẻ.

​Tình yêu là một trong những thứ tình cảm cao đẹp và thiêng liêng nhất trong tâm hồn con người. Nó cũng là thứ tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống và tất nhiên nó cũng đem lại cho con người một nguồn lực dồi dào. Nhưng tình yêu chỉ mang ý nghĩa thực sự khi đặt trong môi trường của những con người ít nhiều đã tiếp xúc với cuộc sống bề bộn hàng ngày còn trong học đường nó có thể gây nên rất nhiều những hậu quả không thể lường trước được.

Nhưng hậu quả của tình yêu tuổi học trò đã khiến nhiều người phải suy nghĩ và cũng là một vấn đề cần bàn bạc. Hiện nay có không ít những quan niệm khác nhau về tình yêu học đường. Có lẽ hơn ai hết, chính bản thân những đôi nam – nữ đang yêu cũng nhận thức và hiểu rõ được yêu khi đang ngồi trên ghế nhà trường là không nên. Nhưng họ cũng có thể có rất nhiều cách để biện hộ cho sự vượt quá giới hạn của mình trong tình cảm. Theo họ, tình yêu có thể là một động lực giúp họ phấn đấu trong học tập. Bởi khi yêu, người ta cần phải chứng tỏ khả năng của mình trong mắt người kia và vượt trội trong học tập cũng là một trong những cách tốt nhất để chứng tỏ mình. Cũng có thể, với những người trong cuộc, tình yêu là một sự phát triển tất yếu và cần thiết cho sự phát triển tinh thần. Không có được tình yêu trong tuổi học trò là đánh mất cung bậc tình cảm trong tâm hồn. Thậm chí, còn có người cho rằng: Tình yêu tuổi học trò là phương thức tốt nhất để chứng tỏ mình trước người khác, nhất là về hình thức bên ngoài.

Với quan niệm ấy những người cùng trang lứa có thể đúng và cũng có thể sai, nhưng với các bậc phụ huynh, thầy cô và xã hội thì hoàn toàn sai lầm. Với những người đi trước, những người đứng vững trong xã hội họ hiểu giá trị tình yêu và họ cũng biết rõ một tình yêu đích thực gần như không thể có trong học đường. Những trái tim khối óc kia còn quá non nớt, những tâm hồn kia còn quá ngây thơ trước tình yêu. Dùng tình yêu để làm động lực vươn lên trong tình yêu ư ? Có thể có nhưng hầu hết những tình cảm vượt quá giới hạn của tình bạn xuất hiện trong tuổi học trò đều chỉ mang lại sự phân tán, mất tập trung trong những công việc khác nhất là việc học tập. Như vậy thì làm sao nó có thể trở thành động lực để vươn lên trong học tập như lý lẽ của những người trong cuộc. Những rung động mà các bạn trẻ gọi là tình yêu thì theo họ đó chỉ là một mắt xích, nhưng bỏ đi mắt xích tình yêu tuổi học trò có thể sẽ gặp chuỗi mắt xích tình yêu trong con người lành mạnh hơn, trong sáng hơn. Còn nếu muốn dùng tình yêu để chứng tỏ mình trước mọi người thì quả là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi tình yêu đơn thuần chỉ là một thứ cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn chứ không thể nào là một phương tiện cho bất cứ mục đích gì. Hơn nữa giá trị đích thực của người học trò là ở tâm hồn và năng lực ( học tập) chứ không phải ở hình thức bề ngoài như nhiều bạn vẫn suy nghĩ.

Đối với xã hội phương Tây, tình yêu học đường có thể sẽ nhìn nhận một cách thoải mái hơn cách sống tự do đối với người phương Tây. Nhưng chúng ta đang sống trong xã hội phương Đông, một xã hội khắt khe hơn trong cách ứng xử tình cảm. Dư luận xã hội luôn phê phán những tình yêu không phù hợp có lẽ sẽ thiếu đi sự cảm thông khi xảy ra một hậu quả nào đó đối với những người trong cuộc. Xã hội phương Đông chưa thể chấp nhận tình yêu trong học đường. Thậm chí những hậu quả của nó nhiều khi được coi là sự sai phạm nghiêm trọng trong đạo đức xã hội.

Thi đàn Việt Nam đã có nhà văn từng thốt lên:

"Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào"

Có lẽ Xuân Diệu cũng có cái lý riêng của một nhà thơ khi viết nên những câu thơ trên, nhưng thật đáng tiếc khi có nhiều bạn học sinh bất chấp lời khuyên răn của bố mẹ, thầy cô, bất chấp búa rìu của dư luận xã hội đã vận dụng câu nói ấy một cách vội vàng thiếu suy nghĩ. Cuộc sống sẽ thật nhàm chán nếu không có tình yêu nhưng điều đó không có nghĩa là tình yêu nhất thiết phải tồn tại trong học đường. Ở lứa tuổi học sinh, ta chưa đủ chín chắn để có thể hiểu được ý nghĩa của một tình yêu thực sự. Vì vậy đôi lúc đó chỉ là sự ngộ nhận tình cảm của mình. Những tình yêu như vậy trong học đường không mang lại bất kỳ một lợi ích nào ngoài việc ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của những người vướng phải. Làm sao có thể tập trung vào học bài khi trí não đang bị chi phối bởi tình cảm, khi toàn bộ sức sáng tạo đều tập trung vào việc làm mình đẹp hơn lên trong mắt người ấy và sẽ còn hàng loạt vấn đề khác nảy sinh khi một người học trò đi vào lĩnh vực tình cảm vượt quá sức mình. Lo lắng khi nhìn thấy người ấy bắt chuyện với một người khác giới, hoang mang khi người ta vô tình vạch ra một khuyết điểm nào đó của mình… Tất cả những vấn đề ấy sẽ mất không ít thời gian và năng lực suy nghĩ của con người.

Không chỉ mang lại trở ngại lớn trong học tập, tình yêu học đường có thể mang đến những hậu quả đau lòng khác. Sự bồng bột, nông nổi của lứa tuổi thiếu niên trong tình yêu dễ khiến người ta có những hành động lệch lạc, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội. Có những sai lầm chỉ một lời xin lỗi là có thể xóa bỏ ngay nhưng cũng có những sai lầm chỉ trong một giây cũng đã khiến người ta trả giá bằng danh dự và đôi khi là cả nhân phẩm. Hậu quả của tình yêu trong học đường không chỉ gây hại cho bản thân những người đang yêu mà còn ảnh hưởng đến gia đình và nhiều người khác. Thử hỏi có bố mẹ nào lại yên lòng khi chứng kiến con cái mình ngày càng đi xuống và có thầy cô giáo nào muốn nhìn thấy học sinh mình phải gánh chịu những hậu quả của thời niên thiếu. Và bạn bè có ai có thể vui vẻ được khi nhìn bạn mình vì một phút bồng bột mà phải rời ghế nhà trường và bước vào thế giới bề bộn của xã hội bên ngoài.

Tình yêu vốn dĩ rất nhạy cảm, tình yêu tuổi học trò lại càng nhạy cảm hơn. Tuổi mới lớn luôn thích những điều mới trong tình yêu. Nó có thể gây ra nhiều tác hại cho bản thân những người đang yêu và cho những người xung quanh. Chính vì vậy, nó thường diễn ra ngoài tầm kiểm soát của gia đình và nhà trường. Nhưng cũng không thể vì thế mà cấm đoán một cách thô bạo, áp dụng những biện pháp ràng buộc tự do để khống chế tình cảm hay la bới, chửi rủa, nhục mạ… Làm như vậy không những không thể mang lại hiệu quả mà còn gây nên những trạng thái tâm lý tiêu cực, càng cấm đoán tình yêu lại càng không thể chấm dứt hẳn. Trước một vấn đề hết sức tế nhị của tình cảm trong tâm hồn của tuổi mới lớn, ta cần phải cư xử hết sức khéo léo dựa trên những quan niệm đúng đắn và nghiêm túc về tình yêu.

Những rung động đầu đời của tuổi học trò không phải là hiếm, nhưng đó đơn thuần chỉ là những rung động thoáng qua chứ không phải là tình yêu như nhiều bạn ngộ nhận. Chính vì vậy biện pháp tốt nhất để ngăn chặn tình yêu trong học đường là giúp những bạn học sinh hiểu rõ được giá trị đích thực của tình yêu chân chính, phải đặt tình yêu ở đâu và khi nào thì phù hợp. Chỉ khi chính người trong cuộc hiểu rõ những tình cảm kia là tình cảm nhất thời thì mới có thể ngăn chặn tận gốc tình yêu tuổi học trò. Cũng có khi tình yêu tuổi học trò lại xuất phát từ tình bạn. Đó là một trong những con đường mà không ít bạn học sinh đã chọn khi đến với tình yêu. Nhưng đó thực ra chỉ là một bước phát triển trong tình bạn. Sự bực bội khi thấy người bạn (khác giới) của mình thân mật với một ai đó không phải là sự ghen tuông của tình yêu mà chỉ là sự phản ứng của tính ích kỷ trong bạn.

Tình yêu dường như đã khá quen thuộc với nhiều đối tượng khi nhắc đến nó. Nhưng để hiểu được giá trị đích thực của tình yêu thì không phải ai cũng hiểu được. Đặc biệt là tình yêu trong học đường mà học sinh cần phải có cái nhìn đúng đắn, sự xem xét kỹ lưỡng để bắt đầu một tình yêu. Hãy mang tình yêu của mình cho người khác một cách chân thành để có thể phát triển một cách lành mạnh và trong sáng.
17
3
Đặng Thị Linh Chi
20/03/2017 17:18:18
Khi ở lứa tuổi vị thành niên, đặc điểm tâm sinh lý của cả con gái và con trai đều phát triển và khác hẳn so với giai đoạn còn nhỏ nhưng lại rất hay thay đổi và bất bình thường, đặc biệt trong một số trường hợp với một số các bạn có thể đây là một giai đoạn sóng gió hay khủng hoảng đầu đời. Những cảm xúc của con người như tình yêu, ghét, không thích, buồn, vui, hoan hỉ, thân mật, lạnh nhạt... rất là khá thất thường, hó có thể đoán trước, như các cụ ta thường nói là "sáng nắng chiều mưa". Các trường hợp xảy ra có khi chỉ là tình bạn hơi thân mật hơn so với một số bạn khác cùng lứa đã ngộ nhận cho đó là tình yêu và gọi đó là "mối tình đầu”; tuy vậy thực tế trong đời sống những đôi lứa có thể chung sống trọn đời với nhau về sau này ít khi xuất phát từ những “mối tình đầu” đó. Từ xưa người ta thường cho tình yêu tuổi học đường thường rất đẹp nhưng cũng rất mong manh, dễ vỡ. Và dù ở thời đại nào mọi người vẫn khẳng định rằng không nên có tình yêu vào tuổi này. Tình yêu tuổi học đường đôi lúc được bắt nguồn từ tình bạn nhưng không phải lúc nào tình bạn cũng là khởi nguồn của tình yêu. Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề rất cần được sự quan tâm khi mà ngày nay sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh, tạp chí, truyện của nước ngoài đã và đang gây ảnh hưởng rất mạnh tới tuổi mới lớn, kèm theo đó là sự tìm hiểu vượt quá giới hạn cho phép một cách thiếu ý thức. Và hậu quả xảy đến là điều tất yếu, là không thể tránh khỏi. Bi kịch xảy ra đối với tuổi học trò là gì - cái tuổi chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần? Nhẹ là sa sút trong học tập, thiếu tập trung trong việc học. Nặng là không ít các bạn gái ở tuổi này trở thành nạn nhân của việc nạo phá thai hay phải bỏ học để trỏ thành những ông bố bà mẹ bất đắc dĩ ở tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”. Những hành động nông nổi, thiếu ý thức, thiếu suy nghĩ dẫn đến những cái kết đau lòng là tự tử, nhảy sông, nạo phá thai ngày càng nhiều. Tóm lại, tình bạn và tình yêu tuổi học đường sẽ rất đẹp, rất trong sáng nếu các bạn biết trân trọng nâng niu và giữ gìn nó đúng mực. Cũng là một học sinh ở lúa tuổi "chanh cốm", tôi và các bạn hãy cùng nhau cố gắng học tập, tìm cho mình những người bạn đích thực để cùng nhau phấn đấu học tập tiến bộ, hãy suy nghĩ thật kĩ để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc trong tình bạn và tình yêu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư