Hiện nay có rất nhiều chương trình đc tổ chức nhằm chung tay bảo vệ tê giác. Tiêu biểu là chg trình"Tê giác – Quyền được sống, nói không với nạn săn bắn". Chương trình có sự tham gia của ca sỹ Hồng Nhung, các Đại sứ tê giác của Tổ chức Wilderness Foundation Africa (WFA), các bạn sinh viên, các chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã và các tổ chức phi chính phủ. Tại đây, các đại biểu đã chia sẻ niềm đam mê, những nỗ lực trong việc bảo vệ tê giác. Theo thống kê, số lượng tê giác trên thế giới đã giảm tới 95% trong vòng 40 năm qua, hiện chỉ còn khoảng 25.000 cá thể tê giác trong tự nhiên. Tại Nam Phi, nơi có tới 80% số tê giác trên trái đất, nhưng có đến 530 con tê giác đã chết trong 6 tháng đầu năm 2017. Con số này tuy có giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái song nạn săn bắt và buôn bán trái phép loài động vật hoang dã này vẫn đang là một thách thức lớn. Buôn lậu sừng tê giác cùng với ngà voi đang là nguồn thu nhập rất lớn cho các nhóm phiến loạn và khủng bố ở châu Phi, gây nên sự bất ổn cho thế giới. Tại Việt Nam, Đại diện Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn (WWF) và Quỹ Bảo tồn tê giác quốc tế (IRF) cũng đã khẳng định tê giác Java một sừng đã tuyệt chủng tại Việt Nam khi cá thể tê giác cuối cùng đã bị giết để lấy sừng vào năm 2010. Việt Nam vẫn là điểm đến của người tiêu dùng và là điểm trung chuyển cho sừng tê giác khi hàng sừng tê giác vẫn bị tịch thu tại cảng và sân bay.