Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu thế nào là ngụ binh ư nông trong cách tổ chức quân đội của nhà Lê?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
362
1
0
SayHaiiamNea ((:
06/05/2019 18:13:56
*Ngụ binh ư nông có nghĩa là Gửi binh ở nông: gửi quân vào nông nghiệp, cho binh lính lao động, sản xuất tại địa phương trong một khoảng thời gian xác định, là chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến ở Việt Nam, áp dụng từ thời nhà Đinh đến thời Lê sơ.
*Nội dung
Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nhà Đinh là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở khu vực Gia Định, miền cực nam Đại Việt, theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp. Họ vừa tham gia chiến đấu vừa được khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấy để tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh.
*Cách thức tuyển binh
Cách thức tuyển binh được áp dụng tuỳ từng giai đoạn và từng loại quân như cấm quân, lộ quân hay phủ quân... Công việc này do các quan võ ở địa phương trực tiếp thực hiện dựa trên sổ hộ tịch mà các xã quan lập ra. Hàng năm các xã quan có trách nhiệm lập sổ hộ tịch, tiến hành kiểm kê dân đinh ở địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, xã quan phân dân sài thành các hạng: tôn thất; quan văn, võ; người hầu hạ; dân lưu xứ; hoàng nam; long lão (người già yếu); người tàn tật. Nhà Lý gọi những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi là hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi là đại hoàng nam. Nhà Trần thì gọi từ 18 đến 20 tuổi là Tiểu hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên là Đại hoàng nam.
Tính quân luật được thực hiện nghiêm ngặt trong việc tuyển binh nhằm tránh hiện tượng khai man, bao che, hối lộ để trốn lính. Ngoài ra triều đình còn thường tiến hành các cuộc thanh tra ở các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời chuẩn bị phòng khi đất nước có chiến tranh. Thời Trần, những người làm gian lận sổ hộ tịch để che giấu dân định bị rất nặng, người đào ngũ có thể bị chặt ngón chân hoặc thậm chí xử tử như tội phản quốc. Các trường hợp miễn quân dịch được quy định cụ thể như: không lấy con trai độc nhất, không lấy con quan từ Bát phẩm trở lên. Do sự chặt chẽ đó nên quân số được huy động vào mỗi đợt chiến tranh không có sự chênh lệch quá lớn giữa số liệu thực tế và trên sổ sách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo