LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em suy nghĩ gì về chủ trương của nhà Lý đối với các Tù Trưởng miền núi và các nước láng giềng?

1/ Em suy nghĩ gì về chủ trương của nhà đối với các Tù Trưởng miền núi và các nước láng giềng ?
2/ Qúa trình thành lập nhà Tiền Lê ? Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàng ?
3/ Nhà được thành lập như thế nào ?
4/ Trình bày cuộc tiến công để phòng vệ của nhà ?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
932
2
0
Trương Kiều Ly
17/10/2018 20:37:31
1. * Chủ trương của nhà Lý:
- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:
+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
+ Tuy nhiên, bất kì ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Đối với các nước láng giềng:
+ Đối với nhà Tống: Lý Công Uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.
+ Đối với Cham-pa: nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
* Nhận xét:
- Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và nếu nguyên tắc đó bị vi phạm thì sẽ kiên quyết đòi lại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trương Kiều Ly
17/10/2018 20:43:09
2.Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại, Vệ Vương Toàn lên ngôi, Lê Hoàn làm phụ chính, xưng là Phó vương. Triều thần sợ Lê Hoàn cướp ngôi vị Thiếu đế, nên các công thần là Định Quốc công Nguyễn Bặc và Ngoại giáp Đinh Điền dẫn quân về kinh đô định giết Lê Hoàn. Lực lượng này thua trận và bị Lê Hoàn giết.
Năm 980, quân Tống nhân cơ hội đem quân sang muốn cướp nước. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân. Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người: "Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho ? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn". Quân sĩ đều hô vạn tuế.
Lúc đó, người đứng đầu triều đình là Dương Thái hậu không còn cách nào khác do mọi quân sĩ đều tôn lập Lê Hoàn, bèn thuận theo, sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, đưa Lê Hoàn lên làm Hoàng đế. Đây chính là thời khắc lập ra nhà Tiền Lê.
Cuộc kháng chiến:
Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta : quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
1
0
Trương Kiều Ly
17/10/2018 20:43:58
3.
Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
 
1
0
Trương Kiều Ly
17/10/2018 20:49:01
4. Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta : quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư