LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích các câu tục ngữ sau: "Có công mài sắt, có ngày nên kim"; "Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống"; "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

Giải thích các câu tục ngữ sau : " Có công mài sắt, có ngày nên kim " ; " Sản xuất mà không đi đôi với tiết kiệm thì như gió vào nhà trống " ; " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Giải thích bài ca dao :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4 trả lời
Hỏi chi tiết
795
3
1
Chymtee :"v
03/12/2018 17:45:31
Giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhưng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con người may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi người phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được.
Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhưng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi người biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, tác giả dân gian muốn ngầm ý khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp.
Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống chúng ta? Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con người. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhưng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công được. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ; trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chymtee :"v
03/12/2018 17:47:55
Giải thích các câu tục ngữ sau: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
2
0
Chymtee :"v
03/12/2018 17:48:54
Giải thích bài ca dao :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn là một kho tàng quý báu về cách sống, cách làm người mà ông cha ta để lại cho con cháu. Xã hội chúng ta là một tập thể, mọi người đều phải kết nối với nhau, không ai có thể sống một mình. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta không thể nào tránh khỏi việc giao tiếp với người khác. Vậy chúng ta cần làm như thế nào để có thể làm cho đối phương vừa lòng? Ông cha ta có một câu ca dao về vấn đề này, đó là:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Câu ca dao nói về thái độ, lời nói của mỗi chúng ta khi giao tiếp: cần phải nhẹ nhàng, nói những lời lẽ đúng mức, lịch sự, để không gây khó chịu cho đối phương.
Lời nói là của chúng ta. Nói lời hay cũng không sao, mà nói lời dở cũng chẳng vấn đề gì. Tất nhiên là không mất tiền mua, vì đó chính là một thứ xuất phát từ bản thân mình, được coi như một thứ tài sản của mình. Đó không phải là một thứ mình phải tốn công sức, tiền của quá nhiều thì mới có được. Đó là công cụ để chúng ta giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Có những người thì lúc nào cũng nói năng một cách bỗ bã, thô thiển khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu. Ngược lại, cũng có những người có cách nói chuyện rất duyên dáng, hóm hỉnh, khiến mọi người rất muốn trò chuyện cùng. Ngoài ra, lời nói cũng phụ thuộc một phần vào trình độ văn hóa và môi trường giáo dục. Nếu như một người được giáo dục một cách cẩn thẩn sẽ khác với một người không đi học, không biết chữ. Như vậy, khi chúng ta giao tiếp với nhau, cần phải chú ý đến đối tượng giao tiếp, để có thể có cách diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lí.
Ông cha ta có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, để diễn đạt một vấn đề có rất nhiều cách để nói. Nếu như chúng ta diễn đạt một cách hợp lí thì sẽ đạt được hiệu quả rất tốt. Và ngược lại, nếu như chúng ta diễn đạt không khéo léo sẽ dẫn đến những hậu quả mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Ví dụ, một người giáo viên mà mắng học sinh rằng: “Em học dốt quá!”, sẽ khiến cho em học sinh ấy sợ sệt, và cảm thấy mặc cảm, tự ti. Có thể em ấy sẽ càng ngày càng học kém đi. Nhưng nếu một giáo viên biết cách diễn đạt, biết cách nói ra khuyết điểm của học sinh một cách tinh tế nhất, thì bạn học sinh ấy rất dễ có thể tiếp thu và có động lực để tiến bộ. Một người bác sĩ, khi gặp tình trạng nguy kịch của người bệnh, nhưng vẫn luôn động viên người đó lạc quan để chữa trị, chứ nhiều khi, họ không nói thẳng với người bệnh rằng cuộc sống của họ sắp kết thúc. Có rất nhiều điều kì diệu sẽ xảy ra nếu con người ta vẫn còn nghị lực sống, vẫn còn niềm tin vào cuộc sống. Một người khôn ngoan, khéo léo là một người biết cách lựa chọn cách diễn đạt tốt nhất trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, để có thể có khả năng nhận biết tình huống hay nói năng một cách nhẹ nhàng, dễ nghe thì chúng ta phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện rất chăm chỉ. Cần biết để ý, quan sát mọi người xung quanh, để học hỏi và rút kinh nghiệm. Những người biết chú ý quan sát mọi người, sẽ biết được những điều nên làm và những điều nên tránh. Ông cha ta có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi việc trong cuộc sống của chúng ta, ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất như việc ăn như thế nào cho lịch sự, nói thế nào cho đúng, cho hay cũng là cả một quá trình. Khi còn nhỏ, chúng ta được thầy cô, cha mẹ dạy phải biết lễ phép với người lớn, hòa nhã với bạn bè, nhường nhịn những người ít tuổi hơn. Và bài học ấy, vẫn luôn theo chúng ta trên mọi bước đường đời. Nếu chúng ta biết thực hiện đúng những điều mà chúng ta được dạy, được học, thì chúng ta sẽ trở thành một người được rất nhiều người xung quanh, vì cách nói chuyện dễ mến, nhẹ nhàng và lịch sự.
Nhưng, coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sử, đúng mực, đúng hoàn cảnh không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nói tốt, mặc kệ có đúng sự thật hay không. Nói hay không có nghĩa là nói sai. Có nhiều người chỉ vì muốn làm cho người nghe vui, hoặc muốn tư lợi cho bản thân mà chỉ toàn nói những lời nói nịnh hót, không đúng sự thật. Những người như thế, thật đáng lên án. Chúng ta cần biết dũng cảm chỉ ra cho bạn bè, người thân biết được những điểm chưa tốt của họ, để họ có thể sửa được và tiến bộ hơn trong tương lai. Không thể vì không muốn người khác buồn, mà không dám chỉ ra khuyết điểm của họ, chỉ toàn khen họ, để họ ảo tưởng rằng họ đã tốt rồi, không cần sửa gì nữa. Như vậy, chính là hại người ấy, chứ không phải là làm cho họ vui. Hay chỉ là vui trong chốc lát mà phải gánh hậu quả về sau. Tuy nhiên, cũng cần biết lựa chọn cách góp ý cho hợp lí.
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều cuộc giao tiếp với nhiều mục đích khác nhau. Chúng ta cần biết cách ứng xử phù hợp với từng tình huống, để có thể đạt được một cuộc giao tiếp vui vẻ, thoải mái cho cả hai bên. Tuy nhiên, cũng cần phải biết thẳng thắn khi đúng lúc, chứ không chỉ lúc nào cũng chỉ vì muốn “vừa lòng nhau” mà nói những lời ngon ngọt, hãy trở thành một người nói chuyện thông minh.
1
0
duc-anh.le17
07/08/2020 08:01:21
+2đ tặng
Giải thích các câu tục ngữ sau: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư