LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu sau và đưa ra nhận xét: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.202
1
1
Lê Trung Hiếu
10/03/2018 15:00:49
Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Thành Trương
10/03/2018 15:00:49
Cả "kẻ chạy đi" và "người chạy lại" đều là những người đã mắc phải lỗi lầm. Nhưng "kẻ chạy đi" là những người không biết hối hận, vẫn tiếp tục phạm lỗi dù đã đc nhắc nhở nhiều lần. Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa. Chúng ta cần có thái độ khoan dung, độ lượng với những "người chạy lại" và kiên quyết, dứt khoát tẩy chay với những "kẻ chạy đi". Đó chính là truyền thông đạo đức của cha ông ta truyền lại.
1
1
mỹ hoa
10/03/2018 15:01:21
Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, ai cũng đã từng có những lỗi lầm. Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta nhận ra lỗi lầm và biết sửa chữa, tất cả mọi người sẽ thông cảm và tha thứ. Chính vì vậy mà ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ :" Đánh kẻ chạy đi, không đánh người chạy lại". Câu tục ngữ như một lời khuyên nhẹ nhàng cho chúng ta nếu biết hối lỗi và quay đầu lại sẽ được mọi người tha thứ. Để hiểu rõ hơn về câu tục ngữ trên ta phải sẽ đi giải thích và chứng minh 2 vế của câu tục ngữ. Vế thứ nhất ý muốn nói con người ta khi mắc lỗi vẫn không biết ăn năn hối cải để mong mọi người tha thứ mà vẫn tiếp tục sai lầm nối tiếp sai lầm. Vậy thì làm sao họ có thể nhận được sự thông cảm và tha thứ từ mọi người. Về thứ hai là ý muốn nói khi con người ta mắc lỗi, biết mình sai, biết nói lời xin lỗi. Tất nhiên mọi người sẽ tha thứ nếu họ thực sự ăn năn. Câu tục ngữ không chỉ giải thích cho ta hiểu về sự bao dung, chấp nhận lời xin lỗi của con người, mà cũng như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta khi mắc lỗi lầm hãy biết nhìn thẳng vào sự việc. Đồng thời thức tỉnh chúng ta không nên tiếp tục làm những việc có lỗi với mọi người, mà hãy nói lời xin lỗi, biết sửa sai. Chính vì vậy mỗi chúng ta khi có lỡ mắc những lỗi lầm thì hãy tin rằng nếu ta biết thay đổi và sửa chữa thì ta sẽ nhận được lời tha thứ từ mọi người, sẽ được mọi người yêu thương. Đó sẽ là một sự lựa chọn thông minh, giúp chúng ta được giải thoát khỏi lỗi lầm, nghĩ đến những việc tốt để làm cho chúng ta, cho mọi người, cho cộng đồng. Làm được như vậy là chúng ta không những đã bù đắp lỗi lầm mà còn tạo nên một thói quen tốt, giúp chúng ta hoàn thiện hơn. Và điều cuối cùng là lỗi lầm chỉ thực sự được tha thứ khi chúng ta biết nói lời xin lỗi chân thành, biết hành động thực tế. Chúng ta phải biết ơn khi ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu, giúp chúng ta vươn lên những thứ cao đẹp hơn trong cuộc sống, để cuộc đời giàu tình thương yêu và lòng bao dung.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư