Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải thích câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Chứng minh lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ

Văn bản 1:em hãy giải thích câu tục ngữ :tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Văn bản 2:chỉ ra các yếu tố làm nên thành công của tác phẩm' sống chết mặc bay'.Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt co tác phẩm của mình với nhan đề là 'sống chết mặc bay;
Văn bản 3:Chứng minh lối sóng vô cùng giản dị , thanh bạch của Bác Hồ
Văn Bản 4:giải thích câu tục ngữ: 'lá lành đùm lá rách'
Văn Bản 5:Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao ấy?
Văn Bản 6:Tục ngữ có câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng.Hãy giải thích câu nói trên.Từ đó.em có thể rút ra bài học gì trong việc chọn bạn mà chơi?
  • Mọi người giúp mình với mình đang cần gấp
16 trả lời
Hỏi chi tiết
708
1
0
Ori
15/05/2019 20:40:02
1. Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Như ông cha ta đã có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ở đây có hai hình ảnh được đưa ra so sánh với nhau đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ… Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng . Còn “ nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.
Qua kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã khẳng định “ tốt gỗ” thì hơn nhiều so với “ tốt nước sơn”. Tức là câu tục ngữ khẳng định muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài. Tuy nhiên ý nghĩa câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Ông cha ta đã mượn hai hình ảnh rất cụ thể đó để đưa ra một ý nghĩa sâu xa hơn đó là khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.
Vậy thì tại sao lại nói: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Chắc hẳn rằng ông cha ta cũng đã phải trải qua những lần thất bại, vấp ngã mới đúc kết được ra kinh nghiệm ấy. Và câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người. Mỗi một sự vật hay con người đều có hai mặt hình thức và nội dung. Trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng thống nhất với nhau. Và nếu như phải lựa chọn, chúng ta nên lấy nội dung, phẩm chất bên trong để làm thước đo. Khi đánh giá một sự vật thì người ta phải chú ý đến chất lượng của nó. Một đồ vật được làm từ gỗ lim dù cho không có lớp sơn bóng bẩy phủ bên ngoài nhưng vẫn được người ta chọn mua vì độ bền của nó. Khác với những vật bên ngoài được sơn lấp lánh nhưng lại làm từ gỗ tạp thì dù có đẹp đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Và đối với con người cũng vậy, ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng luôn đề cao phẩm chất, tư cách đạo đức hơn là cái vẻ bề ngoài của họ. Một con người có nhân cách tốt sẽ luôn hoàn thành tốt mọi công việc của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn được mọi người yêu mến nể phục. Nhưng trái lại, đối với một người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà không có tư cách đạo đức tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một hoa hậu có thể không phải là người đẹp nhất nhưng phải có phẩm chất, nhân cách tốt để xứng đáng với vương miện lấp lánh trên đầu. Giống như các cụ xưa đã từng có câu: “ Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và tất nhiên, nếu một người có cả vẻ đẹp hình thức lẫn nhân cách thì người đó lại càng được yêu mến trân trọng hơn.
Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. Phải “ học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người. Nội dung, phẩm chất bên trong là yếu tố quyết định, là thước đo có giá trị nhất để đánh giá con người. Đừng quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi nét đẹp trong nhân cách và tâm hồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Thị Huyền Trang
15/05/2019 20:40:11
1/ Cái nết đánh chết cái đẹp là lời nhận định của người xưa nhằm nhắc nhở con cháu một bài học về kinh nghiệm sống ở đời, và nhận xét đánh gia con người: khi nhận xét đánh giá một người nào đó ta cần chú ý đến nết na, đức hạnh hơn là cái dáng vẻ bên ngoài. Điều này lại được khẳng định một lần nữa trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Câu tục ngữ là một lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu dùng đề tạo nên vật dụng như tủ, bàn, ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ý đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà dễ bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta đã kết luận “gỗ tốt” hơn hẳn “nước sơn” đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.
Trong thực tế của cuộc sống, mọi sự vật, mỗi con người thì giữa hình thức và nội dung, giữa vẻ bên ngoài và thực chất bên trong không phải lúc nào cũng thông nhất nhau. Thường những vật có chất lượng kém thường được mang một hình thức thật hấp dẫn. Cái tủ, cái bàn làm bằng gỗ xấu thì luôn có một lớp sơn sặc sỡ bên ngoài bao phủ. Cũng như người độc ác, bất tài thường được che giấu bởi lớp vỏ bên ngoài thật lịch sự, sang trọng…
Đứng trước những trường hợp ấy phải tỉnh táo và sáng suốt để nhận định đánh giá, để không bị nhầm lẫn. Và nếu phải chọn lựa thì ta nên lấy nội dung, chất lượng bên trong làm chuẩn, làm thước đo để đánh giá. Là vật dụng ta chú ý đến chất gỗ, là con người ta nên quan tâm đến đạo đức, trình độ năng lực của người ấy. Có như vậy, ta mới không hối tiếc sau này. Bởi lẽ, hình thức bên ngoài không thể bền lâu, rồi cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, còn cái trường tồn vững chắc vẫn là cái cốt lõi bên trong. Ngoài ra, câu tục ngữ còn giúp ta một phương châm ở đời, đó là tu dưỡng rèn luyện bản thân: Đừng mải mê chạy theo hình thức mà quên đi cái giá trị của con người là phẩm hạnh, là tài năng, trí tuệ. Đây là một lời giáo dục thật đúng đắn để giúp chúng ta vững vàng hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta một bài học kinh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương giữa hai mặt nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện, giúp ích cho đất nước quê hương.
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
15/05/2019 20:40:19
1. Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng?
Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung.
Thực tế cho thấy các đồ vật làm bằng gỗ tốt, gỗ quý (giường, tủ, bàn, ghế...) có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn, đánh bóng chúng bằng một lớp vec-ni là đủ. Trong khi đó những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp lại hay được sơn phết hào nhoáng bên ngoài. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là vậy.
Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.
Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.
Điều mà ai cũng phải thừa nhận là người có đạo đức tốt, trình độ hiểu biết sâu rộng, năng lực làm việc cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Ngược lại, không có được những phẩm chất tốt đẹp ấy thì khó có thể thành công trên đường đời, cho dù con người ấy hình thức bên ngoài có hào nhoáng, đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Người xưa đã dùng cách gọi hàm ý châm biếm những kẻ chỉ có hình thức bên ngoài, hay dùng hình thức bên ngoài để lừa bịp người khác, để che giấu những xấu xa, khiếm khuyết bên trong... là lại "Tốt mã rẻ cùi", nói thẳng ra là vô dụng, chẳng có giá trị gì.
Ngày nay, chúng ta nên đánh giá con người như thế nào cho đúng? Chúng ta cần biết, giữa nội dung và hình thức có mối tương quan với nhau. Nội dung quyết định hình thức, hình thức làm tăng thêm giá trị của nội dung. Vì vậy, khi nhận xét đánh giá về một người nào đó, ta hãy bình tĩnh, sáng suốt tìm hiểu, phân tích để có được những kết luận đúng đắn và chính xác nhất.
Đồng quan điểm với người xưa ta vẫn lấy phẩm chất (đạo đức, tài năng...) làm tiêu chuẩn cơ bản, làm thước đo giá trị con người. Hãy căn cứ vào chất lượng và mục đích của công việc mà đánh giá người tốt, kẻ xấu và hãy đặt người ấy vào mối quan hệ với gia đình, nhà trường, xã hội. Người tốt là người có lương tâm, trách nhiệm với bản thân, với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Xưa nay, các bậc vĩ nhân, các nhà bác học... thường rất giản dị. Giản dị nhưng nghiêm túc là tôn trọng mình, tôn trọng người khác và điều đó lại trở nên rất thanh cao, cao quý. Trái lại, những kẻ thích phô trương hình thức thì bên trong lại hời hợt và trống rỗng.
Đương nhiên, cùng với việc chú trọng nội dung nhưng chúng ta cũng không nên xem nhẹ hình thức, bởi hình thức phần nào phản ánh nội dung.
Câu tục ngữ là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàng cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp - yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người.
Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng để "tốt gỗ" đồng thời có được tư cách, lối sống đẹp như "nước sơn".
1
0
Ori
15/05/2019 20:40:58
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, cũng là Người đã dành trọn một đời vì dân, vì nước, để rồi ngay khi đã trở về với đất mẹ, Người vẫn để lại trong lòng muôn người dân Việt Nam một nỗi buồn thương, nhớ tiếc. Nhắc đến Người, ta còn nghĩ đến một người có lối sống giản dị và thanh bạch.
Sống giản dị và thanh bạch là lối sống đẹp, đó là không cầu kì, xa hoa, nhưng cũng không phải là hà tiện, mà đó là sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện vốn có của bản thân, rộng là là của gia đình và dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có rất nhiều lối sống đẹp và nếp sống giản dị, thanh cao là một trong đức tính ấy. Nó được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau và được thể hiện trong cuộc sống thường nhật của Bác.
Người ta vẫn còn nhắc đến một câu chuyện về vị Cha già của dân tộc với trang phục không phải là cầu kỳ, xa hoa như những ông hoàn, bà chúa thời viễn cổ, cũng chẳng phải gấm vóc hay lụa là mà đó là bộ quần áo kaki đã phai màu theo năm tháng cùng đôi dép cao su quen thuộc mà chúng ta vẫn hay gọi là đôi dép cụ Hồ. Khi gặp những người lao đông, Bác không hề vận trang phục để tạo ra khoảng cách giữa lãnh tụ và người dân mà đó là bộ quần áo bà ba nâu.
Đồ dùng của Bác cũng vô cùng giản dị. đơn sơ. Người ta khi đến thăm nhà Bác kể lại rằng Bác sống trong một ngôi nhà sàn nhỏ nhưng rất gọn gàng. Trong nhà, những đồ dùng đã cũ nhưng đều được Bác hết sức nâng niu, trân trọng, là chiếc giường nhỏ đơn sơ, là chiếc đài cũ mà Bác vẫn thường xuyên sử dụng để nghe tin tức và vài ba chiếc ghế để Bác tiếp đón khách. Những đồ vật tuy giản dị ấy nhưng đã nói lên phẩm chất của một con người sống không xa hoa và cầu kì.
Không chỉ vậy, những sinh hoạt thường ngày của Bác cũng rất gianr dị và thanh bạch. Đó không phải những món ăn là cao lương mĩ vị mà chỉ là nồi cá kho hay cháo hoa. Nhưng thức ăn giản dị mà đơn sơ đó nhưng lại đưa Bác về gần với đời sống và tâm hồn Việt.
Mặc dù là Người học rộng, tài cao, thông hiểu nhiều tiếng và biết văn hóa của nhiều dân tộc khác trên thế giới nhưng khi nói chuyện với những người dân lam lũ, ít chữ, Bác lại dùng những từ rất giản dị mà gần gũi, chứ không hề tạo ra khoản cách.
Chính lối sống giản dị và thanh bạch đó đã góp phần làm nên phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặt trong hoàn cảnh của những năm đất nước còn nghèo đói, khó khăn, lối sống ấy chính là mẫu mực cho muôn người học hỏi, đặt trong thời buổi mà con người mà con người ta đang chạy đua theo lối sống Tây hóa, Âu hóa, gạt bỏ những giá trị truyền thống tự lâu đời là bản sắc của dân tộc thì lối sống ấy còn thức tỉnh con người ta sống cao đẹp, sống giản dị sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân và dân tộc hơn.
Đến hôm nay và đến tận mãi sau này, những phẩm chất tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương cho muôn người dân Việt Nam noi theo. Người đã đi xa rồi, nhưng Người vẫn mãi bên chúng ta để soi đường tỏa lối cho ta trên con đường đi tới tương lai và bồi đắp tâm hồn mỗi người Việt ngày càng phong phú, tốt đẹp, sống đúng với phẩm chất của CON NGƯỜI thực sự!
2
0
Nguyễn Diệu Hoài
15/05/2019 20:41:00
6. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
15/05/2019 20:41:41
5. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy được phản ánh chân thực qua tác phẩm văn học dân gian mà điển hình là những vần điệu ca dao mượt mà gợi cảm:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
Câu ca dao ấy có ý nghĩa giá trị như thế nào, ta thử cùng nhau tìm hiểu.
Từ câu ca dao, ta thấy hiện lên hình ảnh khá đẹp. Tấm nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương, trải bao nhiêu năm tháng nó hứng chịu hết những bụi bặm của cuộc đời để mặt gương luôn sáng trong , ngời chiếu. Mượn sự vật vô tri, người xưa muốn gửi gắm một bài học làm người. Sống trên cùng một đất nước , con người phải biet yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau, nhất là trong những lúc khó khăn hoạn nạn để cùng nhau tồn tại và vưôn lên trong cuộc sống.
Mỗi người Việt nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù đồng bằng hay vùng đồi núi cao nguyên vẫn có mối quan hệ thân thiết “ người trong một nước”. Vì vậy, cho dù khác nhau về địa phương, dân tộc, phong tục tập quán nưng người dân Việt Nam vẫn có bao điểm chung để làm nên tình nghĩa gắn bó keo sơn. Chung một dải đat cong cong hình chữ S, chung một nền văn hiến lâu đời, chung một lịch sử đấu tranh với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, chung một bọc trứng Au Cơ, nòi giống Tiên Rồng, chung một kẻ thù đó là thiên tai địch hoạ…
Những điểm chung ấy đã trở thành mối dây vô hình gắn chặt mọi người với nhau thành một khối. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghiã xóm thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng mối quan tâm tương trợ lẫn nhau mỗi khi tối lửa tắt đèn. Tình cảm yêu thương vượt qua giới hạn của luỹ tre làng để đến với mọi nơi trên đất nước. Một hạt gạo, một gói quà, một tấm áo nghĩa tình gửi đến vùng bị thiên tai ẩn chứa biết bao niềm yêu thương, tình thân ái của những con người thấm nhuần đạo lý sống “ lá lành đùm lá rách”. Từ thành thị đến thôn quê, từ miền xuôi đến miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những tấm lòng yêu thương tương trợ như thế.
Tinh thần yêu thương, tương trợ nhau thể hiện rõ nhất khi đất nước bị ngoại bang xâm lược. Miền Nam bước vào cuộc chiến đấu, miền Bắc chung vai tương trợ. Những phong trào yêu nước với tinh thần “ Tất cả vì miền Nam thân yêu”, từng đoàn quan Nam tiến “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” là tất cả tấm lòng của người dân Việt Nam đối với đồng bào ruột thịt của mình. Có thương yêu nhau ta mới cảm thấy đau đớn xót xa trước cảnh đồng bào bị rên xiết trong xiềng xích gông cùm. Từ tình thương, nhân dân ta chuyển thành sức mạnh, thành tinh thần đoàn kết, thành các hành động góp sức cho công cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Nói như lời của Bác, tinh thần yêu nước đoàn kết ay chính là những thứ của báu được gìn giữ truyền đời và phát huy tác dụng vượt cả khộng gian thời gian để tồn tại và phát triển.
Thế nhưng, trong xã hội không phải không có những người cả đời chỉ lo nghĩ đến quyền lợi cá nhân mình. Họ có thể sống phè phỡn, xa hoa, con em của họ có thể vung tiền qua cửa sổ trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, nhưng họ lại không một chút xao động trước nỗi đau của người khác, trước những mảnh đời bất hạnh đang diễn ra xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỉ nhỏ nhen, đi ngược lại truyền thống đạo lý của dân tộc, đáng cho người đời phê phán.
Câu ca dao ra đời từ xa xưa, nó là lời đúc kết kinh nghiệm từ thực tế để trở thành bài học đạo lí. Ta có thể bắt gặp bài học này qua nhiều câu có nội dung tương tự:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay :
“Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
Tóm lại, càng thấm nhuần lời dạy của ông cha, tuổi trẻ chúng ta ngày nay phải cố gắng xứng đáng với cha ông ngày trước. Trong giai đoạn đất nước đang trên đà phát triển hiện nay, trước những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch bên ngoài , việc mỗi người chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết với nhau để vượt qua thử thách là điều vô cùng quan trọng.
2
0
Trần Thị Huyền Trang
15/05/2019 20:41:44
2/
Chỉ ra các yếu tố làm nên thành công của tác phẩm' sống chết mặc bay
Sống chết mặc bay là một bức tranh, tương phản giữa một bên là cảnh tượng nhân dân đang phải vật lộn vất vả, căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê. Bên kia là cánh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đang lao vào một cuộc đánh tổ tôm, trong khi đáng lý ra họ phải là những ông quan phụ mẫu đứng mũi chịu sào. Câu chuyện bắt đầu vào lúc quá nửa đêm, khi ấy trời vẫn mưa tầm tã, nước sông dâng lên cao, khúc đê xem chừng núng thế không khéo thì vỡ mất. Ở trên đê, "dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn”. Cảnh hộ đê nhốn nháo và căng thẳng: "Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi". Vậy mà mưa cứ đổ, nước vẫn cứ cuồn cuộn bốc lên. Sức người dường như đã tỏ ra bất lực trước thiên nhiên.
Trong lúc "lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân hèn yếu mà đối với sức mưa to gió lớn" thì các ngài quan phụ mẫu hộ đê thưa rằng "đang ở trong đình kia…”, đình ấy cũng ở trên đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì. Phải chăng các ngài đang ngồi bàn kế sách. Không đâu, được thế thì mang cho dân quá. "Trên sập… có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi". Thế nhưng không phải ngài đang chỉ đạo mà là ngài đang… đóng cái bàn tổ tôm. Ở cái chiếu bạc ấy, thêm nữa còn có đủ mặt các ông tai to mặt lớn: thầy đề, đội nhất, thông nhì, lại thêm quan chánh tổng sở tại cũng ngồi hầu bài nữa. Các vị "phụ mẫu" đều ngồi hết cả ở đây, thế thì ở ngoài kia lũ con cháu cứ tha hồ mà kêu mà khóc.
Chiếu bạc vững yên và nghiêm trang lắm. Ngoài đánh tổ tôm, các ngài còn hút sách ăn uống, hầu hạ và vân vân còn bao nhiêu thứ nữa. Trong khi đó ngoài kia mưa gió cứ ầm ầm, dân phu thì rối rít.
Phạm Duy Tốn hành văn rất tự nhiên. Ông cứ tả, vừa tả vừa chêm xen hai cảnh cứ như là những lời nhắc nhở rất nhỏ thôi. Ấy vậy mà, người đọc cứ thấy rạo rực cứ run lên vì lo cho tính mệnh của bao người đang ôm lấy thân đê và cũng vì thế mà càng căm ghét lũ quan tham vô trách nhiệm.
Thủ pháp nghệ thuật tương phản tiếp tục được phát huy và được tác giả đẩy lên đến cao trào khi con đê đã núng ào ào tan vỡ. Có người khẽ nói "Bẩm có khi đê vỡ!". Thế nhưng"ngài cau mặt gắt rằng: mặc kệ!". Quan đang cao hứng vì thế mà bọn quan chức hầu bài cũng cứ nín nhịn ngồi yên. Lát sau lại có người xồng xộc chạy vào "Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!". Thế nhưng, tiếp theo vẫn là những lời quát mắng kèm theo một khuôn mặt cáu bẳn tức giận đỏ đến tía tai. Những dòng văn của tác giả,thật tài tình. Càng về cuối truyện mạch văn càng ngắn, càng nhanh, càng lo lắng và công lại càng vững chãi. Dân cứ thét cứ kêu, cứ lênh đênh trên mặt nước. Còn vị quan phụ mẫu thì đúng lúc con đê kia vỡ lại là lúc được mùa. Quan ù và ù to chưa từng thấy.
Bằng lời văn tả thực nhưng cũng vô cùng sinh động, bằng sự khéo léo trong việc đan xen kết hợp hai thủ pháp tăng cấp và tương phản, truyện ngắn đã lên án gay gắt thái độ vô trách nhiệm của bọn quan tham. Đồng thời, sống chết mặc bay cũng bày tỏ niềm cảm thương da diết trước nỗi đau của con người. Nhờ sự thành công ở cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, Sống chết mặc bay xứng đáng là truyện có chất lượng đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại đặt co tác phẩm của mình với nhan đề là 'sống chết mặc bay;​
Sống chết mặc bay là nhan đề lấy trong câu tục ngữ:''Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi''. Nhan đề "Sống chết mặc bay" có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dungn ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời....
0
0
Ori
15/05/2019 20:42:12
4. Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.
Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội. Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất. Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.
Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người. Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bọc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.
Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.
Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.
Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
15/05/2019 20:42:35
4. Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn dình dập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.
Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:
  • ‘ Bầu ơi thương lấy bí cùng
  • Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hay
  • “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
  • Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như Chương trình “ Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo.Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu , đặc biệt các chương hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công. “ Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.
Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lúc để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
15/05/2019 20:42:44
3/ Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.
0
0
Ori
15/05/2019 20:44:00
5.Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.
Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó? Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời. Vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta. Hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.
0
0
Ori
15/05/2019 20:45:44
6.Nếu ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn thì tục ngữ chính là sản phẩm của trí tuệ, kinh nghiệm phong phú của cha ông chúng ta để lại cho con cháu nhằm mục đích khuyên răn lớp người sau gần điều lành, lánh điều dữ để trở thành người tốt.

Chẳng hạn, để khuyên nhủ thanh thiếu niên học sinh phải chọn bạn mà chơi, tục ngữ ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Sau đây, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này xem có đúng như vậy không và từ đó rút ra cho bản thân mình một bài học bổ ích cho việc xử thế.

Nghĩa đen của câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng thật quá rõ ràng. Người học trò thường xuyên tiếp xúc với mực thì trước sau gì nhất định là mực cũng sẽ dây vào quần áo, chân tay nghĩa là bị lấm lem vì mực, Đen là như vậy. Ngược lại, bất cứ ai, khi đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt vì được đèn chiếu sáng.

Thế nhưng, ý nghĩa chủ yếu của câu tục ngữ này là ở nghĩa bóng. Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ chung đụng, gần gũi tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng sẽ dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Trái lại, nếu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng dễ học tập những phẩm chất tốt đẹp. Suy rộng ra, sống trong xã hội, nếu ta thường xuyên chỉ tiếp xúc với những người xấu, môi trường và hoàn cảnh xấu xa là ta dễ bị tiêm nhiễm những tật xấu thói hư. Trái lại, nếu ta sống gần gũi với những người tốt, môi trường và hoàn cảnh tốt thì ta cũng sẽ dễ học tập được những lề hay lối tốt.

Suy nghiệm lại thì thấy quả đúng như vậy thật. Vì sao? Vì con người nói chung, đặc biệt tuổi thiếu niêu học sinh còn non trẻ, chưa có bản lĩnh vững vàng nói riêng, dễ bắt chước lẫn nhau, một cá nhân thường dễ bị đám đông lôi cuốn và cảm hóa. Do đó, sống trong hoàn cảnh xấu như người bên cạnh lúc nào cũng không hay biết. Đã vậy, sống trong hoàn cảnh, môi trường ấy, giá mà có điều tốt thì cũng không ai ủng hộ, làm điều xấu thì cũng không ai chê bai lại còn được khen ngợi và kích thích nữa. Rốt cùng thì mình không phân biệt được tốt xấu, nghĩ xấu là tốt, nghĩ tốt là xấu. Thế nhưng, sống với người tốt, giữa môi trường tốt thì chính việc tốt của họ là tấm gương để mình noi theo, những ý kiến hay lời nói tốt của họ giúp mình biết cái đúng để theo, cái xấu để tránh. Từ đó, cái đúng, cái tốt của mình ngày sẽ nhiều thêm, còn cái xấu, cái hư cũng sẽ ngày một ít dần đi để mỏi ngày một thành người tốt hơn.

Người xưa thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện ”, tâm hồn các em thiếu niên học sinh không khác gì tờ giấy trắng. Do đó, điều hay điều dở rất dễ tác động vào. Chính vì vậy, mà có câu tục ngữ vừa phân tích.

Thấy rõ ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn và quan trọng của môi trường xung quanh đặc biệt môi trường bè bạn, thanh thiếu niên học sinh chúng ta, hơn ai hết, nên gần gũi, học tập các bạn tốt, không nên a dua, đua đòi theo các bạn xấu. Từ đó, chúng ta càng quan tâm hơn nữa đến việc tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng, tạo cho mình một bản lĩnh để phân biệt được đúng sai, tốt xấu để bảo vệ và phê phán khi cần thiết.

Ngoài ra, cũng cần hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn. Xưa nay, trong xã hội cũng có những người gần mực nhưng vẫn không den. Tuy sống trong môi trường xấu, nhưng họ vẫn là người tốt, vần là sen trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chu Văn An, Trần Bình Trọng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thái Bình... là minh chứng cụ thể. Trái lại, Trần ích Tác, Lê Chiêu Thống... dẫu có gần đèn nhưng vẫn tối om.

Đủ thấy trong đời sống, bản lĩnh của mỗi người là điều hệ trọng, thêm vào đó cần tự chủ và cẩn thận khi tiếp xúc với sự việc, với con người. Xa lánh cái xấu chứ không xa lánh con người, xa lánh các bạn có khuyết điểm.

Là học sinh hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ trên, ta phải làm gì? “Chọn bạn mà chơi” ta phải biết gần gũi khiêm tốn để học tập các bạn tốt đồng thời phải chân thành thẳng thắn giúp đỡ bạn chưa tốt để cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

Cũng nên lưu ý rằng sách báo, phim ảnh, các trò chơi cũng là người bạn gần gũi với ta trong cuộc sống. Do đó, ta nên thận trọng trong việc tiếp xúc. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn hiện nay, trong xã hội còn nhiều tệ nạn, thì câu tục ngữ này là phương châm hành động thiết thực cho tuổi trẻ.
0
0
Nhok Phượng Núi
15/05/2019 22:12:38
1. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ta nên hiểu câu này như thế nào và đánh giá nó ra sao ? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xưa đã để lại cho con cháu suy ngẫm và học hỏi.
Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh. ”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền. Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Đó là hiểu theo nghĩa đen.Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ thì rộng hơn rất nhiều.Nó bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con người đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thực chất bên trong. Ngoài ra, câu này còn bao hàm một lời khuyên về cách sống; hãy sống chân thật bằng thực chất của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo, "chớ khéo đem cái mã bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong”.
Như mọi câu tục ngữ khác,câu tục ngữ này cũng là đúc rút kinh nghiệm của cha ông chúng ta, trải qua biết bao thế hệ,với bao thành bại, nên hư, vấp váp mới đúc rút thành chân lí: ”Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta phải thấy rằng giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong, không phải lúc nào cũng thống nhất mà thông thường thì những sự vật có thực chất kém cỏi lạ thường một hình thức lôi cuốn hấp dẫn. Một vật dụng như chiếc tủ, chiếc giường, chiếc bàn bằng gỗ tạp lại được sơn phết, tô điểm với nước sơn bóng nhoáng, màu mè. Mỗi kẻ vô tài thường làm ra vẻ lịch duyệt, hiểu biết. Những kẻ “miệng nam mô bụng một bồ dao găm” vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội. Do đó, trong tiếp xúc thường ngày với mọi sự vật,mọi con người phải chú trọng vào chất lượng bên trong của sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con người chớ đừng vì bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục ruỗng, thối nát, xấu xa và vô vị bên trong. Bởi vì nghĩ cho kĩ, suy cho cùng, nếu chân giá trị của vật dụng là chất gốc thì chân giá trị của con người chính là đạo đức tài năng và trí tuệ.
Nhưng cũng không thể chỉ xem trọng nội dung mà lãng quên đi mặt hình thức.Một vật dụng,một món hàng đã có chất lượng tốt, gỗ tốt gỗ quý lại có bao bì,hay nước sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng được nâng thêm. Hình thức bên ngoài như thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn được sơn bóng nhoáng hẳn sẽ vừa ý vừa lòng người mua. Một con người cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự thanh nhã,ăn mặc gọn gàng,sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng,đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ, cộc cằn, áo quần xốc xệch. Đúng là cái đẹp lí tưởng phải là hài hòa giữa nội dung và hình thức.
Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng,một con người,chúng ta dựa trên cơ sở cả nội dung lẫn hình thức.Hai mặt này kết hợp và bổ sung cho nhau làm nên giá trị của vật dụng ấy,con người ấy,trong đó nội dung giữ vai trò quyết định.Khi đánh giá,ta cần coi trọng chất lượng của sự vật cũng như đạo đức,tài năng trí tuệ của con người.
Tóm lại, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn” không những chỉ giúp ta một phương châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá, chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phương châm trong cách đối nhân xử thế.Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bề ngoài vay mượn, không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi người rồi không chịu tu dưỡng rèn luyện. Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt này, chưng diện quần áo mà quên đi cái chân giá trị của con người là đạo đức,trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng đắn và sâu sắc.
0
0
Nhok Phượng Núi
15/05/2019 22:14:09
3.
Là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người mang cách mạng đến bến bờ của thành công, đưa dân tộc đến thời đại tự do, hạnh phúc. Tuy là người đứng đầu của một đất nước nhưng cuộc sống thường ngày của Bác lại rất giản dị, dân giã, khác hẳn cuộc sống của một nguyên thủ quốc gia.
Bác Hồ là người có tầm vóc về tư tưởng, tầm vóc về trí tuệ, lại là người đứng đầu của một quốc gia. Những tưởng cuộc sống của Bác sẽ là ở những nơi đẹp nhất, an toàn nhất, việc sinh hoạt sẽ có những người hục vụ giúp đỡ. Nhưng không, Bác Hồ kính yêu của chúng ta lại có một lối sống vô cùng giản dị, dân giã đến mức không thể dân giã hơn được nữa.Nhìn vào cuộc sống của Bác sẽ không ai có thể tin nổi đó là cuộc sống của một vị lãnh đạo.Nếp sống giản dị, thanh bạch ấy của Bác càng làm cho những người dân Việt Nam thêm yêu và tự hào về người cha già dân tộc. Bạn bè quốc tế thì thừa nhận và càng thêm tôn trọng tài năng và con người của Bác.
Nơi ở của Bác là một căn nhà sàn nhỏ đơn sơ với phần mái được lợp bằng những tán lá khô. Căn phòng của Bác cũng rất nhỏ, chỉ đủ để kê một chiếc giường – nơi Bác nghỉ ngơi, một chiếc bàn làm việc nhỏ làm bằng mây và một chiếc ghế đơn. Sự đơn sơ của căn phòng khiến ta cảm thấy rất khó tin.
Quần áo Bác mặc trên người cũng không phải những bộ comple đắt tiền, những bộ quần âu phẳng phiu như những nguyên thủ quốc gia khác.Bác chọn cho mình bộ quần áo kaki màu ghi. Ngoài những chuyến thăm nguyên thủ của các nước khác Bác chọn những bộ quần áo đảm bảo nghi thức, sự tôn trọng với nước bạn thì trong cuộc sống hàng ngày, cả trong những đại hội Đảng, trong các cuộc họp quan trọng của đất nước thì Bác vẫn giữ nguyên phong cách ăn mặc giản dị của mình.
Tôi nhớ có một lần có người hỏi Bác rằng tại sao là một nguyên thủ hàng đầu của Việt Nam mà Bác lại ăn mặc giản dị như vậy thì Bác đã nói: vì dân mình còn nghèo….Dù có làm gì thì Bác cũng lấy dân làm đầu, đặt lợi ích của nhân dân lên chính bản thân mình.
Bác cũng chọn riêng cho mình đôi dép lốp. Đây là loại dép được làm từ săm và lốp của xe ô tô. hời kháng chiến vì điều kiện còn khó khăn nên những người lính đã sáng tạo ra loại dép này và được dùng rất phổ biến. Những người lính vì điều kiện chiến đấu ác liệt, sinh hoạt thiếu thốn nên dùng loại dép này ta có thể hiểu được.Nhưng Bác là một nguyên thủ quốc gia, dù Việt Nam lúc ấy còn rất nghèo so với các nước bạn, điều kiện của các nguyên thủ nước bạn cũng sẽ hơn nước ta.Song cũng không đến mức thiếu thốn đến mức để người đứng đầu của đất nước đi những đôi dép lốp cũ kĩ, lại khá cứng. Ta có thể thấy đây hoàn toàn là mong muốn của Bác, lối sống giản dị của Bác càng làm cho hình ảnh của Bác trong lòng người dân Việt Nam thêm tươi đẹp, thêm tự hào.
Lối sống giản dị, thanh bạch của Bác còn thể hiện ra ngay trong bữa ăn của Bác. Mỗi bữa ăn Bác chỉ dùng có ba món chính, đó là cơm trắng, cà pháo và một quả trứng. Những món ăn đều vô cùng thanh đạm và có thể dễ dàng kiếm được. Vào năm nạn đói nổ ra, người dân chết đói hàng loạt.Để ủng hộ phong trào cứu đói, Bác đã đi đầu gương mẫu ủng hộ mỗi bữa một nắm gạo của mình để cứu đói cho người dân.Tấm gương, lối sống của Bác thật khiến chúng ta tự hào, ngưỡng mộ.
Bác Hồ là vị cha già dân tộc, là người đã mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam. Nhưng, Bác không chỉ khiến người dân Việt Nam tự hào về tài năng, trí tuệ hơn người mà còn ở chính lối sống trong sạch, giản dị, thanh cao của Người.
0
0
Nhok Phượng Núi
15/05/2019 22:15:29
4. Những câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
0
0
Nhok Phượng Núi
15/05/2019 22:16:55
5.
I. Mở bài
Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao:
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết
- Nghĩa đen: miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi
- Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước
b. Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà
2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng
- Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất
- Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn
- Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc
3. Mở rộng vấn đề
- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)
- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh
- Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác
III. Kết bài
- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta
- Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư