– Trước khi lấy chồng: Được tiếng là người có “tư dung tốt đẹp”.
– Từ khi lấy chồng: Trong cuộc sống vợ chồng, trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa”. Khi tiễn chồng ra trận, khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thủy, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo.
Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
– Khi bị chồng nghi oan: Phân trần để chồng hiểu ra nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị chồng đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ. Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng. Trước khi tự vẫn, nàng đã tắm gội chay sạch. Lời than thống thiết của nàng thể hiện sự hất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
– Khi sống ở thủy cung: Đó là một thế giới đẹp từ người đến cảnh. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa. Cuộc sống ấy đôi lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế, nhằm mục đích tố cáo hiện thực.
– Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.
– Nàng nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu. Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo. Trở về nhưng không ở lại: thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.
Tóm lại, Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thủy chung vẹn toàn, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, lễ giáo phong kiến buộc người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình, thậm chí không có cả quyền làm chủ số phận của chính bản thân.