tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội
- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến
- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam
- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:
+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:
•• Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ
•• Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
•• Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng
+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…
+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…
Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)