LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu về thể chiếu và tác phẩm Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

(bạn nào giúp mk với)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.488
3
0
doan man
15/02/2019 20:20:23
Mùa Thu năm Giáp Tuất (974) cuối thế kỷ thứ X, một bần dân làng Cổ Pháp xứ Kinh Bắc sinh ra một cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn, từ nhỏ đã bộc lộ tài năng, chí lớn khác thường. Lớn lên Lý Công uẩn đã làm quan to thời tiền Lê.

Theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Lý Công Uẩn nhà nghèo, đi làm thuê nhà chùa Tiên Sơn đã phải lòng một tiểu nữ, làm nàng có thai. Nhà chùa đuổi đi chỗ khác. Hai vợ chồng dẫn nhau đến một khu rừng rậm, dừng lại nghỉ chân. Chồng bị chết đuối khi tìm nước để qua cơn khát, người vợ bất hạnh xin vào nghỉ nhờ chùa “Ứng Tâm” gần đấy. Đêm hôm trước sư trụ trì nằm mơ thấy Long thần báo mộng. “Dọn chùa cho sạch, ngày mai có Hoàng đế đến”, nhưng chỉ thấy một thiếu phụ có thai đến ngủ nhờ. Vài tháng sau khu Tam quan của chùa bỗng rực sáng, hương thơm lan toả. Người thiếu phụ kia sinh được con trai, 2 bàn tay có 4 chữ “sơn hà xã tắc”, trời nổi gió lớn mưa to, sản phụ chết ngay. Chú bé được nhà sư Vạn Hạnh đưa về nuôi dưỡng.

Cuối thu năm Kỷ Dậu (1009), khi đang làm quan Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ, vua Ngoạ triều băng hà, Lý Công Uẩn được Đào Cam Mộc cùng triều thần nhà Lê tôn lên làm vua, kết thúc triều Lê, mở đầu triều Lý. Vua hạ chiếu đại xá tù nhân, xoá bỏ ngục tù, kiện tụng được phép đến trực tâu, nhà vua thân hành ngồi xử kiện.

Lên ngôi báu vừa tròn 9 tháng. Mùa hè năm Canh Tuất (1010) Lý thái Tổ đã hạ chiếu rời đô từ Hoa Lư ra Đại La kinh phủ.

Sử sách chép rằng: “Lý Thái Tổ lên ngôi tự quốc bình thiên hạ chưa vội làm việc gì khác, mà trước tiên mưu tính việc đình đô, xét về sự quyết đoán, sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp”.

Theo suy tính của Lý Thái Tổ thì kinh đô Hoa Lư chỉ có thế núi non hiểm trở thích hợp với yêu cầu phòng ngự lợi hại. Muốn đất nước thịnh vượng phải tìm đến một nơi mới, để xây dựng kinh đô trở thành một trung tâm chính trị, văn hoá của một quốc gia độc lập, hùng cường, nơi đó chỉ có thể là thành Đại La.
Trong chiếu dời đô hơn 200 từ Hán Việt đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, thể thiện tầm nghĩ, tầm nhìn vừa sâu, vừa xa, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt thông minh gần một nghìn năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh trường kỳ cho sơn hà xã tắc và muôn đời con cháu mai sau.

Một đoạn văn trong chiếu dời đô nói rằng: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế “Rồng cuộn hổ ngồi”, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây nam bắc, ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ sở vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta – chỗ ấy là hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Sử gia Ngô Sĩ Liên khen rằng: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này”.

Chiếu dời đô là bản khai sinh của kinh đô Thăng Long rồi Hà Nội ngày nay. Nước nào trên thế giới cũng có kinh đô nhưng hiếm có kinh đô nào có bản khai sinh mang dấu ấn cả ngàn năm như kinh đô Thăng Long của Đại Việt gần ngàn năm về trước. Bây giờ đọc lại ta đều cảm phục tài năng, trí tuệ, tầm nhìn và ý chí sáng suốt, quyết đoán của Lý Thái Tổ sáng lập triều Lý tồn tại 215 năm trải qua 3 thế kỷ oai hùng.

Tục truyền rằng: Khi đoàn thuyền từ Hoa Lư ra đỗ dưới chân thành Đại La bỗng có rồng vàng hiện ra ở thuyền vua ngự, rồi bay vút lên cao. Nhà vua cho là điềm lành, tin vui liền cho đổi từ Đại La Thành thành “Thăng Long Thành”, xoá bỏ đi cái tên “Đại La” – đô hộ phủ đau thương của ngàn năm Bắc thuộc.

Rời đô ra Thăng Long, lợi ích về giao thương kinh tế đã rõ, còn về quân sự, tuy không có núi non hiểm trở như cựu đô Hoa Lư, nhưng vẫn rất lợi về đường giữ nước, giữ thành. Nếu kẻ thù phương Bắc tấn công xâm lược bằng đường bộ ắt phải vượt qua nhiều sông, mỗi sông là một phòng tuyến chặn giặc, tấn công bằng thuỷ quân, giặc phải qua hàng trăm dặm đường sông, dân làng tả hữu dòng sông sẵn sàng đánh giặc cả khi vào lẫn khi ra.
Đại La – Thăng Long nơi trung tâm trời đất, đúng ngôi nam bắc đông tây, như vậy là ngang tầm với đất Trung Nguyên của nước Trung Hoa láng giềng, rất xứng đáng là Kinh đô Đại Việt.

Sau hơn 200 năm xây dựng và phát triển, kinh đô Thăng Long thời ấy đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của quốc gia Đại Việt, một đô thị phồn vinh, đã bảo vệ vững chắc kinh đô, sơn hà xã tắc, đánh bại nhà Tống trên sông Như Nguyệt, chiến thằng Chiêm Thành khi đã huy động được sức mạnh toàn dân vào trận, tạo được thế nước ở đỉnh cao ngàn trượng đè bẹp quân thù, đập tan mộng tưởng “thôn tính Giao chỉ” như xưa, từ tác động của bài thơ bất hủ của lão tướng Lý Thường Kiệt động viên:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư….”

Hai năm trước đó, (1075) bằng chiến lược “Tiên phát chế nhân” (tiến công để tự vệ) của triều Lý, Quân dân Đại Việt đánh vào đất Tống tại châu Khâu, châu Liêm diệt mầm mống xâm lược nước ta của vua tôi triều Tống.

Từ đó đến nay, trừ 143 năm triều Nguyễn di đô vào Huế, 853 năm qua, non sông đất nước ta dù phải trải qua bao vận hội và thử thách có lúc thăng trầm, Thăng Long vẫn là kinh đô của triều Trần nhà Hậu Lê, Lê Trung Hưng, nhà Nguyễn Tây Sơn, đang là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tên gọi mới: Thủ đô Hà Nội – một thủ đô anh hùng, 1 thủ đô hoà bình đang phát triển nhiều ưu thế nội tại để trở thành thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với lòng mong đợi của vua Lý Thái Tổ gần ngàn năm về trước: “Nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Như
15/02/2019 20:21:03
Giới thiệu thể chiếu: Chiếu là văn bản hành chính có tính quan phương trong thời kì trung đại, nhằm công bố cho thần dần trong nước biết và thực hiện những nhiệm vụ hay những vấn đề có liên quan tới đời sống quốc gia, dân tộc, vương triều và thường được viết theo lối văn tứ lục biền ngẫu, mỗi câu ngắt thành hai đoạn bốn – sáu hoặc sáu – bốn , có vế đối ở từng cặp câu. Chiếu không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi của văn bản hành chính của thời kì Trung đại mà còng là một thể loại có nhiều đóng góp cho nền văn học mỗi nước trong thời kì này. Đó là một thể loại văn học có chức năng cao, phục vụ cho việc giao tiếp có tính quan phương. Tùy vào mỗi triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếucó những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếu có những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, từng thời kì đó. Nhưng về cơ bản, đặc trưng của thể loại này, xét về nội dung là mệnh lệnh của vua chúa đối với thần dân; xét về hình thức thì đó là sự vận dụng phổ biến các cách diễn đạt của văn xuôi cổ thể, của biền văn, tản văn, và cả vận văn nữa, trong đó phổ biến nhất là hình thức biền văn. Từ ngữ được sử dụng trong văn chiếu cũng rất đa dạng, phong phú. Điều này nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của văn chiếu: vừa đảm bảo tính bác học vừa đảm bảo tính phổ cập, vì phải để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu được. Chiếu không chỉ đơn thuần thuộc phạm vi của văn bản hành chính của thời kì Trung đại mà còng là một thể loại có nhiều đóng góp cho nền văn học mỗi nước trong thời kì này. Đó là một thể loại văn học có chức năng cao, phục vụ cho việc giao tiếp có tính quan phương. Tùy vào mỗi triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếucó những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, mỗi thời kì cụ thể mà văn bản chiếu có những đặc điểm riêng phù hợp với từng triều đại, từng thời kì đó. Nhưng về cơ bản, đặc trưng của thể loại này, xét về nội dung là mệnh lệnh của vua chúa đối với thần dân; xét về hình thức thì đó là sự vận dụng phổ biến các cách diễn đạt của văn xuôi cổ thể, của biền văn, tản văn, và cả vận văn nữa, trong đó phổ biến nhất là hình thức biền văn. Từ ngữ được sử dụng trong văn chiếu cũng rất đa dạng, phong phú. Điều này nhằm phù hợp với mục đích sử dụng của văn chiếu: vừa đảm bảo tính bác học vừa đảm bảo tính phổ cập, vì phải để mọi tầng lớp nhân dân đều có thể hiểu được.
2
0
doan man
15/02/2019 20:21:33

giới thiệu thể chiếu

Chiếu là một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Thể văn này có khi còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ. Ở Việt Nam thể chiếu cũng đã có từ lâu đời (cùng loại với mệnh, lệnh và chế).

Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu. Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Chiếu cầu hiền của Lê Thái Tổ viết bằng văn xuôi.

2
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/02/2019 19:51:19
Chiếu là một thể văn cổ, mang chức năng hành chính, do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về những vấn đề liên quan tới vận mệnh đất nước và vương triều. Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi, câu văn nhiều tầng bậc nhưng chỉnh tề trong phép đối. Ngôn ngữ được sử dụng trong Chiếu luôn trang trọng và mang tính khẳng định. Thiên đô chiếu(Chiếu dời đô) được Lý Công Uẩn ban bố vào thời điểm lịch sử này - năm 1010, với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hóa quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua. Về mặt văn học, đây là một trong những tác phẩm đầu tiên khai sáng cho truyền thống yêu nước và nhân văn của văn học dân tộc, thể hiện lòng yêu nước và ý chí tự cường, đánh dấu một dấu mốc quan trọng trên bước đường xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ. Chiếu dời đô cũng mở đầu cho thể văn chính luận luôn gắn bó với vận mệnh đất nước, rồi đây sẽ trở nên hết sức quen thuộc trong đời sống văn hóa của dân tộc. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn là một bài Chiếu có kết cấu chặt chẽ, gồm 214 chữ(trong nguyên bản chữ Hán), ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lý Công Uẩn đã bày tỏ với bề tôi và thần dân của mình hai vấn đề quan trọng: Lý do phải dời đô và việc lựa chọn, xây dựng Kinh đô mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư