LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Nghệ An

4 trả lời
Hỏi chi tiết
851
3
0
doan man
15/02/2019 19:55:42
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Đền Cuông - sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên.
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Dung
15/02/2019 19:57:31
Diễn Châu (Nghệ An) được biết đến không chỉ là nơi sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như Phùng Chí Kiên, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Văn Thụy, Cao Xuân Dục.. mà còn là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Theo thống kê trong số 91 di tích lịch sử văn hóa thì đã có tới 13 di tích được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Một trong số các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là Đền Cuông nơi gắn liền với Thục An Dương Vương – vị vua huyền thoại của lịch sử dựng nước thời xa xưa.
Đền Cuông thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu, cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc, nằm trên núi Mộ Dạ, một ngọn núi thuộc dãy Đại Hải, cận kề quốc lộ 1A. Đền Cuông là một di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng, đồng thời cũng là một danh thắng nổi tiếng – nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên như thể đã có một sự thỏa thuận trước giữa tạo hóa và bàn tay con người.
Nhìn về tổng thể kiến trúc Đền Cuông được xây dựng theo kiểu chữ "Tam". Trải qua hàng nghìn năm, tam quan hiện nay đã chằng chịt rễ cây si leo bám, càng tạo nên nét cổ kính cho ngôi đền. Tòa trung điện theo kiểu chồng diêm 8 mái, các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chắc nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được đắp, chạm tinh tế, mà lại toát lên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát. Thượng điện đặt ban thờ Thục An Dương Vương, qua khoảng sân hẹp sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ, tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền Cuông có nhiều di vật quý: trống, chiêng, tượng thờ, đồ tế khí... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức Thục An Dương Vương.
Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc gặp bước đường cùng đã được Rùa Vàng hiển linh rẽ sóng mở đường cho vua cha về với biển. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Theo truyền thuyết, sau khi chém Mỵ Châu, An Dương Vương phi ngựa lên đỉnh núi Mộ Dạ. Từ trên đó, Ngài đã cởi mũ, cởi cờ, cởi áo bào, tháo kiếm và yên ngựa rồi tung ra bốn phía. Kỳ lạ thay, tất cả các thứ đó biến thành 5 ngọn núi có hình giống như cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… châu tuần quanh núi Mộ Dạ. Không những thế, Ngài còn dẫm mạnh chân xuống một tảng trên đỉnh núi và để lại một vết chân rồi mới gieo mình xuống biển tự vẫn. Nơi ấy một thời gian sau nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng và dân đi biển thi thoảng vẫn thấy hình bóng An Dương Vương cùng thần Kim Quy ngồi đánh cờ trên đó...
Thăm Đền Cuông trên núi Mộ Dạ bất chợt ngẫm câu thơ của Tố Hữu “... Trái tim lầm chỗ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” lại thấy thương cho Mỵ Châu và mối tình oan nghiệt của nàng. Vào ngày đẹp trời, đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình. Sách xưa đã từng liệt kê trong số 8 cảnh đẹp của “Đông Yên Nhị Châu” (vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa) thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, một trong số các cảnh đẹp đó là Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ).
Đền Cuông - sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh sắc thiên nhiên.
Hằng năm, vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai âm lịch diễn ra lễ hội Đền Cuông. Đây là lễ hội lớn không chỉ của cộng đồng cư dân vùng Diễn Châu mà còn cả đối với cộng đồng cư dân cả nước để nhớ tới ân đức của Thục An Dương Vương. Vào dịp lễ hội, khách thập phương ở mọi miền đất nước tụ hội về đây. Những người con Diễn Châu xa quê cũng cố gắng thu xếp để về thăm quê vào đúng dịp này. Theo lễ tục, chiều ngày 14 tháng Hai là Lễ yết cáo để tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất; đêm ngày 14 là Lễ yến vị diễn ra mang đậm màu sắc tâm linh đồng thời phản ánh rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng; sáng ngày 15 diễn ra hoạt động khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, đó là phần rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) ra Đền Cuông, lễ rước thường diễn ra rất sôi động, thu hút sự chú ý của mọi người; chiều 15 tháng Hai là phần Lễ tạ…
Sau phần lễ tục là phần hội, phần này diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16 tháng Hai âm lịch. Ở lễ hội Đền Cuông, có nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: chọi gà, cờ người, vật, đánh đu... cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như hát chầu văn, thi nét đẹp Đền Cuông, bóng bàn, kéo co, chọi gà, leo núi...
Người dân Diễn Châu cũng như người dân khác trong tỉnh và cả nước đến với lễ hội Đền Cuông không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi nhớ đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Nhận ra sự thật, vua chém con gái yêu rồi theo thần Kim Quy đi về phía biển… Truyền thuyết và lịch sử, thực và hư, những dấu tích đã rêu phong, đã hoen mờ cùng thời gian, chỉ còn lại đó là một Đền Cuông linh thiêng và lòng ngưỡng vọng của nhân dân cũng đủ để rút ra bao điều đáng chiêm nghiệm…
Đến với lễ hội Đền Cuông du khách còn có thể đi thăm các chứng tích, nhất là các địa danh như núi Kiếm, núi Đầu Cân ở xã Nghi Thiết (Nghi Lộc), núi Mụa (núi Mũ) ở xã Diễn Phú, núi Mã Yên (Yên Ngựa) ở xã Diễn Thọ (Diễn Châu)... Đến với Đền Cuông là đến với một danh thắng có nhiều phong cảnh đẹp, đắm trong huyền thoại thiêng liêng đậm chất bi hùng lịch sử. Đó cũng là cách trở về cội nguồn, được hòa mình vào hồn thiêng sông núi của nước non Âu Lạc.
2
0
Nguyễn Hữu Huân
15/02/2019 19:57:40
Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp nhất ở nước ta. Cửa Lò đang tiến dần đến "công nghiệp du lịch" nhưng thị xã biển này vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ. Bãi tắm Cửa Lò dài đến 10 km, dọc đường Bình Minh (con đường rộng, thoáng nhất thị xã) có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn được viền bởi những rặng phi lao bạt ngàn. Rừng cây vừa chắn cát, vừa là điểm dạo chơi lí thú. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát. Cửa Lò nằm biệt lập với thành phố Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18 km từ thành phố ra biển.
Mùa hè là lúc gió tây nam vượt Trường Giang đổ về. Buổi sáng gió tây nam đìu hiu ru sóng biển dập dìu. Chiều muộn, trước khi hoàng hôn buông xuống thì cũng là lúc gió tây ngừng thổi nhường chỗ cho gió nồm. Như vậy, trong một ngày du khách ở Cửa Lò sẽ được đón hai luồng gió, với hai cảm giác khác nhau. Cửa Lò rộng dài, là một trong những bãi tắm đẹp nhất nước. Sông Lam đổ ra Cửa Hội, dòng chảy mạnh ra biển Đông theo hải lưu hướng về phía nam mang theo bao phù sa để biển Cửa Lò quanh năm trong xanh, nước biển trong vắt nhìn thấy cả cát .Nước biển Cửa Lò không mặn chát mà vừa phải, thật thích hợp để tắm và bơi lội. Trong cái oi bức cuối ngày, được xắn quần đi dọc những bờ sóng rì rào mát lạnh để con sóng mát-xa đôi bàn chân, quả thật không gì dễ chịu bằng. Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiếu thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi.
Cửa Lò về đêm mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Du khách có thể bắt một chiếc thuyền thúng và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. Mùa hè, sóng nhẹ, lũ mực thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh nên có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều, cảm giác thật là thú vị.Hoặc chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thuyền thúng vào bờ là có thể đến xem những giã tôm cá còn tươi rói, nháy búng lách tách. Nhiều ngựời thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực nháy (loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ có những đốm sáng màu tím), tôm càng, cá mú,... với giá rẻ bất ngờ. Cửa Lò càng vế đêm càng sống động với một thế giới đa dạng, vừa mang diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và nhiều thú vui ấn tượng. Khi đêm về, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, khiến cho mặt biển mang một vê đẹp long lanh, huyền ảo. Du khách có thể ngồi uống nước, tán gẫu, đi dạo trên bãi biển hoặc nằm trên chiếu ở bờ biển lộng gió và nghe trên lưng mình những tiếng roàm roạp điệu nghệ của mấy cậu bé tẩm quất lành nghề, chắc chắn sẽ cảm thấy thật thoải mái, dễ chịu.
Nơi tiếp giáp Cửa Hội, Cửa Lò đang hình thành khu du lịch sinh thái. Khu sinh thái không xây nhà cao tầng mà thay vào đó là những ngôi nhà sàn thoáng mát. Phía đông bắc là đảo Lan Châu như một án sơn trước cảng biển. Xa Xa là Hòn Ngư, Hòn Mắt. Dọc bãi tắm, du khách thường thấy những chiếc thuyến máy phục vụ dã ngoại Đảo Ngư. Đảo Ngư cách bờ khoảng 2, 3 đảo lí, đi thuyền hết khoáng 25 phút là ra tới nơi. Tại đây, bên cạnh việc viếng thăm chùa Đảo Ngư, du khách còn có cơ hội tham quan phong cảnh của đảo, khu nuôi các giò giữa biển và muốn tắm biển thì du khách có thể đi ra "bãi tắm Tiên" nước trong biếc một màu xanh; đồng thời dược thưởng thức món cá giò 7 món cùng Song Ngư tửu - thứ ruợu được trưng cất từ nguồn nước ở giếng Thần.
Đến Cửa Lò, ít ai bỏ lỡ chuyến đi thăm Làng Sen quê Bác, ngắm ngôi nhà Bác đơn sơ, ngăn nắp, ngắm cảnh vườn, sân nhà, những vật dụng giản dị,...nhưng đem lại cảm xúc bồi hồi, xúc động có khi đến nghẹn ngào. Cửa Lò hiện nay được đánh giá là một trong những điểm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở miền Bắc Việt Nam.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/02/2019 19:52:36
Trong những ngày gió Lào hầm hập, Cửa Lò chưa hẳn đã là nơi có thể mang lại một chút gì đó dịu mát. Nhưng đến Cửa Lò lại đặc biệt từ khoảng chiều về đêm. Lúc đó, sẽ có một thế giới sinh động tuyệt vời.
Cửa Lò nằm biệt lập với Vinh bởi những cánh đồng vắng lặng hai bên đoạn đường dài 18km từ thành phố ra biển. Không duyên dáng như những bãi biển vùng duyên hải ở Nam Trung bộ, Cửa Lò - nơi dòng sông Lam êm đềm hoà vào biển - mang một dấu ấn riêng khiến người ta nghĩ: đến đây chỉ để ngắm nhìn thôi thì chán lắm, mà phải vọc biển, chạm vào biển và… ăn hải sản! Du khách sẽ thấy biển xôn xao bởi tiếng bọn trẻ chơi đá bóng trên bãi cát rộng, bởi tiếng cười giòn tan của những cô gái giỡn sóng và bởi ngoài khơi bắt đầu tiếng "hò hê" của những đoàn ghe thuyền ra khơi.
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ vài năm gần đây ở hai bên đường dẫn ra biển Cửa Lò mọc lên san sát chứng tỏ sự phát triển về du lịch của nơi đây. Du khách đến nơi đây đã thấy được sự sạch sẽ của nước biển, một khu nghỉ không quá tải về lượng khách tạo không khí nghỉ ngơi bình yên.
Trong cái oi bức cuối ngày, buổi chiều được xắn quần đi dọc bờ biển có sóng rì rào mát lạnh, quả thật dễ chịu và như một thú vui khi đến bãi biển này. Sóng không quá lớn nhưng cũng không quá nhỏ để dịch ra xa hơn. Bãi cát dài hơn 10 cây số bắt đầu hừng lên màu của hoàng hôn. Cái màu đỏ thẫm
của nắng treo trên đầu những ngọn sóng rồi theo từng đợt gió hắt lên một bãi ghềnh đá vào cuối bãi. Trong ánh hoàng hôn, có thể thấy nhiều thuyền thúng, thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Những ngư dân chất phác "ăn sóng, nói gió" và những câu chuyện phiếm xứ Nghệ sẽ không phụ lòng khách phương xa biết đến làm quen, bắt chuyện.
Ở đây, trên ghềnh đá còn có một quán cà phê nhỏ. Đây cũng là nơi có thể vừa nhâm nhi ly cà phê, vừa phóng tầm mắt ngắm hoàng hôn lộng gió. Ghềnh đá này đang được nhiều doanh nghiệp du lịch chọn làm địa điểm xây dựng khu nhà hàng. Mặt trời đỏ như quả cầu lửa lăn qua những ghềnh đá nhọn rồi dừng lại ở dãy núi tím mờ xa. Khi về đêm, Cửa Lò mang hình ảnh một thành phố nhấp nhô trên mặt biển. Cảnh tượng ấy chỉ có thể có được khi những ghe thuyền đã đồng loạt ra khơi. Du khách có thể bắt một chiếc thuyền và cùng ra khơi với ngư dân, tròng trành trên biển đêm để chong đèn vớt những đám mực sim bị ánh sáng thôi miên. Mùa hè, biển sóng nhẹ, lũ mực chỉ thấy sáng là kéo nhau đến vây quanh, có khi chỉ dùng vợt là có thể vớt được khá nhiều. Còn mỗi giã lưới của ngư dân có khi "gom" được đến chục ký cá, tôm và đặc biệt là mực. Nếu không muốn ra khơi được với ngư dân thì du khách chỉ việc ngồi trên bãi biển, đợi thi thoảng có một chiếc thúng vào là có thể đến xem những giã tôm cá còn tươi rói, nhảy tanh tách.
Nhiều người thích thú khi được tận tay chọn lựa món mực nháy (tức loại mực ống, nhỏ như ngón tay, khi vớt lên bờ vì còn tươi nên trên lưng có những đốm nháy sáng màu tím) hay tôm càng, cá mú còn sống và hình dung ra một đĩa hấp thơm ngon. Hơn nữa, giá mực và cá tươi ở đây ở dạng bình dân. Với những người đã quen với Cửa Lò thì hãy cứ ngồi ngả lưng trên ghế bố, thể nào cũng có những người dân cắp rổ cá mực hay tôm tươi đến tận nơi mời mọc. Có thể mua, rồi vào những hàng quán hiếu khách và hấp lên là đã có thể đánh chén một bữa hải sản đáng nhớ.
Cửa Lò càng về đêm càng sống động với một thế giới vừa mang đủ diện mạo làng chài, vừa là một khu du lịch mới, có thể ăn uống và có nhiều thú vui ấn tượng. Chẳng lạ gì khi đêm về, khuya khoắt rồi, những ánh đèn soi cá vẫn sổ dài, long lanh mặt biển. Và trên bờ, những đoàn khách phương xa vẫn xắn quần lội nước, chờ những chiếc thuyền đổ bến để có những món hải sản tươi ngon. Và khi đã ngâm ngấm men rượu, du khách có thể ra bãi biển nằm dài và thể nào cũng có vài chú bé vác chiếu đến mời tẩm quất, và khi đồng ý thì có thể nằm ngay lên chiếu và nghe trên lưng mình những tiếng roàm roạp điệu nghệ của mấy cu cậu tẩm quất bình dân ở Cửa Lò. "Đội quân" này hiện có khoảng vài ba chục em. Là con cái của ngư dân, các em phần lớn phải làm thêm nghề này để có thu nhập. Giá cho một đợt tẩm quất khoản 5.000 - 10.000 đồng.
Đến với Cửa Lò vừa thấy gần gũi lại vừa xa xôi. Gần là vì những ấn tượng thân quen đã trải qua trong những chiều hôm. Và xa là vì chẳng biết khi nào trở lại được ra khơi, ăn sóng nói gió và cảm nhận niềm hạnh phúc khi được nhâm nhi món cá, mực mà tự tay mình vớt lên từ biển.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư