“Cảm ơn”, hai tiếng thật giản đơn nhưng lại mang một ý nghĩa thật lớn lao. Nhưng ngày nay lại chẳng có mấy ai biết nói lời cảm ơn đối với người khác khi mang ơn họ bẩt cứ thứ gì. Nhà giáo dục A.V.Xukhômlixki đã từng viết trong cuốn “Giáo dục con người chân chính như thế nào” rằng: “Hãy biết cảm ơn. Khi nghe những lời khen ngợi, em hãy cảm ơn và vui sướng vì em đã tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cảm ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người.”Vậy, hai tiếng “cảm ơn” ấy có nghĩa là gì? Cảm ơn là bày tỏ sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Cảm ơn được dùng trong lời nói lịch sự, dùng để bày tỏ sự cảm kích với những người đã làm việc gì đó cho mình. Trong cuộc sống hằng ngày, khi có ai đó giúp đỡ ta một việc gì đó, chúng ta cần phải cảm ơn người đó vì đã giúp đỡ ta. Đơn giản là khi mang ơn một ai đó, ta cần phải cảm ơn người đó để thể hiện sự biết ơn và phép lịch sự tối thiểu của con người. Vậy, câu nói của nhà giáo dục Xukhômlixki đã khuyên răn chúng ta rằng: khi được khen ngợi, ta nên cảm ơn người khen và cảm thấy vui sướng vì người đó đã giúp ta nhìn nhận ra sự tiến bộ của bản thân mình đẻ ta có thể phát huy những ưu điểm đó nhưng khi bị chê trách cũng không nên buồn bực mà hãy cảm ơn vì những lời chê trách đã giúp ta nhìn nhận ra khuyết điểm của bản thân mình, từ đó, chúng ta sẽ tự nhìn nhận lại mình mà khắc phục, hoàn thiện bản thân.Đã là một con người thì ai ai mà chẳng muốn được khen. Vì sao ư? Một lời khen chân thành, không dối trá giúp ta nhận thấy mình đã làm tốt một việc gì đó và lời khen ấy chính là phần thưởng cho sự nỗ lực ấy. Nhưng khi được người khác khen, ta không được tự mãn về điều đó, về thành quả mà mình đạt được. Ta cũng không phải vì thế mà dương dương tự đắc, kênh kiệu với người khác. Chúng ta phải nên cảm ơn người đã khen mình vì họ đã giúp ta nhận ra điểm tốt, sự tiến bộ của bản thân mình. Lời cảm ơn đó cũng chính là một phần thưởng xứng đáng cho bản thân mình vì đã cố gắng hết sức. Chúng ta nên vui sướng về sự tiến bộ và luôn phát huy những điểm tốt đó. Như khi chúng ta đạt điểm tốt, thầy cô, cha mẹ khen ngợi chúng ta, chúng ta hãy cảm ơn vì lời khen ngợi đó giúp ta tin tưởng vào khả năng của bản thân mình hơn, là động lực để ta cố gắng dành được thật nhiều điểm tốt cho cha mẹ, thầy cô vui lòng. Nhưng cũng không phải vì được khen nên tự cho mình làm tốt rồi, không cần cố gắng nữa nên chủ quan để rồi kết quả học tập dần dần đi xuống. Nghiêm Liên Thành đã từng viết: “Khen và chê là hai vị, tuy là trái ngược nhau, nhưng tuyệt đối không thể thiếu được trong bữa tiệc cuộc đời. Với trẻ nhỏ và cả người lớn: Khen là vị ngọt luôn mới mẻ của kẹo, còn chê là cảm giác chán ngắt.” Khi được khen thì ai cũng vui sướng nhưng khi bị người khác chê bai, quở trách, chúng ta cũng không nên buồn và oán hận người đã dưa ra lời chê ấy mà hãy cảm ơn những lời chê trách ấy giúp ta nhìn lại bản thân mình. Nó giúp ta có mục tiêu để phấn đấu vươn lên, đạt những thành tích cao hơn. Nếu không có những lời chê ấy, ta sẽ nghĩ mình là hoàn hảo nên sẽ không biết cố gắng vươn lên. Những lời chê bai ấy dạy cho ta sống như một con người.Hãy biết sống với lòng biết ơn. Hãy cảm ơn mọi thứ trên đời. Cảm ơn mẹ thiên nhiên đã đem đến cho ta một thế giới tươi đẹp. Cảm ơn cha mẹ đã đem ta đến thế giới này, đã cho ta một mái nhà ấm áp và hạnh phúc. Cảm ơn bạn bè, thầy cô vì đã làm cho cuộc sống này phong phú tình cảm, trí tuệ hơn. Cảm ơn những người đã nằm xuống để cho ta bước lên. Cảm ơn ơn những lần vấp ngã vì nó dạy cho ta đứng lên. Cảm ơn những lời khen vì nó cho ta thấy được sự tiến bộ của bản thân. Hãy cảm ơn cả những lời chê bai quở trách vì nó dạy cho ta biết phấn đấu, biết vươn lên, biết sống như một con người.