Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công "

Câu 1: giải thích lời dạy của Bác "Học tập tốt, lao động tốt" . 
Câu 2: hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công "
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.966
2
0
Ori
01/05/2019 10:48:14
2. Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/05/2019 12:01:09
1.
Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Quả thật Bác đã quên mình cho tất cả! cụ thể cho tình thương yêu ấy là hành động ấy là hành động ra đi tìm đường cứu nước và trở về lãnh đạo cách mạng . bên cạnh những hoạt động lớn lao ấy, Bác vẫn không quên giáo dục các cháu thiếu nien nhi đồng bằng năm điều thiết thực . Trong đó, điều thứ hai Người dạy thiếu nhi là “ Học tập tốt, lao động tốt”.
Đáp lại lời răn dạy của Bác, ta phải hiểu và thực hiện như thế nào cho đúng?
Biết bao vấn đề cần thiết để hiểu và đạt mục đích học tập tốt . thực vậy không ít học sinh đến trường để đối phó, vui chơi mà chưa xác định động cơ học tập đúng đắn.
Bác Hồ cũng đã nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội , phải có con người xã hội chủ nghĩa “ . Con người của xã hội mới phải là con đường vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là phải gồm cả tài và đức. Như vậy tài năng, đạo đức ở đâu mà có? Phải chăng đó là do ta phải học tập tốt. học tập là để có kiến thức , mở mang trí tuệ, nằm được những tri thức van hóa, khoa học của nhân loại, để từ đó biết vận dụng nhằm xây dựng cuộc sống cho bản thân và xã hội.
Nhưng học tập tốt là phải học như thế nào? Trước hết ta cần có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học thích hợp khoa học, phải có thái độ cần cù, vượt khó, quyết không lùi bước truocs những trở ngại trong quá trình học tập. đặc biệt ta phải chủ động tìm tòi học hỏi nơi thầy, bạn và sách vở, báo chí…. Học có phương pháp là không học thuộc lòng một cách hời hợt mà cần tìm tòi hiểu sâu, so sánh, nghiên cứu thêm tài liệu. Có động cơ học tập đúng đắn, ta sẽ có niềm vui, say mê tìm tòi học hỏi, dẫn đến thái độ nghe và ghi bài nghiêm túc. Học và làm bài đầy đủ, chăm chỉ đều đặn để tránh chỗ hổng kiến thức, mất căn bản …tất cả đều có tác dụng nâng cao chất lượng học tập cho mình , nếu ta biết làm đúng hướng , đúngv cách và có nề nếp.
Theo Bác, học tập tốt chưa đủ , ta còn phải lao động tốt nữa. Lao động tốt là thế nào? Lao động tốt là phải đảm bảo ba yếu tố: có kỉ thuật, có kỉ luật có năng suất sao. Hơn nữa, dù lao động phục vụ hay lao động sản xuất , người lao động tốt phải có ý thức tự nguyện, tự giác. Lao động đơn giản hay phức tạp, ở nhà hay ở cơ quan cũng đều cần có ý thức kỉ luật, đảm bảo giờ giấc nội quy nghiêm túc, không vắng mặt tùy tiện . trong lao động, ta cần rèn luyện thái độ làm chủ trong lao động, hiểu rõ ý nghĩa công việc và sự cần thiết của tính kỉ luật. kỉ luật để đảm bảo chỉ tiêu công việc chung của tập thể của bản thân.
Hơn nữa, lao động tốt phải có kỉ thuật: làm khéo, làm đẹp, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tóm lại, lao động có kỉ thuật sẽ tốt đẹp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thành quả lao động đạt năng suất cao.
Bên cạnh chất lượng là số lượng. Làm đẹp mà chậm chạp, rề rà, lấy đâu sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của xã hội. Do vậy, ta cần phải rèn luyện thói quen nhanh nhẹn và chính xác, khéo léo từ nhỏ. Ta cần làm ra nhanh mà vẫn cẩn thận , tỉ mỉ chứ không phải cẩu thả sơ sài chiếu lệ,lâu dần thành thói quen tốt. trong lao động phải biết sáng tạo để cải tiến kỉ thuật, thay đổi quy trình sản xuất từ thủ công đến máy móc hiện đại . như vậy ta mới có thể tạo ra nhiều sản phẩm đều và đẹp, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng cao.
Tóm lại, tuy còn nhỏ tuổi ta chưa là người lao động theo đúng nghĩa nhưng cần được rèn luyện ý thức đúng đắn và thpois quen tốt từ nhỏ. Lúc nào ta cũng lao động tại trường lớp, tại gia đình, khu phố với tinh thần tự giác và có ý thức kỉ luật. Tuy làm việc nhỏ nhưng đó là cơ hội tập cho mình tự rèn luyện.
Học tập tốt, lao động tốt , hai việc cần phải đii đôi với nhau mà bác đã ân cần nhắc nhở chúng ta. Năm điều Bác Hồ dạy thường được ghi trong lớp học để học sinh dễ nhớ. Nhưng điều quan trọng hơn là phải thực hiện bằng những việc làm cụ thể, bằng kết quả học tập và lao động thiết thực. có như vậy chúng ta mới xứng đáng là “cháu ngoan Bác Hồ” và lớn lên ta sẽ là những người làm chủ xứng đáng của đất nước này.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
01/05/2019 12:07:59
2.
Quả thực, trong cuộc sống, sẽ không tránh khỏi những vấp ngã, những tuyệt vọng khi thất bại, thế nhưng, điều quan trọng, là con người ta có biết đứng lên và lấy đó làm bài học để đi đến thành công hay không? Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Thất bại là mẹ thành công” để răn dạy con cháu muôn đời.
Trước tiên, chúng ta phải hiểu, “thất bại”, “thành công” có nghĩa là gì? “Thất bại” là sự vấp ngã, không đạt được những gì như mong muốn, khiến con người ta buồn bực, nản. Ngược lại, “thành công” lại là những thành tựu, những kết quả như mong ước, khiến ta vui vẻ, hạnh phúc. Ở đây, “thất bại” được so sánh với “mẹ thành công” , khi nhắc đến “mẹ”, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến người quan trọng trong cuộc đời ta, cho ta cuộc sống, chăm sóc, dìu dắt ta. Vậy nên khi nói “thất bại là mẹ thành công”, có lẽ, thế hệ trước muốn nhắn nhủ với thế hệ sau về vai trò, ý nghĩa của sự thất bại trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại không phải là điều gì xấu hay bản thân ta kém cỏi mà chính nó sẽ là những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc để giúp ta đạt được thành công sau này.
Lời nhắn nhủ mới sâu sắc mà ý nghĩa làm sao. Dù là quá khứ, hiện tại, hay tương lai, nó vẫn luôn mang đậm tính đúng đắn. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, phải hiểu rằng, cuộc đời mỗi người không bao giờ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công cũng chẳng trải đầy hoa hồng, bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc, đôi khi ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách, hơn hết là thất bại khiến ta nản lòng hay tuyệt vọng. Thất bại là những gì mà chí ít mỗi người sẽ phải đối mặt ít nhất một đến vài lần trong cuộc đời. Không đạt được điểm cao trong kì thì, nấu một món ăn không thành công, không hoàn thành đúng mục tiêu mà công việc đề ra,...đó là những điều dù lớn hay nhỏ, nhưng với từng người, sự thất bại sẽ đều khác nhau. Do đó, trước những sự thất bại ấy, chẳng nhẽ ta sẽ chấp nhận và từ bỏ hay sao?
Tiếp đến, mỗi thất bại sẽ mở ra con đường để đi đến thành công. Thật vậy, khi ta không đạt được một điều gì như mong muốn, chính những sự sai sót, thiếu thốn tỏng quá trình thực hiện ấy sẽ là kinh nghiệm sâu sắc để ta rút ra trong những lần thử nghiệm tiếp theo. Chẳng hạn, khi bạn nướng một chiếc bánh, lần đầu tiên bạn thực hành, chiếc bánh ấy bị khét, bạn sẽ hiểu được rằng cần phải giảm nhiệt độ thấp hơn và lần tiếp theo bạn thử lại, bạn sẽ khắc phục được điều ấy, kể cả có trải qua bao nhiêu lần thử nữa, chẳng phải cuối cùng sẽ cóp lúc bạn có được một chiếc bánh hoàn chỉnh hay sao? Trước mỗi thất bại, nếu chỉ biết nản chí, thất vọng về bản thân và cho rằng mình thật kém cỏi thì vĩnh viễn ta cũng chẳng thể nào có thể đạt được thành tựu trong cuộc sống, luôn tự ti về bản thân, sợ hãi, nhút nhát trước mỗi khó khăn . Nếu điều đó là đúng thì có lẽ vĩnh viễn Thomas Edison cũng chẳng phát minh ra được bóng đèn sợi đốt để chúng ta sử dụng hôm nay sau khi trải qua hàng nghìn lần thất bại, hay có lẽ Walt Disney cũng chẳng thể trở thành một ông trùm hãng phim hoạt hình nổi tiếng như vậy khi trước đó từng bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả",...Vậy nên, họ hay chúng ta, ai cũng sẽ phải trải qua sự thất bại nào đó, nhưng thay vì tỏ ra đau đớn khi cuộc đời “ném đá” vào bạn, tại sao không đứng lên, lấy những vết sẹo ấy làm hành trang để tiếp tục bước tiếp?
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Đừng coi những thất bại như tảng đá lớn chắn ngang con đường đi đến thành công của ta mà hãy coi đó là ngọn đèn để soi sáng con đường ấy. Muốn vậy, con người ta cũng cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, vì nếu chấp nhận thất bại để bước tiếp mà không có sự kiên trì thì cũng sẽ dễ dàng bỏ cuộc. tiếp đến là phải tự tin,tin tưởng vào chính khả năng của bản thân mình, luôn lạc quan, dũng cảm đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Tránh cảm giác tự ti, bi quan, dễ từ bỏ thì nó sẽ không giúp bạn khá lên mà thậm chí sẽ đẩy bạn xuống hố sâu của tuyệt vọng và thất bại.
Cuộc sống cũng vậy, sẽ có những thất bại, nhưng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×