Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu những tấm gương vượt khó trong môn Âm nhạc và Hội họa

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
896
0
0
Phương Dung
13/11/2017 20:53:58

Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.

Hiểu được hoàn cảnh của gia đình, Mạnh không ngừng phấn đấu học tập, tham gia các hoạt động phong trào do trường phát động và phụ giúp ông bà việc vặt trong gia đình. Sách, vở không có Mạnh mượn của anh chị lớp trên. Mạnh luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, được nhà trường biểu dương khen thưởng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh khó khăn đó đã tạo nên ý chí, nghị lực mạnh mẽ giúp Mạnh vươn lên để thực hiện mơ ước của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hà Thanh
13/11/2017 20:56:44

Dạy nhạc để mưu sinh đã đành, nhưng với thầy Nguyễn Tư, vấn đề không đơn thuần chỉ là tiền bạc. Có những em hoàn cảnh khó khăn, đang học nửa chừng thì xin nghỉ vì chuyện tiền nong, thầy sẵn sàng giữ em lại và chỉ bảo tận tình. Học trò nào học tập hiệu quả, ra đời “thành nghề” thầy Nguyễn Tư đều mừng.

Thầy bảo mừng nhất là sự “thành nghề” của những em thuộc đối tượng cá biệt, bị gia đình và xã hội xem như “có vấn đề”. Thầy nói: “Tôi tin âm nhạc đích thực có khả năng “làm hiền” con người. Bằng chứng là rất nhiều học trò thuộc nhóm “nguy cơ cao” theo học nhạc chỗ tôi một thời gian đều “hiền” đi”.

Bị tật hai chân, phải ngồi xe lăn từ nhỏ nhưng niềm đam mê và ý chí kiên cường đã biến một chàng trai khuyết tật - những tưởng sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội - thành một nhạc công; biến một người chưa từng biết đến trường lớp được nhiều thế hệ tôn kính gọi là thầy...

Người thầy đặc biệt đó là thầy giáo dạy nhạc Nguyễn Tư, nhà ở khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa, Phú Yên. Sinh ra với đôi chân tật nguyền, nhưng may thay trời lại phú cho Nguyễn Tư một "đôi tay vàng”. Đôi tay vừa khỏe mạnh vừa linh hoạt, giúp xử lý nhanh nhẹn, gọn gàng mọi việc. Bằng nghị lực và niềm đam mê, thầy Nguyễn Tư đã chiến thắng số phận. Thầy không là gánh nặng mà ngược lại đã sống thật hữu ích.

Học viên có cả người lớn tuổi nhưng phần lớn là giới trẻ: từ sinh viên, học sinh đến những thanh niên - nông dân bỏ học ra đời sớm... Các học viên chủ yếu học đàn organ hoặc guitar, nhưng thầy Nguyễn Tư cũng nhận luyện tiết tấu, xướng âm và thậm chí cả thanh nhạc cho bất cứ ai có nhu cầu.

Đến thăm lớp nhạc, nhìn cảnh thầy Tư hướng dẫn, giảng giải chuyên môn cho học viên là sinh viên, học sinh chuẩn bị thi bộ môn năng khiếu vào các trường nhạc hoặc thoăn thoắt gõ, chỉnh sửa, in ấn các tài liệu trên máy tính không ai dám nghĩ rằng ông thầy ấy chưa từng có một ngày đến trường, đến lớp. Học viên có cả người lớn tuổi nhưng phần lớn là giới trẻ: từ sinh viên, học sinh đến những thanh niên - nông dân bỏ học ra đời sớm... Các học viên chủ yếu học đàn organ hoặc guitar, nhưng thầy Nguyễn Tư cũng nhận luyện tiết tấu, xướng âm và thậm chí cả thanh nhạc cho bất cứ ai có nhu cầu.

Chưa nói đến kỹ năng chuyên môn, ngay nghị lực, niềm đam mê và thái độ nghiêm túc đối với nghệ thuật của thầy Nguyễn Tư cũng đã cho học sinh một bài học lớn, buộc các em phải cố gắng hết mình - tôi đã nghĩ như vậy sau lần “dự giờ” đột xuất ở nhà thầy.

1
0
Hà Thanh
13/11/2017 20:59:14
. Cổ Đô (Ba Vì-Hà Nội) nổi tiếng là làng văn hóa, làng khoa bảng, làng họa sĩ. Mảnh đất này, là nơi hội tụ tới gần sáu chục người thường xuyên vẽ tranh, 16 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong số đó không thể không kể đến họa sĩ, thương binh Nguyễn Ngọc Cũi - một trong những tấm gương vượt khó cống hiến cho nghệ thuật của làng Cổ Đô.
Học hết lớp 8, như bao thanh niên khác, ông Nguyễn Ngọc Cũi lên đường nhập ngũ. Bom đạn không có mắt, sau một trận chiến đấu, ông bị gãy xương hàm, phải đục xương chậu và tháo hết các đốt xương tay phải. Trở về quê hương với mức thương tật được xếp loại 1/4, cánh tay phải không còn khả năng lao động và vẽ tranh nữa, nhưng với niềm đam mê từ nhỏ, ông không lùi bước, chịu khó tập cầm cọ, vẽ tranh bằng tay trái. Ban đầu rất khó khăn, cầm cọ bằng tay chiêu nên nét vẽ nguệch ngoạc. Bức này hỏng, ông lại vẽ bức khác. Khó khăn không làm nản lòng người nghệ sĩ tài ba. Sau một thời gian dài luyện tập, cùng với sự động viên giúp đỡ của gia đình, sự cố gắng không mệt mỏi của ông Nguyễn Ngọc Cũi đã có kết quả. Nhiều bức tranh được vẽ bằng tay trái đã ra đời, ngôi nhà của ông đã trở thành một phòng tranh đồ sộ, từ phòng khách đến giường ngủ tràn ngập tranh của ông. Trong số đó có nhiều bức được chọn in trên các tạp chí của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tây (cũ) và ông trở thành thành viên của hội năm 1981. Ông Nguyễn Ngọc Cũi cho biết: "Tôi đã cố gắng nhiều hơn để bù đắp lại thiệt thòi do chiến tranh gây ra, bởi niềm đam mê hội họa, mong muốn giữ lại cái nghiệp của gia đình và là tấm gương cho các con noi theo". Ông Nguyễn Ngọc Cũi là điển hình cho nhiều họa sĩ khác của Cổ Đô đã đến với nghệ thuật bằng con đường tự học, tự rèn mà thành danh, đến với nghệ thuật bằng niềm đam mê và sự nỗ lực tự vượt lên chính mình. Mong muốn của ông Nguyễn Ngọc Cũi và các lớp họa sĩ Cổ Đô là biến nơi đây thành điểm du lịch làng nghề trong tương lai và giờ đây họ đang cùng nhau góp sức thực hiện điều đó.
1
0
duc-anh.le17
09/08/2020 10:18:32
+2đ tặng
Ở Trường Tiểu học Thịnh Thành - Yên Thành ai cũng biết đến hoàn cảnh của em Phạm Đức Mạnh - Học sinh lớp 5B mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với ông bà nội già yếu. Mạnh đã cố gắng vượt khó, vươn lên học giỏi và còn cáng đáng mọi việc trong gia đình. Cuộc sống của 3 ông cháu chủ yếu dựa vào trợ cấp hàng tháng nên đời sống cực kỳ khó khăn. Hàng ngày em phải đi bộ 5 km đến trường, nếu học thêm buổi chiều thì trưa em phải ở lại trường với nắm cơm bà gói mang theo. Đôi lúc thầy cô thương tình nấu cơm cho em, cũng có khi em đã phải nhịn đói.
1
0
duc-anh.le17
09/08/2020 10:18:43
+1đ tặng
Cổ Đô (Ba Vì-Hà Nội) nổi tiếng là làng văn hóa, làng khoa bảng, làng họa sĩ. Mảnh đất này, là nơi hội tụ tới gần sáu chục người thường xuyên vẽ tranh, 16 hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Trong số đó không thể không kể đến họa sĩ, thương binh Nguyễn Ngọc Cũi - một trong những tấm gương vượt khó cống hiến cho nghệ thuật của làng Cổ Đô.
Học hết lớp 8, như bao thanh niên khác, ông Nguyễn Ngọc Cũi lên đường nhập ngũ. Bom đạn không có mắt, sau một trận chiến đấu, ông bị gãy xương hàm, phải đục xương chậu và tháo hết các đốt xương tay phải. Trở về quê hương với mức thương tật được xếp loại 1/4, cánh tay phải không còn khả năng lao động và vẽ tranh nữa, nhưng với niềm đam mê từ nhỏ, ông không lùi bước, chịu khó tập cầm cọ, vẽ tranh bằng tay trái. Ban đầu rất khó khăn, cầm cọ bằng tay chiêu nên nét vẽ nguệch ngoạc. Bức này hỏng, ông lại vẽ bức khác. Khó khăn không làm nản lòng người nghệ sĩ tài ba. Sau một thời gian dài luyện tập, cùng với sự động viên giúp đỡ của gia đình, sự cố gắng không mệt mỏi của ông Nguyễn Ngọc Cũi đã có kết quả. Nhiều bức tranh được vẽ bằng tay trái đã ra đời, ngôi nhà của ông đã trở thành một phòng tranh đồ sộ, từ phòng khách đến giường ngủ tràn ngập tranh của ông. Trong số đó có nhiều bức được chọn in trên các tạp chí của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tây (cũ) và ông trở thành thành viên của hội năm 1981. Ông Nguyễn Ngọc Cũi cho biết: "Tôi đã cố gắng nhiều hơn để bù đắp lại thiệt thòi do chiến tranh gây ra, bởi niềm đam mê hội họa, mong muốn giữ lại cái nghiệp của gia đình và là tấm gương cho các con noi theo". Ông Nguyễn Ngọc Cũi là điển hình cho nhiều họa sĩ khác của Cổ Đô đã đến với nghệ thuật bằng con đường tự học, tự rèn mà thành danh, đến với nghệ thuật bằng niềm đam mê và sự nỗ lực tự vượt lên chính mình. Mong muốn của ông Nguyễn Ngọc Cũi và các lớp họa sĩ Cổ Đô là biến nơi đây thành điểm du lịch làng nghề trong tương lai và giờ đây họ đang cùng nhau góp sức thực hiện điều đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×