Đỉnh cao của sự hy sinh là cái chết của lão Hạc. Hoàn cảnh nghiệt ngã đẩy lão đến sự lựa chọn bi đát: Nếu tiếp tục kéo dài sự sống tàn thì lão sẽ trở thành kẻ báo hại cho con hay là chết đi để giữ trọn đạo làm cha, đạo làm người. Và lão đã chọn cái chết nhưng không phải cho xong mà là vì con. Lão âm thầm chuẩn bị cái chết từ khi quyết định bán cậu Vàng, bán đi niềm vui, bán đi niềm an ủi cuối cùng của đời mình; từ khi lão gửi gắm ba mươi đồng bạc và mảnh vườn cho ông giáo, sống những ngày lay lặt để cuối cùng xin bã chó của Binh Tư để kết thúc cuộc đời đầy những đau khổ của mình. Có nghĩa là lão đã chuẩn bị tất cả chu đáo mọi việc cho con, cả cho bản thân mình nữa để sẵn sàng đi vào cái chết thật dữ dội và bi thảm. Quả là một sự hy sinh thầm lặng mà cực kì to lớn. Cái chết của lão Hạc là minh chứng cho tình phụ tử nguyên sơ, mộc mạc, thiêng liêng mà cảm động vô cùng. Không chỉ vậy cái chết của lão cũng là để tạ tội với cậu Vàng....
Như vậy, số phận của lão là số phận bi kịch của người nông dân trước cách mạng tháng 8. Cái nghèo đã đè nặng lên thân người khiến cho lão sức cùng lực kiệt; nghèo khổ cướp mất con trai, cướp nốt cậu Vàng; nghèo khổ đẩy lão đến cái chết thảm khốc chưa từng thấy. Cái chết ấy đã kết thúc cảnh đời tủi cực và số phận bitruyện đát của lão Hạc. Không chỉ là nỗi đau, cái chết ấy là lời tố cáo mạnh mẽ̃, sâu sắc cái xã hội tàn bạo bất nhân đã gây nên những cảnh đời thê thảm như lão Hạc. Với chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết, nhà văn Nam Cao đã thể hiện một cách thấm thía với bao tình thương xót về số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.