LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy phân tích cái hay của đoạn thơ sau: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang, Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình, Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Hãy phân tích cái hay của đoạn thơ sau:
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
2 trả lời
Hỏi chi tiết
28.328
6
2
Lương Minh Anh
07/08/2019 11:14:07
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”.
- Thiên nhiên cũng là rừng nhưng là một thứ rừng mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Việt Bắc, rừng mơ đang giữa mùa hoa. “Nở trắng rừng” là cả một không gian bát ngát màu trắng, thứ màu trắng tinh khuyết của những cánh hoa mơ. -
Hoà hợp với vẻ đẹp thuần khiết và dịu dàng ấy của ngày xuân, hình ảnh con người tuy vẫn là người lao động bình dị, nhưng công việc gợi lên không khí tĩnh lặng, thanh bình: “chuốt giang”, “đan nón”. Nhà thơ làm rõ không khí ấy bằng hình ảnh và cả thanh điệu: “chuốt” – “từng sợi giang”. e.
Bức tranh thứ ba, mùa hạ:
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”.
- Rừng trong tranh lúc này là “rừng phách”, lại là rừng phách với màu vàng.
- Cấu trúc của câu thơ (“Ve” – “kêu rừng phách đổ vàng”) còn như cho phép người đọc hiểu rằng: tiếng ve kêu khiến rừng phách đổ sang màu vàng, bởi cái màu vàng của rừng phách nhẹ quá, lung linh quá. Thật ra, theo đúng lo-gích, nghĩa của câu thơ là nghe tiếng ve kêu, thấy rừng phách đổ vàng.
- Câu thơ gợi một không gian lấp lánh màu vàng: Màu vàng trên cao, mùa vàng phủ đầy mặt đất, mùa vàng lơ lửng giữa trời…
- Giữa màu vàng ấy, có những bước chân của một cô gái nhỏ Việt Bắc đang hái măng trong rừng. Thật tĩnh lặng và đáng yêu.
+ Tố Hữu không chỉ nói cô gái, mà nói là “cô em gái”, rất trìu mến. + Tố Hữu gọi việc lấy măng là “hái măng”, giống như việc hái hoa hái quả. Thật ra, việc lấy măng rừng không phải là việc nhẹ nhàng như hái hoa hái quả. + Hình ảnh “cô em gái” còn thêm hai tiếng “một mình”, khiến cho bức tranh càng tăng thêm vẻ yên bình. g. Bức tranh thứ tư, mùa thu Việt Bắc: “Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”. - Bức tranh rất đặc biệt: rừng, không rõ rừng gì, chỉ biết là “rừng thu”. Màu của rừng cũng là màu của “trăng rọi hoà bình”, màu của ánh trăng toả xuống lá rừng. - Bốn tiếng “trăng rọi hoà bình” gợi lên hai liên tưởng: Ánh trăng dịu dàng, yên ả toả xuống rừng thu; cũng có thể hiểu là ánh trăng chiếu rọi phong cảnh hoà bình, trong một đêm thu hoà bình sau khi chiến tranh vừa kết thúc.
- Giữa cảnh rừng thu ấy, con người xuất hiện trong bức tranh cũng rất độc đáo: không thấy hình dáng hay màu sắc, chỉ nhận ra từ âm thanh: “tiếng hát”.
+ “tiếng hát ân tình thuỷ chung”: Thật hợp với bức tranh dưới ánh trăng thu.
+ Liên tưởng: Một đêm trăng thu sau ngày hoà bình trở lại, nhân dân Việt Bắc hội tụ dưới ánh trăng thanh bình, những đôi trai gái vui rừng được hát với những câu hát ân tình, trao nhau những lời hò hẹn thuỷ chung.
- Kết thúc bộ tranh tứ bình bằng một bức tranh đầy đủ nhân hậu, lạc quan. Ta có thể thấy cảnh và người Việt Bắc chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Người đọc có thể nhận ra ý đồ nghệ thuật của nhà thơ vì sao không kết cấu bộ tranh tứ bình theo trình tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để rồi cuối bức tranh phải là mùa đông. Nhà thơ giã từ biệt Bắc giữa mùa thu. Kỉ niệm sau cùng, đẹp nhất là mùa thu, là phong cảnh hoà bình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
3
(•‿•)
07/08/2019 12:00:01
"Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ ai đan nón chuốt từng sợi giang"
Việt Bắc mùa xuân đến hoa mơ trắng nở rộ khắp cánh rừng, nó mang đến cho thiên nhiên một cảnh đẹp nền nã, dịu dàng. Những cánh trắng hoa mơ trước ánh nắng nhẹ nhàng của mùa xuân trở nên tinh khiết và trong trắng làm sao. Người chiến sĩ cách mạng trước cảnh đẹp nên thơ ấy lại nhớ đến hình ảnh người Việt Bắc chăm chỉ kiên trì chuốt từng sợi giang đan nón. Ở đây ta thấy được vẻ đẹp chăm chỉ, bền bỉ và kiến trì của con người Việt Bắc.
Mùa xuân qua đi mùa hạ lại về, hoa mơ được thay thế bằng rừng phách, màu trắng được thay thế bằng màu vàng - màu đặc trưng của mùa hạ. Đặc biệt trong cảnh ngày hè ấy không thể thiếu âm thanh của những dàn đồng ca mùa hạ là tiếng của những chú ve:
"Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ con em gái hái măng một mình"
Nhà thơ sử dụng thật đắt, thật hay từ "đổ", nối tiếp câu thơ tả cảnh mùa xuân, mùa hè hiện ra như đổ màu vàng thay thế cho cánh rừng hoa mơ trắng. Cánh rừng ấy đang ngả mình đón mùa hè với màu sắc khác biệt, rực rỡ hơn. Người chiến sĩ nhớ người con gái Việt Bắc hái măng một mình. Hai từ "một mình" cho ta thấy sự nguy hiểm luôn dình dập bên cạnh cô gái nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự gan góc, dũng cảm của người em gái Việt Bắc.
Cuối cùng là bức tranh mùa thu, bức tranh ấy hiện lên với những hình ảnh của ánh trăng và tiếng hát của người thủy chung:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."
Có thể nói nhà thơ Tố Hữu đã rất thành công khi vẽ lên một bức tranh thiên nhiên bốn mùa nơi Việt Bắc núi cao, đèo lớn. Những hình ảnh thiên nhiên ấy gắn liền với hai từ Việt Bắc, con người nơi đây hiện lên với những nét đẹp tâm hồn và tính cách chăm chỉ, kiên trì, làm chủ, gan góc, tình nghĩa. Những đức tính ấy cũng góp phần làm nên chiến thắng cho dân tộc ngày hôm nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư