Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy so sánh hai biện pháp nghệ thuật tu từ: Ẩn dụ và Hoán dụ

1.Thế nào là ẩn dụ? Các kiểu ẩn dụ? Cho VD
2.Thế nào là hoán dụ? Các kiểu hoán dụ? Cho VD
3.Hãy so sánh hai biện pháp nghệ thuật tu từ: Ẩn dụ và Hoán dụ (Gợi ý: Chỉ ra điểm giống và khác nhau)
10 trả lời
Hỏi chi tiết
3.705
3
5
Tuấn
30/07/2018 21:32:59
A. Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:
1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)
Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ:
Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.
B. Hoán dụ
Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt
Có tổng cộng 4 kiểu hoán dụ mà các bạn thường gặp đó là
1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ:
Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.
2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.
3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Ví dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.
4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Ví dụ :
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A) được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)
Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề
Ví dụ :
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)
Má hồng: chỉ người con gái đẹp
Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
– Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
– Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
6
physic 2019 Nguyễn
30/07/2018 21:33:21
câu 1 :
1. Ẩn dụ là gì ?
Định nghĩa có rất nhiều trên mạng nhưng không phải thông tin nào cũng chuẩn xác. Theo SGK là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
2. Một số hình thức, ví dụ về ẩn dụ
Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:
– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ:
Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
5
5
Nguyễn Thị Thu Trang
30/07/2018 21:33:22
câu 3
Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :
+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
Lấy A để chỉ B
+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
+ Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc
Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ
+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:
Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
3
4
Tiểu Khả Ái
30/07/2018 21:35:27
1.Thế nào là ẩn dụ? Các kiểu ẩn dụ? Cho VD
_____________________
+ Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Có 4 kiểu ẩn dụ:
– Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ:
Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
– Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.
– Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác .
Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
1
3
Shellry
30/07/2018 21:35:47
1 . Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 4 loại ẩn dụ:
+ Ẩn dụ hình thức 

VD : Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt. 
+ Ẩn dụ cách thức
VD : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
+ Ẩn dụ phẩm chất
VD : Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
VD : Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.
 
3
3
Tiểu Khả Ái
30/07/2018 21:37:13
2.Thế nào là hoán dụ? Các kiểu hoán dụ? Cho VD
- Hoán dụ là gọi tên các sự vật, các hiện tượng hoặc khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác. Chúng đều có nhiều nét gần gũi với nhau nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
- Một vài kiểu hoán dụ
Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:
– Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.
– Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.
3. Ví dụ về hoán dụ
– Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.
=> Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
– Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.
=> Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.
– Này, cô bé áo vàng kia !
=> Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.
– Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.
=> Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.
1
3
Shellry
30/07/2018 21:37:32
2 . Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt.
- Có 4 loại hoán dụ:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
1
3
Nguyễn Tấn Hiếu
30/07/2018 22:16:34
1, - Định nghĩa: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình và làm câu văn thêm sinh động. - Chúng ta có các loại ẩn dụ như:
(1) Ẩn dụ hình thức (tương đồng đặc điểm bên ngoài)
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
(2) Ẩn dụ cách thức ( tương đồng cách thức thực hiện)
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước tương đồng với hưởng thành quả lao động hoặc hưởng ơn, nhớ nguồn tương đồng với sự biết ơn và hành động trả ơn.
(3) Ẩn dụ phẩm chất (tương đồng tính cách bên trong)
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Ví Bác Hồ như người cha mặc dù không có quan hệ máu mủ ruột thịt, vì Bác đã dành trọn tuổi thanh xuân và cuộc sống của mình lo cho đất nước, dân tộc. Hai câu văn này trích trong "Đêm nay Bác không ngủ" miêu tả Bác đang chăm lo cho cuộc sống của người chiến sĩ biên cương giữa đêm đông giá rét như người Cha chăm sóc đứa con yêu của mình
(4) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận giác quan này sang giác quan khác)
"Cha dắt con đi trên cát, ánh nắng chảy đầy vai"
Chuyển đổi từ thính giác "nhìn thấy ánh sáng" sang xúc giác "cảm nhận trên da thịt ánh sáng chảy đầy vai". Câu văn thêm phần ngọt ngào và ấm áp.
2
2
Nguyễn Tấn Hiếu
30/07/2018 22:17:36
2, - Định nghĩa: Hoán dụ là dùng tên gọi của một bộ phận của sự vật để gọi toàn thể sự vật. Tức là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi để tăng sức gợi hình, gợi cảm và làm câu văn thêm sinh động.
- Chúng ta có các loại hoán dụ như:
(1) Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Lấy một cây, ba cây để chỉ giữa cá nhân và một cộng đồng người. Câu này ý nói muốn phát triển, đi xa hơn trong công việc, cuộc sống chúng ta phải đi cùng nhau.
(2) Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.
(3) Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.
Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.
(4) Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Đạo cao một thước
Ma cao một trượng
"Đạo" ở đây tức chỉ cho cái thiện, cái chân thiện mỹ của cuộc sống. "Ma" đây chỉ có cái ác hoặc những điều tiêu cực. Ý ở đây nói nếu nhìn bề ngoài thì lúc nào ta cũng thấy rằng điều xấu lúc nào cũng lấn át cái tốt nhưng hàm ý sâu sa của nó là chúng ta hãy cứ sống tốt, rồi những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với chúng ta.
4
2
Nguyễn Tấn Hiếu
30/07/2018 22:18:29
3, Giữa ẩn dụ và hoán dụ :
- Giống nhau : Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Khác nhau :
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng.
Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác.
+ Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận)
Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo