1. Quan sát tế bào ban đầu
Ban đầu tế bào được ngâm trong nước cất → nước thấm vào tế bào → tế bào trương nước → khí khổng mở ra.
2. Thí nghiệm co nguyên sinh
Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở lên ưu trương → nước thấm từ tế bào ra ngoài → tế bào mất nước → tế bào co lại, lúc này màng sinh chất tách khỏi thành tế bào → hiện tượng co nguyên sinh → khí khổng đóng.
3. Thí nghiệm phản co nguyên sinh
Khi cho thêm nước cất vào tiêu bản → môi trường ngoài nhược trương → nước lại thấm vào trong tế bào → tế bào từ trạng thái co nguyên sinh trở lại trạng thái bình thường (phản co nguyên sinh) → khí khổng mở.
4. Điều khiển sự đóng mở của khí khổng
Lỗ khí đóng hay mở phụ thuộc vào lượng nước trong tế bào
+ Tế bào no nước (trương nước) → lỗ khí mở
+ Tế bào mất nước → lỗ khí đóng
Điều khiển sự đóng mở của khí khổng thông qua điều chỉnh lượng nước thẩm thấu vào trong tế bào