Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn (từ 10 - 15 câu) nêu suy nghĩ của mình về câu nói: "... Tất cả những gì tốt đẹp chỉ có thể có được khi ta đánh đôi bằng những công hiến, hi sinh"

Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (từ 10 - 15 câu) nêu suy nghĩ của mình về câu nói: "... Tất cả những gì tốt đẹp chỉ có thể có được khi ta đánh đôi bằng những công hiến, hi sinh"
Câu 2. Viết một đoạn văn (từ 10-15 câu) nêu suy nghĩ của mình về lối sống cần có của các bạn trẻ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.195
0
0
Nguyễn Gia Bảo
15/12/2017 17:55:19
Đề 2 nè chớ đề 1 mình ko bik làm nhé. Thông cảm

Ôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sông. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị.

Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông.

Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ đế’ bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nêu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điếm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh — tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chĩ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẩn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn nhừng bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản…?

Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến.

Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai — một nhân vật văn học đã đế lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế…

Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ cùa mình?

Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chi là nhừng niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc… Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghi nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ. Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sê để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này.

Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phái gìn giữ, nâng niu.

Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trỏ’ thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thắng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tât nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Linh's Chồn's
15/12/2017 18:13:42
Câu 2.

Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, người để lại cho người dân Việt Nam và thế giới về một tấm gương "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cả cuộc đời người là minh chứng cho một lối sống giản dị đã đạt đến độ thanh cao. Cả cuộc đời vì nhân dân, vì dân tộc, người được cả thế giới biết đến nhưng ai có thể quên được hình ảnh quen thuộc của người trong bộ quần áo bộ đội, đôi dép cao su đi nhiều đến mòn vẹt… Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày Bác cũng không dành cho mình một sự ưu đãi đặc biệt nào. Những ngày trên chiến khu Việt Bắc, ấn tượng biết bao hình tượng một vị lãnh tụ “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”, hình tượng một vị cha già tham gia tập thể dục với bộ đội để cỗ vũ cho mọi người đều tập thể dục, nâng cao sức khỏe, hình ảnh Hồ Chí Minh với chiếc áo treo trên đầu gậy, tranh thủ vừa đi đường vừa hong nắng, hong gió cho khô… Những ngày đầu mới giành được chính quyền, Bác vẫn ăn cơm cùng với anh em trong cơ quan ở Bắc Bộ phủ, cũng vẫn một suất ăn bình thường như các đồng chí khác.

Trở về Hà Nội, sau kháng chiến chống Pháp, là Chủ tịch nước, nhưng bác không ở dinh toàn quyền cũ, lộng lẫy, khang trang, mà ở ngôi nhà của một người thợ điện cũ chỉ có ba phòng nhỏ đơn sơ. Cho đến ngày 17/5/1958 thì chuyển sang ở hẳn ngôi nhà sàn gỗ giàn dị mà ngày nay đã đi vào huyền thoại trong huyền thoại chung đẹp đẽ của cuộc đời Người. Và ngày ngày, người làm vườn, trồng rau, bất sâu, nuôi cá,… vị Chủ tịch nước ấy đã chọn chỗ ở của mình là ngôi nhà sàn gỗ với hai buồng nhỏ. Mỗi phòng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10m2, không phải là không mang một ý nghĩa sâu sắc. Cũng như đôi dép lốp, chiếc quạt lá cọ, bộ quần áo kaki đã sờn, những bữa cơm thanh đạm đậm đà mùi vị quê hương, cuộc đời Bác chính là cả một bài học lớn cho mọi thế hệ về đức giản dị, điều cần thiết đối với con người mọi thế hệ. Bác là thế đấy! Giản dị khiêm nhường nhưng ai dám phủ nhận rằng cái khiêm nhường ấy lại không góp phần làm nên sự vĩ đại và đặc biệt trong hình ảnh Người?

Từ tấm gương giản dị của bậc lãnh tụ ta suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người. Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống hòa hợp và gần gũi với những người xung quanh. Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối, nó phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, Không thể sống giản dị một cách gượng ép; trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản chất nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Để có được lối sống giản dị cần bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Trước hết, cần phải biết quý trọng những gì ta đang có trong tay, đánh giá được đúng giá trị của chúng cũng như sự vất vả để làm ra chúng. Con cái cần phải biết quý trọng những đồng tiền do cha mẹ làm ra, học cách chi tiêu một cách tiết kiệm. Thể hệ sau phải biết quý trọng những giá trị mà đời trước để lại. Chỉ khi làm được điều đó người ta mới có ý thức sống tiết kiệm, giản dị. Trước khi bắt tay vào làm công việc gì, hãy cố gắng suy nghĩ xem có thể tìm ra một cách giải quyết nào khác đơn giản và tiết kiệm hơn nhưng vẫn đạt được những kết quả tương tự hay không? cố gắng biết suy xét giữa những điều mình cần và những điều mình muốn, cũng như khả năng có thể thực hiện để tìm ra được cách giải quyết tối ưu. Giản dị mang lại cho ta vẻ đẹp không khoa trương nhưng có sức thu hút lòng người. Rèn luyện cho mình thói quen sống giản dị, con người sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh. Biết quý trọng những gì mình đang có để có thể san sẻ và cảm thông với cuộc sống của người khác.

Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
15/12/2017 19:08:25
- Thế kỉ 21 là thế kỉ của hội nhập toàn cầu. Nhiều thanh niên Việt Nam đang ra sức học tập đế có điều kiện hội nhập với thế giới và phần lớn thanh niên sống có ích, sống có hoài bão, sống có lý tường.
- Song, một bộ phận không nhỏ thanh niên lại sống buông thả nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ ích kỉ của cá nhân. Là thế hệ thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta có suy nghĩ gì về lối sống đó ?
- Lối sống buông thả, được hiểu là sống theo sở thích ích kỉ của bản thân, đi ngược lại kỉ cương, phép tắc và những chuẩn mực đạo đức của gia đình, xã hội, là sống thiếu lí tưởng, thiếu văn hóa, thiếu nhân cách.
- Thực trạng lối sống buông thả là bắt nguồn từ học sinh, sinh viên, thanh niên lười học, lười lao động, không chịu tu dưỡng đạo đức nên sa ngã vào các tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân:
+ Gia đình giàu có, con cái ăn chơi sa đọa. Gia đình nghèo nhưng con cái thích ăn ngon, mặc đẹp, muốn sống sung sướng nên đua đòi. Cha mẹ không có điều kiện gần gũi, mải lo làm ăn mà quên đi nghĩa vụ giáo dục con cái. Bên cạnh đó cũng còn nhiều cha mẹ chiều chuộng con quá mức,...
+ Nhà trường chưa có biện pháp giáo dục nghiêm khắc, chưa thấu hiểu tâm lí học sinh, chưa quản lí chặt chẽ. Cùng với đó là sự phát fríen của các mạng xã hội thông tin như Facebook, Yahoo, Zalo làm cho giới trẻ không ý thức về lẽ sống.
+ Nhận thức của thanh niên còn thiển cận, sống dễ dãi, sống gấp, sổng hôm nay không biết đến ngày mai, không ước mơ, không lý tưởng. Khi đã vấp ngã thì mặc cảm, buông xuôi, không có ý chí, nghị lực vươn lên.
- Hậu quả của lối sống buông thả là để lại gánh nặng cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Gia đình bất hạnh, bẽ bàng với mọi người xung quanh. Bản thân thì tuyệt vọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, suy nghĩ dại dột, thậm chí dẫn đến những hành động tiêu cực. Ngoài ra còn có nhiều bạn trẻ yêu đương quá sớm, bó bê học hành và đến khi chán nản thì dễ có những hành động tiêu cực.
- Nhận thức được điều đó, tuối trẻ chúng ta hãy xác định cho mình một con đường đi đúng đắn, đó là sống có lý tường, có trách nhiệm. Trong gia đình, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong hơn trong mọi van đê, nhât là đạo đức. Bên cạnh đó, cần thiết lập tốt hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục tuổi trẻ.
- Chúng ta có cuộc sống thanh bình như ngày hôm nay là phải đổi biết bao máu xương của cha ông, của các anh hùng đã ngã xuống cho Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận để xứng đáng với những hi sinh của thế hệ đi trước và sự kỳ vọng tha thiết cùa những ngu'ô’i ngã xuống cho quê hương.
- Hiêu được điều đó, chúng ta phải lên án lối sống buông thả của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Tuồi trẻ phải thấy rằng, sống có lý tường, có tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, là thước đo giá trị con người, là cơ sờ để xây dựng 2Ía đình hạnh phúc, xã hội văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k