Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiểu và suy nghĩ về đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
574
0
0
Tôi yêu Việt Nam
07/04/2018 13:21:13

Đề bài: Hiểu và suy nghĩ về đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Bài làm

   Các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và y nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó

   - Yếu tố thời gian: Trong đêm khuya thanh vắng

   - Yếu tố không gian: không gian hẹp là căn phòng vắng lặng của người cô phụ, bước chân của nàng trở nên cô đơn, bé nhỏ ngoài hiên vắng, không gian rộng chính là không gian nơi người chông đi chinh chién"non Yên". Từ đó ta có thể thấy rằng tác giả miêu tả sâu sắc diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Các từ: nhớ - mong – sầu – muộn trong đoạn thơ cũng đã chứng minh điều đó.

   Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ: Hai khổ thơ đầu (1-8) giới thiệu nhân vật với những hành động bộc lộ trạng thái tâm lí của người chinh phụ: buồn rầu, cô đơn, chờ mong khắc khoải trong một hoàn cảnh thật đặc biệt:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen

...

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

   Cách xưng hô bằng ngôn ngữ tự xưng "thiếp" được kết hợp với biểu tượng: "đèn" sóng đôi với nhân vật trữ tình đã khiến cho câu thơ mang sức nặng của tâm trạng. Đèn được nhắc đến như một nhân vật, một người bạn để tâm sư, để bày tỏ nỗi niềm. Đèn hình nư đã thấu hiểu tâm trạng của người chinh phụ cho nên đã chia sẻ nỗi cô đơn bi thiết cùng nàng bằng cách tạo ra hoa đèn. Trong đêm tối mênh mông, người chinh phụ một mình một bóng câm lặng trước ánh sáng le lói phát ra từ chiếc đèn nhỏ, người chinh phụ xinh đẹp, cô đơn. Câu thơ" Hoa đèn kia với bóng người khá thương!" chính là tiếng nói xót thương cho thân phận người chinh phụ của tác giả. Về nghệ thuật, tác giả sử dụng các câu hỏi tu từ những từ gợi cảm xúc: bi thiết, khá thương, buồn rầu, biết chăng nhằm khắc sâu trạng thái tâm lí của nhân vật, đồng thời hé nở cho người thấy được tình cảnh lẻ loi đơn chiếc của người chinh phụ

   Người chinh phụ đau khổ vì sự chờ đợi mỏi mòn, vô vọng của nàng hướng tới người chồng. Giữa hai vợ chồng họ là muôn trùng xa cách. Nỗi nhớ thương lo âu, tình cảnh lẻ loi, đơn chiếc của người chinh phụ đã xuyên suốt cả thời gian, không gian, nó luôn ám ảnh, day dứt trong tâm tư suy nghĩ của nàng.

   Những câu thơ là lời của người chinh phụ:

- Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có người biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi

- Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhờ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

   Tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, giãi bày tâm trạng nhằm đem lại sắc thái thẩm mĩ mới cho tác phẩm, nâng cao tính biểu cảm cho lời thơ, tạo nên tính chân thực của cảm xúc. Tác giả sử dụng các câu hỏi tu từ, những từ gợi cảm xúc: bi thiết, khá thương, buồn rầu, biết chăng nhằm khắc sâu trạng thái tâm lí của nhân vật đồng thời hé mở cho người đọc thấy được tình cảnh lẻ loi đơn chiếc của người chinh phụ.

   Trong nguyên tác, bài thơ viết theo thể trường đoản cú, dịch giả dùng thơ Nôm, thể song thất lục bát để chuyển tải nội dung. Cách dùng này rất phù hợp với nhu cầu diễn tả nội tâm đau khổ, sầu muộn của con người, đặc biệt là người chinh phụ có chồng đi chinh chiến xa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×