Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình ảnh giọt nước mắt khó cầm cứ rơi, gọi cho em nhớ tới một khổ thơ của Viễn Phương. Hãy chép chính xác khổ thơ ấy

Giúp e bài này vs ạ chỉ cần làm từ câu 1 đến câu 4 thôi
3 trả lời
Hỏi chi tiết
7.707
12
3
Nguyễn Bảo Yến
20/02/2019 19:20:20
Đề 1 :
  1. *Hình ảnh giọt nước "mắt khó cầm cứ rơi" gợi nhớ tới khổ thơ thứ tư trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương:
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
*Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác : đầu tiên là tâm trạng bồi hồi , xúc động của tác giả khi đứng trước lăng, tiếp đến là nỗi đáu đớn, tiếc thương của tác giả khi bước vào trong lăng và cuối cùng là tâm trạng lưu luyến, bịn rịn muốn mãi ở bên Bác khi rời lăng.
2.Nghệ thuật điệp ngữ trong khổ thơ vừa chép: "Muốn làm" ( được nhắc lại 3 lần ) đi cùng với các hình ảnh của thiên nhiên "con chim" , "đóa hoa" , "cây tre" đã
+ Làm cho nhịp thơ thêm dồn dập;
+ Nhấn mạnh ước muốn tha thiết , mãnh liệt của tác giả.
3.Câu thơ đầu trong khổ thơ:
+như là một lời giã biệt
+như là một một tiếng nấc nghẹn ngào, thổn thức phải cố kìm nén nỗi đau khi sắp chia ly
+từ "trào" bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, nỗi luyến tiếc không muốn rời xa và tình cảm thiết tha ,sâu lắng của tác giả.
4.
* Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng thể hiện ước nguyện của tác giả đó chính là "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải.
* Và cụ thể là khổ thơ thứ tư trong bài đó :
" Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến "
* Điểm giống và khác nhau giữa hai khổ thơ:
- Giống :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cốnghiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.
- Khác :
+ Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đè cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
+ Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ "muốn làm", giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng, vừa thiết tha. thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn ở mãi bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót, làm bông hoa tỏa hương sắc, làm cây tre trung hiếu.
5. Đoạn văn quy nạp phân tích khổ 3
Bài làm
Ở khổ thơ thứ ba của bài thơ "Viếng lăng Bác", Viễn Phương viết :
" Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim! "
Trước tiên là hai câu thơ đầu, được tận mắt chiêm ngưỡng Bác kính yêu, nhà thơ như quên đi sự thật - Bác đã qua đời.Sau bao ngày bộn bề công việc, lo nghĩ cho đất nước, giờ đây Bác đã có một giấc ngủ thanh thản giữa vầng trăng sáng trong , dịu nhẹ cùng không gian tĩnh lặng, thiêng liêng.Sinh thời, Bác Hồ vốn dĩ là người rất yêu trăng,trăng như là một người bạn tri âm,tri kỉ.Những vần thơ của Bác luôn tràn đầy ánh trăng, trăng đã từng vào thơ của Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Bác.Hai câu thơ sau,tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa : "trời xanh là mãi mãi".*Bác chưa hề mất.Bác như hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân tộc,sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân.Dù vẫn tin như thế những tác giả không đau xót vì sự ra đi đột ngột của Bác.**"Nhói",từ đã khắc họa rõ nỗi đau quặn thắt của tác giả,tê tái từ trong đáy sâu tâm hồn, như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả khi đứng trước thi hài của Người.Nói tóm lại,khổ thơ đã diễn tả được sâu sắc lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả khi vào trong lăng.
---Chú thích : * Câu phủ định
** Câu có khởi ngữ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Manh Nguyen
21/02/2019 11:58:27
Giúp mình đe 2 vs
0
0
Nguyễn Bảo Yến
21/02/2019 18:09:57
Đề 2 :
4.
- Các từ "bát ngát" và "xanh xanh" là tính từ
- Tác dụng trong việc hình dung về khung cảnh trước lăng Bác:
+ Từ "bát ngát" gợi mở không gian khoáng đạt, rộng lớn nơi mà vị cha già đang yên nghỉ.
+ Từ "xanh xanh" đã nhấn mạnh sức sống bền bỉ , kiên cường bao đời của tre, và mở rộng ra hơn nữa là của con người Việt Nam.
5.
- Địa danh miền Nam còn xuất hiện trong bài thơ "Đồng chí"
- Tác giả Chính Hữu
- Câu thơ có chứa từ "miền Nam" là "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước"
6. Nghị luận về văn hóa xếp hàng của con người Việt Nam

Bài làm
Không chỉ cần những chiến công lừng lẫy, những phát minh vĩ đại, những nghĩa cử lớn lao, những cá nhân kiệt xuất, cuộc sống này còn cần cả những cử chỉ nhỏ bé mà văn minh của tất cả mọi người để trở nên tươi đẹp, an lành. Một trong những điều tưởng chừng giản dị mà rất đỗi cần thiết ấy là văn hóa xếp hàng. Bạn sẽ chẳng cảm thấy vui vẻ nếu rơi vào những tình huống chen lấn, cãi vã vì chuyện xếp hàng mà việc giành chỗ của người khác để được thanh toán trước trong siêu thị được nêu ở đề bài là một ví dụ thường gặp.

Trước hết, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình huống giả định trong đê' bài là tình huống khá phổ biến trong đời sống. Mỗi người có thể đã gặp tình huống này ở đâu đó như ở cầy rút tiền ATM, tại cửa hàng ăn uống, trong rạp chiếu phim... Nhưng dù ở bất kì đâu, hành động chen lấn và giành chỗ của người khác mà không chịu xếp hàng theo thứ tự luôn là hành vi khiếm nhã, thiếu văn hóa. Nếu rơi vào tình huống trên, chúng ta không nên mất bình tĩnh và cũng không được im lặng mà phải xử lí một cách nhanh chóng, thẳng thắn. Không những vậy, việc xử lí có thể còn phải diễn ra ở nhiều mức độ. Đầu tiên, em sẽ đề nghị bạn một cách nhẹ nhàng “Mình đến trước, bạn đến sau, bạn nên vẽ đúng vị trí của mình để được thanh toán”. Nếu bạn cố tình bỏ qua, em sẽ dùng lời nói mạnh mẽ hơn “Ở nơi công cộng, ai củng phải xếp hàng để công bằng và nhanh chóng. Khi mất thời gian ở chỗ này là bạn cũng mất luôn vị trí tốt hơn ở phía sau”. Nhưng khi lời nói không có tác dụng, em sẽ nhờ đến sự can thiệp của các cô chú nhân viên ở siêu thị và những người cùng xếp hàng với mình để bạn tuân thủ sự ván minh, công bằng nơi cống cộng. Hi vọng, qua tình huống này, bạn sẽ hiểu văn hóa xếp hàng và không lặp lại hành động tương tự ở nơi khác.

Văn hóa xếp hàng đơn giản là việc cộng đổng cùng tuân thủ việc xếp hàng theo thứ tự, có người trước, người sau theo một trật tự nhất định ở nơi công cộng. Ngoài ra, văn hóa xếp hàng còn thể hiện qua thái độ văn minh khi biết giữ trật tự, không gây lộn xộn và hành động đẹrp khi giúp đỡ hoặc nhường lối cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, em nhỏ, người khuyết tật... Người Việt đã từng có hình ảnh đẹp về văn hóa xếp hàng thời kì bao cấp, khi người ta xếp hàng từ hai, ba giờ sáng để mua cân gạo, miếng thịt... nhưng vẫn luôn tuần tự và tôn trọng những người xung quanh, không để xảy ra chuyện tranh giành, cãi vã. Thực tế, nhiều người trong cộng đồng cũng có được ý thức tốt đẹp nàv. Điều đáng tiếc là ý thức đẹp ấy chưa phải là số đông. Bởi vậy, lâu nay chuyện xếp hàng của người Việt đã tốn nhiều giấy mực của báo chí, khiến cho hình ảnh người Việt xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Thật không khỏi hổ thẹn khi nhìn lại cảnh hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để có được miếng shushi miễn phí trên phố Đoàn Trẩn Nghiệp (Hà Nội) năm 2013; cảnh trèo rào, chen lấn để được tắm miễn phí trong công viên nước Hồ Tây năm 2015... Và hàng ngày, thầy cô vẫn phải nhắc nhở học sinh xếp hàng ngay ngắn, vắng các chú cảnh sát giao thông là đường tắc và tiếng còi xe inh ỏi trên đường phố của những đô thị được coi là phát triển văn minh, hay ngay cả Ban tổ chức đã nỗ lực hết sức cũng không thể ngăn được hàng nghìn, hàng triệu người dẫm đạp lên nhau tại các lễ hội lớn... 

Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người nói chung, bất ; ì kể là thời kì xưa cũ hay thời kì hiện đại, vừa là một kỉ luật vô cùng cần thiết để chúng ta gìn giữ được cuộc sống văn minh, tiến bộ. xếp hàng đúng vị trí, tôn ! ì trọng người xung quanh, những hành động ấy tuy nhỏ nhưng lại có vai trò và ý nghĩa to lớn. Trước hết, xếp hàng có văn hóa giúp mọi việc diễn ra trôi chảy, nhanh chóng và công bằng. Điểu đó còn giúp tiết kiệm thời gian, giúp phòng tránh những cảm xúc tiêu cực và những sự việc đáng tiếc. Sở dĩ văn hóa xếp hàng còn yếu trong cộng đồng chúng ta vì nhiểu nguyên nhân mà đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức kém của mỗi người. Thói ích kỉ, sự thiếu kiên nhẫn cùng tâm lý đám đông đã khiến hành vi xấu xí này nhân rộng và ăn sâu trong cộng đồng. Hậu quả là, tất cả tạo nên bức tranh cảnh quan cộng đồng lộn xộn và ẩn chứa nguy cơ bất hòa, vũ lực.

Đáng trách hơn, có những người sẵn sàng nổi nóng khi người khác giành chỗ của mình nhưng lại thản nhiên chen lên trước người khác. Thậm chí, có những người sẵn sàng nói dối, ngụy biện bằng những lí do cá nhân như “Tôi có việc gấp” để phá vỡ trật tự xếp hàng. Và thật đáng xấu hổ khi đó không phải là hiện tượng đơn lẻ mà là hiện tượng phổ biến. Sự dễ dãi, tâm lí quen chộp giật, được việc mình trong cách xếp hàng còn góp phần di căn tạo nên thói quen chạy chọt cửa sau, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp cùng nhiều bất công trong các lĩnh vực khác.

Để giải quyết thực trạng trên, cẩn có sức mạnh cộng đồng thể hiện trong ý thức kỉ luật chung và hành động chung chống lại bất kì hành vi thiếu văn hóa nào; cần có sức mạnh giáo dục của nhà trường, xã hội và cần có khao khát sống tử tế, sống có nhân cách của mỗi người. Thế giới đã cho chúng ta những tấm gương tuyệt vời như cách người Nhật xếp hàng nhận cứu trợ sau thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011; cách người Pháp, người Thụy Điển, người Hàn Quốc xếp hàng thực hiện nếp sống văn minh. Và không ở đâu xa, ngay trong ngôi trường chúng ta học, ngay trong khu phố chúng ta sống và ngay ở bất kì nơi công cộng nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy bên cạnh những người ý thủc kém là những người nhẫn nại xếp hàng. Để bảo vệ sự công bằng để những người có ý thức tốt và chính chúng ta không phải chờ đợi hay khó chịu vì những người thiếu ý thức, cẩn có văn hóa xếp hàng của cộng đồng, của dân tộc.

Lịch sử đã ghi nhận những chiến công hiển hách của cha ông ta trong quá trình đấu tranh chống thực dân, phát xít, đế quốc. Hãy để bạn bè quốc tế thấy rằng bên cạnh hình ảnh người Việt anh hùng còn là người Việt văn minh, người Việt khiêm nhường, xóa nhòa hình ảnh người Việt xấu xí hiện nay. Quan trọng hơn cả, sống có văn hóa từ những việc nhỏ, người Việt mới có được sự thuận hòa, yên vui cho chính mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư