Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh An Giang

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.857
2
1
Linh Annie
18/10/2017 20:43:44
Nhắc đến những chiến công huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta, nhiều người nhớ đến những bà mẹ miền Nam anh hùng. Sống ở vùng địch kìm kẹp, nhiều bà mẹ không chỉ hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc, mà còn tích cực tham gia hoạt động cách mạng trong lòng địch. Khi đất nước thống nhất, các mẹ lại nêu gương sáng giữa đời thường.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nga, 87 tuổi, ngụ ở phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Dù sức khỏe đã yếu và không còn được minh mẫn, nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, những ký ức xưa tràn về làm cảm xúc của mẹ lại trào dâng. Ông Võ Tri, con trai của mẹ, cho biết: “Mỗi lần tiếp xúc với cán bộ, chiến sĩ quân đội, má tôi thường xúc động nhớ đến bố tôi và em tôi đã hy sinh trong kháng chiến”.


Mẹ Nguyễn Thị Nga và các con, cháu.

 

Mẹ Nga quê ở xã Mỹ Hiệp (Phù Mỹ, Bình Định). Ngày còn trẻ, nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ, năm 1945 mẹ cùng chồng là ông Võ Văn Trứ đã tham gia phong trào du kích, tham gia kháng chiến, giành chính quyền tại địa phương. Năm 1948, ông Trứ tham gia LLVT và hy sinh năm 1951 tại Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc), để lại cho bà hai người con thơ: Anh Võ Tri lúc ấy 5 tuổi và Võ Cẩm 3 tuổi. Nén nỗi đau, mẹ Nga vừa tần tảo lao động nuôi con, vừa tham gia giao liên cho bộ đội, du kích và rải truyền đơn tuyên truyền ở địa phương. Nhiều lần bị địch tra khảo, lùng sục, bắt bớ, nhưng do không có chứng cứ, chúng phải thả tự do cho mẹ. Năm 1964, anh Võ Cẩm quyết định tiếp bước con đường của cha, xung phong vào LLVT Liên khu 5. Ngày tiễn con trai lên đường, mẹ Nga không khóc mà động viên con rèn sức khỏe, chân cứng đá mềm để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Võ Cẩm hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ và thường xuyên viết thư thăm gia đình. Cuộc chiến tranh mỗi ngày một khốc liệt, năm 1966, mẹ Nga đau đớn khi biết tin con trai Võ Cẩm đã hy sinh từ năm 1965.

Sau ngày đất nước thống nhất, gia đình mẹ phải di chuyển đến nhiều nơi để sinh sống. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, nhưng mẹ luôn nỗ lực cùng con cháu vượt lên đói nghèo, không ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Gia đình mẹ tự xây được một ngôi nhà khang trang, nơi hằng ngày mẹ sum vầy vui cùng con cháu...

Mỗi mẹ đều có hoàn cảnh riêng, nhưng đều quyết tâm tham gia kháng chiến, mong Tổ quốc sớm được thống nhất. Trò chuyện với Bà mẹ Việt Nam anh hùng Huỳnh Ngọc Mai, ngụ ở phường 2, quận 8, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi được nghe câu chuyện ba mẹ con cùng chiến đấu ở Khu Sài Gòn Gia Định.

Quê ở xã Đạo Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, mẹ Huỳnh Ngọc Mai tham gia cách mạng từ trước năm 1945. Năm 1949, khi mới 25 tuổi, mẹ đã được tín nhiệm bầu là bí thư chi bộ đầu tiên của xã Đạo Thạnh và tổ chức nhiều phong trào đấu tranh ở quê hương. Giai đoạn 1951-1954, mẹ hoạt động cách mạng trên đất bạn Cam-pu-chia để gây dựng cơ sở cách mạng. Từ năm 1955 đến ngày giải phóng, mẹ hoạt động cách mạng tại cơ sở Khu Sài Gòn Gia Định. Để thuận lợi cho quá trình hoạt động, mẹ phải mang theo con vào căn cứ. Hai con của mẹ là anh Lê Hoàng Sơn và Lê Hoàng Ngọc đều nhanh chóng trở thành cán bộ Khu Sài Gòn Gia Định. Anh Lê Hoàng Ngọc, Đội trưởng Đội Bảo vệ Khu Sài Gòn Gia Định; anh Lê Hoàng Sơn là cán bộ Tuyên huấn Khu Sài Gòn Gia Định. Trước sự kiểm soát gắt gao và tàn khốc của kẻ thù, ba mẹ con luôn chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chiến đấu với nhau. Có mẹ bên cạnh, các con trai vững tin hơn, chiến đấu mưu trí dũng cảm.

Chiến tranh ác liệt, cả hai người con của mẹ đã lần lượt anh dũng hy sinh. Anh Sơn hy sinh năm 1967, anh Ngọc hy sinh năm 1972. Vượt lên nỗi đau, mẹ càng tích cực tham gia công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mẹ tâm sự: “Để giữ vững phong trào cơ sở, tôi phải kìm nén nỗi đau, không cho đồng đội biết để khỏi ảnh hưởng đến mọi người”. Mẹ luôn được mọi người tin cậy và trở thành nguồn động viên lớn cho đồng đội chiến đấu, giữ vững và phát triển căn cứ Khu Sài Gòn Gia Định. Năm 1980 được Nhà nước cho nghỉ hưu, mẹ lại tiếp tục tham gia công tác xã hội tại phường 2, xây dựng khu phố không có người nghiện ma túy. Ông Lê Hoàng Châu, người con còn lại của mẹ đã phấn đấu trở thành một doanh nhân thành đạt. Hiện, ông là Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh.

Thành phố mang tên Bác là một trong những địa phương diễn ra các cuộc chiến đấu ác liệt nhất trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây cũng xuất hiện nhiều bà mẹ kiên trung, bất khuất, chịu biết bao hy sinh mất mát. TP Hồ Chí Minh có 2.095 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thật khó có thể kể hết được chiến công và đức hy sinh của các mẹ. Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, khẳng định: "Các mẹ luôn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ và con cháu noi theo. TP Hồ Chí Minh luôn tự hào về các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các mẹ cũng góp phần đáng kể để xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại và phát triển

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Bông
18/10/2017 20:58:40
Các bà mẹ anh hùng bạn đã nêu không phải ở tỉnh An Giang

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×