Đề 1: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
– Bác Ghế ơi!
Em đang đóng nốt cánh cửa cuối cùng, chợt có một giọng khàn khàn cất lên từ cuối phòng học. Em dừng lại lắng nghe.
– Bác Ghế oi! Bác còn thức hay ngủ rồi đó? – Giọng nói đó lại vang lên.
Một giọng nói ngái ngủ trả lời:
– Tôi đây! Có chuyện gì thế hả Bàn?
Bác Bàn nhìn ra xa, ngẫm nghĩ, rồi bằng một giọng buồn buồn bắt đầu kể:
– Như bác đã biết đấy, Tôi với bác cùng ra đời một lúc, lại họ hàng với nhau. Dạo ấy… – giọng bác Bàn trầm xuống. Học sinh trường này không có bàn ghế ngồi học. Các cô cậu phải ngồi chật chội hoặc phải ngồi dưới đất mà học. Nhờ sự quan tâm của chính quyền, họ đã đóng ra chúng ta và đặt vào phòng học này đây.
Nói tới đây, bác Bàn dừng lại. Ghế giục:
– Bác cứ kể đi, tôi nghe đây mà!
Bác Bàn cất giọng kể tiếp:
– Lúc mới vào tôi và bác đều sạch sẽ, thơm mùi gỗ mới. Thầy giáo chủ nhiệm lớp luôn dặn dò các cô, các cậu học sinh giữ gìn chúng ta, không được xô đẩy, khắc tên và giấy mực lên thân thể chúng ta, Tôi thấy các cô, cậu học sinh cứ vâng vâng dạ dạ, tôi tưởng… Nào ngờ…, mới hôm qua đây, cái cậu Hùng hỗn láo trèo lên mặt tôi, dẫm thình thịch, làm gãy cả chân tôi. Thế có khổ không chứ.
Bác Ghế lắc đầu nói:
– Thế thì có khác gì tôi. Cái cậu gì ấy nhỉ? Cái cậu mà bác mói nới ấy mà. À, cậu Hùng! Cũng chiều hôm qua thôi, cậu lấy tôi dùng làm “vũ khí” để chơi đánh nhau. Bác biết không? Tôi đau quá, vùng vẫy mãi nhưng không thoát được, cậu ấy càng ghì chặt tôi hơn. Bỗng “ầm" một tiếng, tôi choáng váng cả đầu óc, thét lên rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đau ê ẩm. Một chiếc xương chân của tôi bị gãy ra. Tôi cố lê về đây đấy, bác ạ!
Bác Bàn buồn rầu:
- Vết thương của tôi nặng quá, tôi sợ mình không qua khỏi…
Bác Ghê vội vàng:
– Ấy, ấy, bác đừng nghĩ đến chuyện đó, tôi sợ lắm.
– Tôi và bác phải thoát ra khỏi chốn này thôi – bác Bàn kêu lên.
– Tôi không đi với bác được đâu.
Bàn ôm mặt rầu rĩ:
– Sao tôi khổ thế này.
Ghế vội an ủi bạn:
— Thôi, bác đừng khóc nữa. Bác khóc thế có ích gì đâu. Nhiệm vụ của chúng ta là phải ra sức phục vụ cho các cô, các cậu học sinh cơ mà!
Bàn ôm chầm lấy Ghế, vừa cảm động về tấm lòng cao thượng của Ghế, vừa ân hận về thái độ bi quan của mình. Mấy giây trôi qua, hai người bạn ấy nhìn nhau bằng ánh mắt đầy nghị lực: “Ngày mai chúng ta sẽ đề nghị nhà trường đưa đi chữa bệnh. Chúng ta sẽ lên tiếng khuyên các cô, cậu học sinh giữ gìn của công, phải có ý thức mới được.” “Nhất định sẽ là như vậy, sẽ là như vậy”.
Vừa lúc đó, đội “Sao đỏ” của trường đi tới. Em vội báo cáo về việc bàn và ghế bị hư hỏng, đi “chữa bệnh”. Hình như bàn và ghế cùng nghe được câu nói đó, quên cả đau nhảy lên vì vui sướng. Đề 2:
Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!
Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?
Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.
Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.
Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:
- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?
Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:
- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:
- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!
Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:
- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?
Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.
Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh. Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn dấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rât yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sồng Hổng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!
Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".
Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi
Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:
- Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.
Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.
Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở vể với mảnh đất quê hương yêu dấu. Đề 4:
Mỗi người khi sinh ra đều dược đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.
Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh cùa Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi... Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nặng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ở tai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!
Tôi hiểu sai về em! Tôi thấy thật ân hận: Tôi thật không ngờ bằng lòng nhân từ, tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của em, tôi đã thay đổi. Tôi thật biết ơn em, tôi sẽ là người anh gương mẫu, tốt đẹp như em mong đợi.