Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể một số truyền thuyết ngoài truyền thuyết đã học

Giúp mình nhé mình đang cần gấp
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.715
2
0
Deano
30/09/2017 22:07:13
Truyền thuyết “Con Rồng – Cháu Tiên” Thuở xưa, trên đất Lạc Việt còn hoang dã, có đủ các loài yêu quái lộng hành. Từ Mộc Tinh, Hồ Tinh và Ngư Tinh tha hồ quanh năm quấy nhiễu. Do đó dân lành khó có thể làm văn sinh sống. thấy vậy, Lạc Long Quân, một vị thần thuộc nòi rồng con trai của Thần Long nữ, đã đem hết sức mạnh vô địch và tài phép ra giúp dân diệt trừ yêu quái. Ngoài ra, Thần còn dạy dân cách trồng lúa nước, cách thuần hóa các loài thú dữ, cách ăn ở, sinh hoạt sao cho phải đạo. Thuộc nòi rồng nên thần thường sống với mẹ ở dưới thủy cung, chỉ khi nào cần thần mới lên bờ. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ là con cháu Thần Nông, thuộc dòng Tiên xinh đẹp tuyệt trần. Nghe tiếng vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, phong cảnh hữu tình, nàng bèn tìm đến thăm. Ở đây, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, họ đem lòng yêu nhau và trở thành vợ chồng, cùng chung sống ở cung điện Long Trang, trên cạn. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Đến kì sinh nở, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con, hồng hào đẹp đẽ, lạ thường. Đàn con không bú mớm mà cứ lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, mạnh khỏe như thần. Thế rồi một hôm, Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước, cảm thấy không thể sống mãi trên cạn được, đành từ giã Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ ở lại một mình chăm lo cho đàn con và chờ chồng. Tháng ngày chờ mong, buồn tủi, cuối cùng nàng gọi Lạc Long Quân lên và bảo: – Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con? Lạc Long Quân ân cần giải thích: – Ta vốn nòi rồng ở vùng nước thẳm, nàng vốn dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ dưới nước người trên cạn, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển khi có việc khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn. Âu Cơ và trăm con nghe theo, rồi chia tay lên đường. Âu Cơ đưa năm mươi con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (vùng Vĩnh Yên, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là Lang, con gái vua gọi là Mị Nương. Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười mấy đời vua kế tiếp đều lấy hiệu là Hùng Vương. Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam ta thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là “Con Rồng cháu Tiên”. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra, “đồng bào”. Các dân tộc đoàn kết thương yêu nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương Dung
30/09/2017 22:07:49
Truyền thuyết kể lại: Vua Hùng 18 không có con trai, nhường ngôi cho con rể là Nguyễn Tuấn (tức Tản Viên). Thục Phán là cháu Vua Hùng làm lạc tướng bộ lạc Tây Vu đem quân đến tranh ngôi, xảy ra chiến tranh Hùng - Thục.

Vua sai bầy tôi là Cao Lỗ làm nỏ thần, đem móng thiêng (của Rùa Vàng) làm máy, đặt tên là Linh quang kim trảo thần nỗ. Vua đã được nỏ thần, bèn thu nhặt tàn quân sĩ tốt, kén chọn thêm dân binh. Rồi đưa tờ hịch cho thần Tản Viên rằng: ''Nay quân Thục lại lấn chiếm đô thành của ta, người nên chăng đem binh mã lại viện trợ''. Tản Viên liền đem binh tới Loa Thành cùng vua thiết lập trận đồ, dương oai thanh thế.

Vài ngày sau, Tản Viên can vua rằng: ''Nhà Hùng hưởng nước trải đã lâu dài, ý hẳn lòng Trời có hạn, mới khiến Thục Vương thừa lúc hở cơ lại chiếm nước ta. Vả lại Thục Chúa vốn là chủ bộ Ai Lao, cũng trong tông phái của các đời hoàng đế trước vậy. Thế nước chẳng được yên đều bởi tiên định. Vua tiếc gì một cõi phương nam mà trái ý Trời để hại đến sinh Ung. Vả bệ hạ cùng thần đã có thuật thần tiên, chẳng gì bằng đi khắp bồng lai lãng uyển rong chơi gác phượng lầu rồng vui cùng tiên đồng ngọc nữ, tránh được bụi đời nhơ bẩn, vàng bạc châu báu coi nhẹ như lông hồng. Đó là chí lớn vậy''. Vua nghe theo, nhân đấy đưa thư cho Thục Vương, bảo nhường y cả nước.

Thục Vương sau sứ lại tạ ơn. Vua nhân đó trao cho Thục Vương thần nỗ, rồi quay về núi Nghĩa Lĩnh hẹn với Tản Viên Sơn Tinh hóa sinh bất diệt. Thục An dương Vương được nước, cảm thấy công đức của Duệ Vương lớn như trời đất. Bèn dóng xe về núi Nghĩa Lĩnh dựng giao đài để cả nước thờ tự. Dựng hai cột đá ở giữa núi, chỉ lên trời mà khấn rằng: ''Nguyện có trời cao lồng lộng soi xét, chẳng dám sai lời. Nước Nam trường tồn lưu ở miếu Hùng Vương. Ví bằng vua sau nối nghiệp trái ước phai thề sẽ bị trăng vùi gió dập, trời đất cùng tru diệt''. Khấn xong vua bái yết, rồi quay về kinh đô Phong Châu, mời họ hàng chi phái của Vua Hùng, tôn là dân con trưởng lập ra hương Trung Nghĩa, cấp ruộng 500 mẫu tại Hy Cương. Lại cấp cho tô thuế thu của các xứ trên từ Tuyên Quang, Hưng Hóa, dưới đến Việt Trì để làm hương hoả thờ cúng 18 đời Vua Hùng, kể từ thánh tổ cao hoàng đế và các cua nỗi dõi, cùng cả nước vui tốt lành, muôn năm không dứt. An Dương Vương nối nghiệp trải 50 năm...

Sau này khi thành Cổ Loa rơi vào tay giặc, và tiếp sau đó là 1000 năm Bắc thuộc,trải qua lịch sử bể dâu, cột đá thề chỉ là một dấu vết trong truyền thuyết. Những năm 60 của thế kỷ trước, ngành Văn hóa đã đưa ra ý định dựng lại cột đá thề như một biểu tượng đoàn kết dân tộc và ngưỡng vọng tổ tiên. Nhưng việc tìm kiếm, phát hiện dấu vết cột đá thề rất khó. Khi đó, các nhà chuyên môn đã lấy hình mẫu một trong bốn cột đá của một ngôi miếu thờ trên đỉnh núi làm cột đá thề. Nhưng sau vì nhiều chi tiết, các nhà chuyên môn lại khẳng định lại đó không phải là cột đá thề. Đến năm 1968, cột đá thề được tôn tạo lên bệ như hiện nay.
3
0
Deano
30/09/2017 22:08:02
Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày xửa ngày xưa, vào đời Hùng Vương thứ sáu, nhà vua cũng đã khá già muốn truyền ngôi lại cho con nhưng vua có những hai mươi người con, biết chọn người nào để nối ngôi cho xứng đáng, nhà vua rất phân vân về việc này. Lúc bấy giờ, giặc ngoại xâm đã dẹp xong nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng mới vững nên có ý chọn người thật xứng đáng, có đủ tài đức, chăm lo cho muôn dân để nối nghiệp. Nhân dịp tết sắp đến vua bèn gọi các con lại và phán rằng: – Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân quấy nhiễu, nhờ phúc ấm tổ tiên mà chúng ta cũng đã dẹp được nhân dân được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, nhưng nay ta đã già rồi, không thể sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ nhường ngôi cho, có tiên Đế chứng giám. Ý vua cha như thế nào thì không ai đoán được, nhưng ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình. Các Lang thi nhau sai gia nhân lên rừng xuống biển tìm kiếm của ngon vật lạ về dâng vua cha. Riêng Lang Liêu, là con thứ mười tám, tuy là dòng dõi Hùng Vương nhưng lại phải sống cuộc đời của một nông phu nghèo khó. So với các anh em, nhà chàng chẳng có gì đáng giá. Quanh quẩn chỉ lúa và khoai, những thứ tầm thường. Lang Liêu buồn và lo lắm! Một hôm, chàng trằn trọc mãi đến sáng mới thiếp đi. Chợt chàng nằm mộng thấy một vị thần hiện ra và bảo rằng: – Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng suy nghĩ, chàng càng thấy lời thần mách bảo là đúng. Vốn thông minh chàng chọn thứ gạo nếp trắng tinh, thơm lừng đem vo sạch rồi lấy đậu xanh, thịt heo làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho chín. Cũng gạo nếp ấy, đậu xanh ấy, chàng đồ lên, giã nhuyện rồi nặn thành hình tròn. Ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng đến. Các của ngon vật lạ, chẳng thiếu thứ gì. Lang Liêu cũng đội tới một mâm bánh. Hùng Vương xem qua một lượt rồi dừng lại trước mâm bánh của Lang Liêu, ngắm nghía có vẻ hài lòng. Vua cho gọi chàng tới hỏi. Lang Liêu thật thà kể lại giấc mộng gặp thần cho vua nghe. Vua nghe xong ngẫm nghĩ hồi lâu rồi ra lệnh chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất và Tiên Vương. Tế xong, nhà vua truyền đem bánh ra ăn thử cùng các quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Nhà vua giải thích cho mọi người hiểu ý nghĩa của hai thứ bánh này:
“Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cho cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”. Lang Liêu quả là một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của chàng, muôn dân no ấm và sống trong cảnh thanh bình. Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy để cúng trời đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị tết cổ truyền của dân tộc.
2
1
Deano
30/09/2017 22:08:55
Thánh Gióng
Chuyện xưa kể lại rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là nhân hậu phúc đức. Nhưng họ buồn vì tuổi đã cao mà chưa có được mụn con cho vui cửa vui nhà. Một hôm, bà vợ ra đồng, bỗng thấy một vết chân to lạ thường, tò mò bà đặt chân mình vào ướm thử. Không ngờ bà thụ thai và mười hai tháng sau bà sinh ra được một cậu con trai bụ bẫm, khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm, thầm cảm ơn trời phật đã ban phúc cho gia đình họ. Nhưng buồn thay! Đứa bé đã lên ba mà vẫn không biết đi, không biết nói, không biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy. Lúc bấy giờ, giặc Ân lăm le xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra giúp nước. Nghe tiếng rao của sứ giả, cậu bé đang nằm ngửa trên chiếc võng tre bèn cất tiếng nói: – Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con! Bà mẹ ngạc nhiên vui mừng khôn xiết. Sứ giả vào, cậu bé bảo: – Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một bộ giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả vô cùng kinh ngạc và mừng rỡ vội về tâu vua. Nhà vua ra lệnh triệu tập những thợ rèn giỏi nhất trong cả nước, ngày đêm làm gấp những thứ chú bé dặn. Điều kì lạ nào là sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Cha mẹ cậu làm việc quần quật cũng không đủ gạo để nuôi con. Thấy vậy, xóm làng vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Ai cũng mong cậu giết giặc cứu nước. Giặc Ân đã tràn tới núi Trâu, thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó sứ giả mang giáp sắt, roi sắt và ngựa sắt tới. Cậu bé bỗng vùng dậy, vươn vai một cái biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên mình ngựa sắt. Chàng thúc mông vào ngựa, ngựa hí vang phun lửa và phi ra chiến trường. Với chiếc roi sắt trong tay, tráng sĩ vung lên, quật tơi bời vào quân giặc. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc hoảng loạn giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết như ngả rạ. Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ phi ngựa lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi một mình một ngựa bay lên trời. Giặc tan, muôn dân được sống yên bình. Nhà vua ghi nhớ của công lao của tráng sĩ phong cho tước hiệu Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ. Từ đấy về sau, hàng năm cứ đến tháng tư âm lịch là làng mở hội Gióng. Dân chúng khắp nơi nô nức kéo đến trẩy hội và tưởng niệm tri ân người anh hùng cứu nước. Dấu ấn trận đánh ác liệt năm xưa còn lại để trong màu vàng óng của những bụi tre đằng ngà, tục truyền là bị cháy do ngựa sắt phun lửa. Những dãy ao hồ liên tiếp chính là vết chân ngựa thuở nào và tương truyền rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu rụi một làng, đó là làng Cháy.
2
0
Deano
30/09/2017 22:09:50
Sự Tích hồ gươm
Vào thế kỷ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh nhân dân ta phải chịu bao nhiêu điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược tới tận xương tủy. Nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu nổi dậy lực lượng còn yếu. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần dẹp giặc. Một đêm nọ, ở Thanh Hóa có người dân chài tên là Lê Thận đi đánh cá. Sau hai lần quăng chài, Thận đều kéo được một thanh sắt. Lần thứ ba cũng vậy, xem kỹ, Thận mới biết đó là lưỡi gươm. Thận bèn đem về nhà. Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một lần, Lê Lợi vào tham nhà Thận, đột nhiên lưỡi gươm lóe sáng. Lê Lợi cầm xem thấy hai chữ Thuận Thiên, nhưng không biết đó là gươm quý. Một lần bị giặc đuổi, lúc chạy qua khu rừng, Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra trên ngọn cây cao. Ông trèo lên thì phát hiện đó là một chiếc chuôi gươm nạm ngọc. Lê Lợi giắt vào thắt lưng và giữ gìn cẩn thận. Ba ngày sau, Lê Lợi kể cho mọi người nghe chuyện này, Lê Thận mang lưỡi gươm của mình ra tra vào chuôi gươm thì vừa như in. Mừng rỡ, Lê Thận dâng thanh gươm quý cho chủ tướng Lê Lợi. Từ ngày có gươm thần, khí thế nghĩa quân tăng lên rất mạnh, xông xáo tung hoành tìm giặc, đánh đâu thắng đó. Quân Minh bạt vía kinh hồn phải rút chạy. Đất nước ta sạch bóng quân xâm lược. Một năm sau ngày chiến thắng, Vua Lê Lợi dạo chơi trên hồ Tả Vọng trước kinh thành. Bỗng thấy một con Rùa Vàng rất to nhô mình lên khỏi làn nước xanh. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nổi hẳn lên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. Vua rút gươm quăng về phía Rùa Vàng. Rùa đớp lấy và lặn nhanh xuống nước. Một vệt sáng vẫn còn le lói dưới hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
0
1
Yuo
01/10/2017 08:27:04

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc biệt của nước ta nói về vấn đề chủ quyền của dân tộc. Tác phẩm để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng sâu sắc về tình cảm cha con tình cảm vợ chồng. Nội dung câu chuyện kể về cha  con An Dương Vương vì cả tin vì chủ quan nên đã bị cha con Triệu Dà lợi dụng hãm hại dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu chuyện kể về thần Kim Quy là một con rùa thần sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy, vua vô tình đồng ý. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thủy mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

Đầu tiên nhân vật An Dương Vương trong truyện được thần linh giúp đỡ là do nhà vua sớm đề cao cảnh giác xây dựng loa thành xây thành đắp lũy cho rèn đúc vũ khí để chống giặc ngoại xâm. Ông đã cho dời đô từ Phú Thọ về vùng đồng bằng Đông Anh Hà Nội ngày nay. Điều đó chứng tỏ rằng ông là một ông vua rất thông minh sáng suốt thể hiện bản lĩnh vững  vàng của nhà vua. Thế nhưng ông cứ xây thành thì ban ngày xây ban đêm lại đổ, nhân dân giải thích chuyện này là do ma quỷ quấy nhiễu. Thế nhưng thực tế là do ông chưa hiểu được thế đấy ở vùng đồng bằng này. Sau đó nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ nên ông xây thành chỉ nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,… thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vương là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ.  Tưởng tượng ra sự giúp đỡ này nhân dân ta đã ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thần chế nỏ cũng như những chiến công trong việc đánh giặc của dân tộc ta. Có chiếc nỏ thần nên An Dương Vương đánh cho quân giặc xâm lược khiếp sợ. Sự thất bại của ông chính là lúc ông coi thường khinh suất kẻ địch khi nhà vua chấp nhận lời làm hòa của kẻ thù thậm chí còn nhận lời cầu hôn của Triệu Đà và còn để cho Trọng Thủy về ở rể. Ở đây sai lầm của ông là đã lơ mơ khinh thường về sự sảo quyệt của kẻ thù đẩy nước nhà đến cảnh nước mất nhà tan. Ông quá khinh địch tự cho mình có nỏ thần có thành quách kiên cố nên không sợ ai. Bên cạnh đó ông còn có tư tưởng muốn yên ổn không muốn chiến tranh có tâm lý muốn an nhàn. Chi tiết Rùa Vàng và hình ảnh ông chém đầu con gái là tưởng tượng của nhân dân ta thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta về những chiến công mà ông đã đạt được và thể hiện  sự kính trọng của tác giả về một con người kiên trực luôn luôn phục vụ đất nước nhân dân và sẵn sàng giết chết con gái mình khi bán nước. Điều đó cũng nhằm xoa dịu nỗi đau của nhân dân về chuyện mất nước.

Câu chuyện có tính cao trào chính là do hình tượng nhân vật Mị Châu. Nhân vật này là con gái vua nhưng đã phạm phải những sai lầm ngiêm trọng. Đầu tiên sai lầm của Mị Châu là ở chỗ Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và khi rút chạy nàng cũng không phân được đâu là thù đến khi chiến trận giữa hai nước xảy ra ở chỗ vẫn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo. Trước tiên ta thấy rằng Mị Châu với thân phận là công chúa nhưng cũng không phân biệt đâu là bạn đâu là thù chỉ nghĩ đến tình cảm vợ chồng mà không suy nghĩ sâu sa đến cảnh đất nước. Chúng ta cũng cần trách An Dương Vương cũng là một người cha không dậy được con không dạy cho con biết đâu là thù đâu là bạn đẩy con gái đến bờ vực của một kẻ hại nước bán nước. Cuối cùng phần kết chuyện nhân  vật Mị Châu bị cho chém chết hành động này là một sự trừng trị thích đáng với Mị Châu. Cuối cùng hình ảnh Mị Châu cũng được hóa thành ngọc trai mà không chết thể hiện tấm lòng nhân đạo và cũng rất bao dung của tác giả dân gian. Bên cạnh việc ta trách móc nhân vật Mị Nương ta cũng thấy rằng Mị Nương cũng là một người vợ mà đã là một người vợ thì phải theo chồng nghe theo ý kiến của chồng. Tuy vật ta bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng đến những hành động sai lầm của nhân vật thì chính bản thân Mị Nương là người đáng trách nhất. Qua hình tượng nhân vật Mị Nương tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung.

Nhân vật Trọng Thủy chính là nhân vật cốt lõi gây ra tình cảnh mất nước của nước Âu Lạc. Trọng Thủy chính là một kẻ thù của nhân dân ta khi nghe theo lời cha để sai khiến vợ ăn trộm nỏ thần khiến chúng ta rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Có thể nói hành động của Trọng Thủy là hành động xấu xa của một tên ăn cắp lợi dụng sơ hở của người khác. Bên cạnh đó hình ảnh ngọc trai giếng nước cũng là một hình ảnh khá đẹp kết thúc câu chuyện và cũng là kết thúc mối tình giữa hai người. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thắm thiết nhưng bi thầm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đền bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.

 Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử.

0
1
Yuo
01/10/2017 08:30:43
Một số truyền thuyết
- Gan quận he
- Truyền thuyết Lạc tướng Phong Châu Thi Sách
- TT nữ tướng Phùng Thị Chính

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×