LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái niệm và đặc điểm của phân bố dân cư. Các nhân tố ảnh hưởng đến nó

6 trả lời
Hỏi chi tiết
871
1
0
doan man
14/12/2018 22:33:52
đề 3 /câu 2
Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò
Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không có ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động thế giới đang tham gia hoạt động nông nghiệp.
2. Đặc điểm
a) Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp. Không tí có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai. Đặc điểm này đòi hỏi trong sản xuất nông nghiệp phải duy trì và nâng cao độ ph cho đất, phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, các cơ thể sống. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và chịu tác động rất lớn của quy luật tự nhiên. Vì vậy, việc hiểu biết và tôn trọng các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên là một đòi hỏi quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
c) Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ
Đây là đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt. Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi tương đối dài, không giống nhau và thông qua hàng loạt giai đoạn kế tiếp nhau. Thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật nuôi. Sự không phù hợp nói trên là nguyên nhân gây ra tính mùa vụ. Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất (tăng vụ, xen canh, gối vụ), phát triển ngành nghề dịch vụ.
d) Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Đặc điểm này bắt nguồn từ đối tượng lao động của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có đủ năm yếu tố cơ bản của tự nhiên là nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp chặt chẽ với nhau, cùng tác động trong một thể thống nhất và không thể thay thế nhau.
e) Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
doan man
14/12/2018 22:36:14
đề 2/câu 2. Quy luật địa đới
Khái niệm:
Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
Nguyên nhân:
Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời -> góc chiếu của tia sáng mặt trời tới Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực -> lượng bức xạ mặt trời cũng giảm theo.
Biểu hiện của quy luật:
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt: có 7 vòng đai nhiệt
+ vòng đai nóng
+ hai vòng đai ôn hòa
+ hai vòng đai lạnh
+ hai vòng đai bang giá
- Các đai áp và các đới gió trên Trái Đất: có 7 đai áp và 6 đới gió
- Các đới khi hậu trên Trái Đất: có 7 đới khí hậu chính
- Các nhóm đất và các thảm thực vật: có 10 nhóm đất và 10 thảm thực vật.
0
0
doan man
14/12/2018 22:38:17
đề 2/câu 1 Đô thị hóa
Khái niệm
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Đặc điểm
Quá trình đô thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây:
a) Dân cư có xu hướng tăng nhanh
b) Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.
c) Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị nhiều mặt.
Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường
Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..
0
0
doan man
14/12/2018 22:40:10
đề 1/câu 1. Phân bố dân cư
1. Khái niệm
Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số, đó chính là số dân cư trú. sinh sống trên một đơn vị diện tích thường là km2). Đơn vị tính mật độ dân số là người/km2
2. Đặc điểm
a) Phân bố dân cư không đều trong không gian
Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48người/ km
b) Biến động về phân bố dân cư theo thời gian
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư....
1
0
doan man
14/12/2018 22:42:40
đề 3/câu 1.
- Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm,
- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.
- gia tăng dân số tự nhiên là tỉ lệ sinh ra và mất đi
0
0
doan man
14/12/2018 22:44:45
đề 1/câu 2. Cơ cấu nền kinh tế
1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.
Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là :
- Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành.
- Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a) Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế. phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
b) Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu. bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
Cơ cấu thành phần kinh tế đang diễn ra theo chiều hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.
c) Cơ cấu lãnh thổ
Nền kinh tế quốc dân là một phát triển không gian thống nhất, được chặt chẽ- là sản phẩm của quá trình phân công lao động. Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những nguyên nhân lịch sử...đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa cac vùng.
Ba bộ phận cơ bản hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Ở mỗi một giai đoạn, phù hợp với trình độ phát triển sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế tương ứng. Nếu sự phát triển kinh tế trong thực tế tiến sát đến cơ cấu hợp lí thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh. Trong trường hợp ngược lại, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, việc xác định đúng cơ cấu kinh tế của từng giai đoạn, cả hiện tại cũng như tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư