Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái niệm văn học dân gian. Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Thể loại văn học dân gian. Giá trị của văn học dân gian. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

1. Khái niệm văn học dân gian
2. Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian
3. Thể loại văn học dân gian
4. Giá trị của văn học dân gian 
5. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
12 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.873
0
2
Phương Dung
02/10/2017 12:40:59

1. Khái niệm văn học dân gian
Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những học sinh khác nhau trong đòi sống cộng đồng. Bất cứ một văn bản nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn ngữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương Dung
02/10/2017 12:41:13

2. Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian
a. Văn học dân gian là những sản phẩm truyền miệng (Tính truyền miệng).
b. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể).
c. Văn học dân gian luôn gắn bó và phục vụ trực tiếp các sinh hoạt tinh thần của quần chúng (Tính thực hành).

0
0
Phương Dung
02/10/2017 12:41:24

3. Thể loại văn học dân gianư
Gồm 12 thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Các thể loại gắn bó với nhau trong tổng thể văn hóa dân gian.

0
0
Phương Dung
02/10/2017 12:41:41

4. Giá trị của văn học dân gian 
Có giá trị nhiều mặt:
- Là một pho tri thức bách khoa, là những bài học giáo dục đạo đức, lối sống.
- Đặc biệt là kho lưu trữ nghệ thuật truyền thông, của dân tộc, có thế mạnh trong hội nhập quốc tế.

0
0
Phương Dung
02/10/2017 12:41:58

5. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viếtư
Có vị trí là nền tảng cho văn học viết, làm cơ sở cho sự phát triển của văn học dân tộc.

1
0
Cra Yon
02/10/2017 12:45:01
1 Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay
2 Tính truyền miệng
Tính tập thể
tính thực hành
1
0
Cra Yon
02/10/2017 12:48:32
Thể loại thuộc VHDG:
Truyền thuyết
Cổ tích
Sử thi
Truyện cười
Ngụ ngôn
Tục ngữ
Câu đối
Ca dao, dân ca
Truyện, thơ dân gian
Các loại hình sân khấu : tuồng, chèo, cải lương...
1
0
Cra Yon
02/10/2017 12:52:41
Giá trị:
- Thể hiện kho tri thức vô vàn về lối sống, đạo đức, ứng nhân của nhân dân đặc biệt là nhân dân lao động
- Thể hiện tấm lòng cùng mơ ước khát khao về cuộc sống nơi con người
- Thể hiện bản sắc nét văn hóa dân tộc độc lập, đặc trưng
- Đóng góp vai trò trong quá trình hội nhập, thúc đẩy phát triển đất nước
- Lưu giữ cái nôi hồn Việt
1
0
Cra Yon
02/10/2017 12:54:07

Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết

Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.

Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian...

Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện . Chẳng hạn , tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao ( những nhân vật trong Truyện Kiều , Lục Vân Tiên ...)

Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.

Như vậy, trong quá trình phát triển, hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Văn học dân gian là nền tảng cho văn học viết tiếp thu. Trái lại, văn học viết có tác động trở lại làm văn học dân gian thêm phong phú, đa dạng. 

0
0
Yuo
02/10/2017 13:40:31
Khái niệm văn học dân gian.
Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời & phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác & lưu truyền, về nội dung tư tưởng & thể loại nghệ thuật
Ba dặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Tính truyền miệng của văn học dân gian[sửa mã nguồn]
Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là sửa | tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình.
Tính hiện thực của văn học dân gian[sửa mã nguồn]
Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,..., gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
0
0
Yuo
02/10/2017 13:41:34
Giá trị của văn học dân gian
1/ Giá trị nhận thức- Tác phẩm Văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyên rhoá những hiểu biết đó vào ND tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Con người có nhu cầu nhận thức bởi vì họ chỉ sống trong một khoảng thời gian, không gian nhất định. Văn học chính là 1 phương tiện có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể, đồng thời đem lại những hiểu biết phong phú.
- Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau.
- Văn học giúp đỡ người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung, đồng thời từ cuộc đời của người khác mỗi người có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó là quá trình tự nhận thức mà văn học mang tới cho mỗi người.
2/ Giá trị giáo dục
- Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục, không có nhận thức đúng đắn thì văn học ko thể giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức bởi vì người ta nhận thức ko chỉ để nhận thức mà còn để hành động.
- - Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ởkhả năng đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một tốt đẹp hơn.
+/ Về tư tưởng: văn học hình thành trong người đọc một tư tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống.
+/ Về tình cảm: văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
+/ Về đạo đức: văn học nâng đỡ cho nhân cách của con người phát triển, giúp họ biết phân biệt phải trái, đúng sai và có quan hệ tốt đẹp với mọi người.
- Giá trị giáo dục là khả năng văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đông thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức. Nhưng điều đặc biệt là tác dụng giáo dục của văn học ko phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi những cảm nghĩ sâu xa về con người và cuộc đời, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cách sống. Văn học ko chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những hành động cụ thể, thiết thực vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
3/ Giá trị thẩm mĩ- Con người luôn có nhu cầu cảm thụ và thưởng thức cái đẹp, và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống tốt hơn mà còn đẹp hơn, do vậy giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể phát hiện và miêu tả nhiều vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con người cảm nhận được và biết rung động một cách tiinh tế sâu sắc trước vẻ đẹp đó.
- Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của những cảnh đời cụ thể trong đời sống hàng ngày hoặc vẻ đẹp hào hùng của chiến trận, đặc biệt văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể bên ngoài đến những diễn biến sâu xa trong tư tưởng tình cảm và những hành động gây ấn twongj thật khó quên đối với mọi người.
- Cái đẹp trong văn học còn thể hiện ở hình thức đẹp ( VD: những thủ pháp nghệ thuật hoặc kết cấu tác phẩm hoặc cách sử dụng ngôn ngữ hoặc nghệ thuật điển hình hoá)
- Với nội dung đẹp và hình thức đẹp, văn học làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống thêm khao khát hướng tới những gì là đẹp đẽ, tốt lành.
0
0
Yuo
02/10/2017 13:42:54
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Vấn đề này cũng liên quan trực tiếp đến việc nhận thức về vai trò làm nền của văn học dân gian đối với văn học viết. Từ lâu đã xuất hiện hai khái niệm văn học truyền miệng (hay văn học truyền khẩu) và văn học viết (hay văn học thành văn). Sau này lại xuất hiện thêm khái niệm văn chương bác học để sánh với khái niệm văn chương bình dân. Cặp khái niệm trên xuất hiện chủ yếu là dựa trên phương thức tồn tại của hai loại hình văn học. Cặp khái niệm sau chủ yếu lại muốn bộc lộ bản chất giai cấp của hai loại hình văn học đó. Loại thứ nhất là của quần chúng bị áp bức. Loại thứ hai là của tầng lớp trên trong xã hội xưa. Trong thực tế nghiên cứu văn học lâu nay, đó đây hình như có xu hướng đối lập một cách cực đoan, giả tạo hai loại hình văn học này. Sự thật thì quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết là quan hệ hai mặt: vừa đối lập vừa tương hỗ. Trong thực tiễn nghiên cứu, từng có khuynh hướng chú ý nhiều và chú ý một cách máy móc tới mặt thứ nhất mà không thấy hoặc coi nhẹ mặt thứ hai. Để thấy rõ mặt thứ hai, cần biết cùng với thuật ngữ phôncơlo (folklor) còn có thuật ngữ phôncơlôric (folklorique: tính chất dân gian) để chỉ hiện tượng những tác phẩm văn học viết (văn học bác học) có nội dung, có yếu tố văn học dân gian, ghi chép nội dung văn học dân gian ví như Việt Điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp... Thuật ngữ phôncơlôridê(folkloríser: dân gian hoá) để chỉ hiện tượng một tác phẩm văn học viết hoặc một bộ phận của một tác phẩm văn học viết chuyển nhập vào kho tàng văn học dân gian.Truyện Kiều của Nguyễn Du là một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng một tác phẩm văn học bác học đã được dân gian hoá một cách cao độ hiếm có. Nó được dân gian hoá bằng nhiều phương diện, nhiều hình thức biểu hiện trong đó chuyện bói Kiều là điều đáng nói nhất. Một số tác phẩm từng được coi là ca dao như bài Cảnh Tây Hồ (Gíó đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương...) mà nay đã biết tác giả của nó là Dương Khuê, bài “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương... mà nay biết tác giả của nó là Trần Tuấn Khải... chính là hiện tượng một tác phẩm văn học viết đã được dân gian hoá. Sơ bộ có thể nói mối quan hệ tương hỗ giữa văn học dân gian với nền văn học viết đã diễn ra theo qui luật này: lúc nào sức sống của dân tộc, của nhân dân trổi dậy thì lúc đó văn học dân gian và những bộ phận tiến bộ trong văn học viết xích gần lại với nhau. Hiện tượng phôncơloric và phôncơloridê càng có điều kiện bộc lộ rõ rệt. Thực tiễn văn học viết và văn học dân gian ở giai đoạn nửa sau thế kỷ 18, ở nửa sau thế kỷ 19 chứng minh cho điều chúng ta đang nói. Vấn đề là cần tổng kết một cách đầy đủ các dạng phôncơloric và phôncơloridê trong lịch sử văn học dân tộc cụ thể là gì? Điều này có liên quan tới quan điểm về thể tài văn học trong lịch sử văn học Việt Nam mà ở đấy quả có vấn đề số phận của một số thể tài như: bi ký, thần tích, ngọc phả, văn phong tục, văn gắn voi tín ngưỡng dân gian, với hoạt động tôn giáo...Những thể tài đó có thuộc văn học hay không? Chắc chắn là giữa cách nghĩ của người xưa và người nay không phải là một. Với quan niệm có tính chất hiện đại hoá và phi lịch sử thì những thể tài đó sẽ bị gạt ra ngoài lãnh vực văn học. Nhưng gần đây trong khoa nghiên cứu văn học dân gian theo hướng mở lại đang có khuynh hướng tìm đến với các thể tài đó. Mà như thế là chúng ta có thêm một phương diện tư liệu để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Nhưng vấn đề chính đang cần tìm hiểu lại là trong phạm vi văn học đích thực, văn học mỹ học. Ở đấy, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết lại có quan hệ mật thiết với vấn đề văn tự. Với văn học viết bằng chữ Hán, trong hoàn cảnh quần chúng không chiếm lĩnh được văn tự thì dường như chỉ có hiện tượng phôncơloric do vai trò tích cực của tầng lớp trí thức bình dân và những phần tử trí thức tiến bộ khác giàu tâm huyết và có hiểu biết về văn học dân gian. Còn hiện tượng phôncơloridê về cơ bản không có. Như thế thì quan hệ giao lưu giữa văn học dân gian và văn học viết đã có nhưng còn bị hạn chế ở một chiều. Đến khi có văn học chữ Nôm, dù quần chúng chỉ mới chiếm lĩnh được âm và nghĩa mà chưa chiếm lĩnh được tự thì cũng đã xuất hiện một khả năng mới có ý nghĩa nâng cấp chất lượng quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian. Hiện tượng phôncơloric sẽ đi đôi với hiện tượng phôncơloridê và cả hai đều có khả năng phong phú hơn lên. Chính nhìn thấy đặc điểm đó trong sự vận động của lịch sử văn học dân tộc, của mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết mà nhà nghiên cứu văn học quá cố Cao Huy Đỉnh đã gọi thể loại truyện nôm bình dân là “văn học thành văn của quần chúng” trong khi nhà nghiên cứu Hoàng Hữu Yên trong giáo trìnhLịch sử văn học Việt Nam thuộc tủ sách Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ xuất bản năm1963 thì coi đó là văn học dân gian và nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dũng (sau này lấy bút danh Từ Sơn) lại cho là sai, bởi theo ông nó là văn học viết. Văn học chữ quốc ngữ ra đời. Xét trên lý thuyết thì khả năng tăng cường mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết sẽ cao hơn vì với văn tự chữ quốc ngữ dù sao đối với quần chúng cũng dễ chiếm lĩnh hơn so với chữ Nôm đặc biệt là so với chữ Hán. Mà về thực tế, sơ bộ cũng thấy như vậy qua mấy hiện tượng tiêu biểu như sau:

- Dùng chữ quốc ngữ để sưu tầm ghi chép văn học dân gian. Công việc này bắt đầu với Trương Vĩnh Ký từ nửa sau thế kỷ XIX bằng các tác phẩm như Chuyện đời xưa, Chuyện khôi hài, được tiếp tục với một số người ở nửa đầu thế kỷ XX như Nguyễn Văn Ngọc (ví dụ Truyện cổ nước Nam, Đông Tây ngụ ngôn, Để mua vui). Đặc biệt từ sau 1954 thì công việc này đã đạt tới những thành tựu bề thế chưa từng có. Trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ văn học dân gian bao gồm văn học dân gian của người Kinh, đặc biệt là văn học dân gian của các dân tộc ít người lại được sưu tầm,thành văn hoá như trong thời đại ngày nay do có chữ quốc ngữ nhưng quan trọng hơn là do ý thức của con người một khi đã tự giác sâu sắc về kho báu văn học dân gian.

- Khai thác kho tàng văn học dân gian trong khi sáng tác văn học hiện đại. Điều này thể hiện rõ ở hai hình thức sau: a) Tìm nguồn cảm hứng cho thơ ca bằng cách đưa thơ ca trở về tắm mát trong suối dân ca. Phong dao trong thơ ca Tản Đà, Trần Tuấn Khải... là tiêu biểu cho hai hiện tượng phôncơloric và phôncơloridê trong mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian. b) Viết tiểu thuyết huyền thoại và tiểu thuyết lịch sử bằng cách khai thác nguồn dạ sử vốn là sản phẩm thuộc phạm trù văn học dân gian. Tiểu thuyết Qủa dưa đỏcủa Nguyễn Trọng Thuật, hầu hết các tiểu thuyết lịch sử ở nửa đầu thế kỷ XX tiêu biểu là của Nguyễn Tử Siêu, đã nói lên điều đó. Hiện tượng này sẽ được tiếp tục trong tình hình văn học sau ngày cách mạng thành công.

♦♦♦


Những gì được trình bày trên đây thực tế chỉ mới là sự luận bàn trên cơ sở văn học của dân tộc Kinh với tư cách là nền văn học chủ công của lịch sử văn học dân tộc. Do đó một câu hỏi vẫn phải đặt ra là: với một số dân tộc ít người khác đã có chữ viết riêng và ít nhiều có văn học viết riêng thì mối quan hệ giữa v ăn học dân gian và văn học viết đó là thế nào? Thêm nữa giữa văn học dân gian của các dân tộc ít người nói chung với nền văn học viết của dân tộc Kinh có hay không? Có tới mức nào? Đây là những câu hỏi rất lý thú. Nhưng xin được treo lại chưa có trả lời vì chưa có sự nghiên cứu. Mong được các bạn đồng nghiệp bổ cứu tiếp sức cho. Tuy vậy thì vẫn muốn dự đoán rằng: trên đại thể, những gì đã diễn ra trong văn học của dân tộc Kinh, ít nhiều cũng diễn ra trong văn học của một số dân tộc đã có chữ viết và văn học chữ viết. Sơ bộ nhìn vào văn học viết của dân tộc Thái ở Tây Bắc bằng chữ Thái riêng và chữ Nôm đã có chút căn cứ bước đầu để dự đoán như thế đối với câu hỏi thứ nhất.

Cuối cùng, một vấn đề nữa cũng có thể đặt ra để suy nghĩ là trong nền văn học Việt Nam hiện đại, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian là thế nào? Văn học dân gian có còn đóng vai trò làm nền kết tinh cho văn học viết nữa không? Qủa thật đây cũng lại là một vấn đề rất thú vị, nhưng rất phức tạp. Bởi lẽ chung quanh vấn đề có hay không có văn học dân gian trong thời hiện đại, và nếu có thì việc đánh giá nó thế nào đã là có chuyện tranh chấp nhau khá gay gắt, thậm chí có thể qui kết nhau khá nặng nề. Không phải không có người đã cho rằng duới chế độ mới mà nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước trong đó có sự làm chủ về văn hoá thì còn gì phải có văn học dân gian. Nếu có thì đó chỉ là tiếng nói phản động cần lên án, cần loại bỏ. Đây là cách nói của một vài người trên báo chí mà trong bối cảnh xã hội một thời, nó dường như là tiếng nói chính thống do đó không phải không có người đồng tình, ít ra thì cũng không dám phản bác. Đến hôm nay thì chắc là không ai nghĩ đơn giản và thô thiển như thế nữa một khi đã thấy sự có mặt của văn học dân gian hiện đại dưới hình thức ca dao hò vè, nhất là giai thoại, truyện kể với đủ nội dung trong đó có cả nội dung chọc trời, nói là táo bạo cũng được, nói là trắng trợn được. Có điều là dường như với các nhà nghiên cứu văn học dân gian vẫn chưa hết ngợp trước hiện tượng vốn dĩ nhạy cảm, phức tạp đó. Cho nên ở đây cũng khó nói được gì hơn. Nhưng vẫn có thể nghĩ rằng, gì thì gì, mối quan hệ giữa văn học dân gian (nếu có thừa nhận) với văn học viết trong thời hiện đại này về cơ bản đã khác trước. Bởi trong thời hiện đại này, dù còn nhiều hạn chế trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, nhưng không có nghĩa là nhân dân chưa làm chủ được gì trong cuộc sống nói chung, trong văn hoá,văn học nói riêng. Từ thực tế đó, sẽ có sự hoà quyện giữa văn học của mọi tầng lớp nhân dân trong một đất nước. Và như thế thiết tưởng cũng khó nói đến cái gọi là vai trò làm nền của văn học dân gian đối với nền văn học viết như ở các thời đại trước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×