Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kinh tế nước Pháp từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX?

các bạn giúp mình với
  1. kinh tế nc pháp từ thế kỉ XIX đến thế kỉ XX
  2. vì sao trung quốc bị chia sẻ
  3. vị trí nền kinh tế của các nc tư bản
5 trả lời
Hỏi chi tiết
699
0
0
Anime
15/11/2018 21:51:18
Tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:
  • Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX kinh tế Pháp phát triển chậm lại. Nguyên nhân là do thất bại trong chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Hơn nữa, Tư sản chỉ Pháp coi trọng xuất cảng tư bản, không đầu tư nhiều cho công nghiệp trong nước.
  • Nông nghiệp: Nông nghiệp phát triển chậm, đất đai bị chia nhỏ.
  • Công nghiệp: đầu thế kỷ XX diễn ra quá trình tập trung sản xuất trong công nghiệp , đưa đến sự ra đời các công ty độc quyền, từng bước chi phối đời sống kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Dương Hoàng Khánh ...
15/11/2018 21:51:37
1/Nước Pháp
a) Tình hình kinh tế
Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao... Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.
Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.
Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.
Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 - 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng
Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
b) Tình hình chính trị
Tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba(J). Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.
Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v..
1
0
Anime
15/11/2018 21:52:14
Câu 2
Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát. Trong những năm 1840 - 1842. thực dân Anh tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. Tiếp theo đó, các nước đế quốc Âu Mĩ và Nhật Bản tranh nhau xâu xé nước này. Trung Quốc ngày càng bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.
Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc :
- Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.
- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.
- Pháp thôn tính vùng Vân Nam.
- Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
1
0
Lê Hoang
15/11/2018 22:00:07
câu 1 vì Trung Quốc là thị trường rộng lớn đông dân , giàu tài nguyên khóang sản , chính quyên Mãn Thanh lại suy yếu mục nát
1
0
doan man
15/11/2018 22:05:09
2. Bởi vì Trung Quốc đông dân, giàu tài nguyên, là cửa ngõ giao thương quan trọng trên thế giới, lại là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa giao lưu kinh tế với châu Âu. Chiếm TQ, thứ nhất là có được nguồn tài nguyên, thứ 2 là có được nguồn nhân lực, lao động dồi dào mà lại quá ư rẻ mạt, thứ 3 là có được vị thế nhất định trong cuộc chiến trên thế giới về sau, thứ 4 là có được một vùng tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, không lo thiếu nơi tiêu thụ (là lý do chính gây nên khủng hoảng thừa trên thế giới và những năm 30 của thế kỷ trước).
Vì những lợi ích đó, thực dân phương Tây luôn nhòm ngó Trung Quốc. Thêm một điểm nữa là nền quân sự của TQ lại yếu kém (trong thời điểm đó), lại bế quan tỏa cảng nên lại chẳng học được những điểm hay,điểm mạnh của nước ngoài. Điều này giống như một miếng bánh rất lớn nhưng sự bảo vệ lại rất yếu, hoàn toàn là miếng mồi ngon dễ dàng. Tuy nhiên, vì nó quá lớn nên một nước không thể chiếm trọn được vì lực lượng không đủ mà sự phản kháng của người dân lại quá mạnh. Điều này buộc các quốc gia thực dân liên kết lại với nhau để xâu xé miếng mồi này và cũng phải giữ chế độ phong kiến để nhờ tay phong kiến đàn áp những chống đối từ bên trong. Tuy là cùng chia sẻ Trung Quốc nhưng bên trong các nước luôn tìm cách gạt bỏ lẫn nhau, tìm cách dành ảnh hưởng hòng có thể nuốt gọn một mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K