Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Là dàn bài chi tiết cho đề bài sau đây: "Nghị luận văn học về tác phẩm Tức cảnh Pác Bó"

(giúp mình nhanh nhé)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
521
0
0
Cute Mai's
09/05/2018 19:40:03
1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. THÂN BÀI
  • Câu thơ 1: nếp sống thường nhật của Hồ Chủ Tịch ở hang Pác- bó
  • Câu thơ 2: Những món ăn hàng ngày của Bác(cháo bẹ, rau măng)
  • Câu thơ 3: Công việc cách mạng mà Bác đang hoạt động
  • Phân tích đảo từ “chông chênh”
  • Câu thơ 4: Tinh thần lạc quan cách mạng của Bác
  • Phân tích chữ “sang”
3. KẾT BÀI
Nêu cảm nhận về bài thơ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Lê Hoàng Minh
09/05/2018 19:41:27
Phân tích bài thơ Tức Cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh
Mở bài
  • Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bôn bể hoạt động cứu nước, tháng 2 – 1941, Bác đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
  • Về nước, Người sống trong hang Pác Bó (đúng tên là Cốc Bó), điều kiện sinh hoạt rất gian khổ.
  • Bài thơ Tức cảnh Pdc Bó ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
  • “Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sông cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp vởi thiên nhiên là một niềm vui lớn”.
Thân bài
Điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó
  • Nơi ở quá chật hẹp: một cái hang nhỏ bên bờ suối: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”.
  • Điều kiện sinh hoạt: quá thiếu thốn. Bữa ăn hằng ngày là cháo bẹ (cháo ngô) là măng rừng “Cháo bẹ rau măng t ẫn sẩn sàng”.
  • Điều kiện làm việc: quá sơ sài dường như cháng có gì “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Bàn làm việc chi ìà tang đá bên bờ suối.
  • Ba câu thơ đầu bài thơ nói về cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. Tất cả đều rất khó khăn, thiếu thôn.
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ
* Phong thái ung dung tự tại của Bác: Ba câu thơ đầu vừa nói lên cuộc sống thiếu thốn gian khổ của Bác ở Pác Bó vừa thể hiện được phong thái ung dung, tự tại của Người.
+ Câu thứ nhất nói về việc ở. Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, phơi phới, cho thấy Bác sông thật ung dung, hòa điệu với nhịp sông núi rừng Sáng ra bờ suôi, tôi vào hang. Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…
+ Câu thứ hai nói về việc ăn: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng, ở câu thơ này có thêm nét vui đùa. Bởi vì thực tế quá khó khăn mà Bác lại nói như là lương thực, thực phẩm ở đây thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa (cháo bẹ rau măng luôn có sẵn).
+ Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc. Bàn làm việc là tảng đá bên suối chông chênh mà thôi. Chông chênh là từ láy miêu tả duy nhất của bài thơ, rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ dịch sử Đảng toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy, trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi lồng lộng, giống như một tượng đài về vị lãnh tụ cách mạng Bác Hồ đang dịch Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng nước nhà.
* Cái “sang” của cuộc đời cách mạng
Niềm vui lớn nhất của Bác trong bài thơ không phải chỉ là “thú lâm tuyền” giống như những ẩn sĩ xưa mà trước hết đó là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại. sau ba mươi năm xa nước, “đêm mơ nước ngày thấy hình của nước” (thơ Chế Lan Viên), nay được trở về sống giữa lòng đất nước, yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo cách mạng để cứu nước, cứu dân.
Bác Hồ còn rất vui vì Người tin chắc rằng, thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần, điều mà Bác chiến đấu suốt đời để đạt tới đang trở thành hiện thực. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt có nghĩa lí gì. thậm chí, tất cả những hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chểnh… không phải là gian khổ mà đều trở thành sang trọng…
Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là “nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài.
Kết bài
“Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Bác Bó. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn”.
Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn…
2
1
Lê Hoàng Minh
09/05/2018 19:42:06
nhớ ủng hộ 5 sao nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×