Đề 1:
Dàn ý tuổi trẻ và tương lai đất nước
1. Mở bài tuổi trẻ và tương lai đất nước
– Dẫn dắt vào đề bằng lời dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
2. Thân bài tuổi trẻ và tương lai đất nước
Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?
+ Tuổi trẻ bao giờ cũng dồi dào sức khoẻ, có đủ nhiệt tình để cống hiến cho quê hương, đất nước.
+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ và sự sáng tạo.
+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân để đến những nơi khó khăn và làm những việc khó.
– Tuổi trẻ nước ta trong quá khứ đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương mà em biết, như: Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Lê Bá Khánh Trình,…).
– Tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho đất nước?
+ Ra sức học tập.
+ Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
+ Thi đua lập thành tích trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác dần những công việc của thế hệ trước.
– Tuổi trẻ cũng cần khắc phục nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước (sự bồng bột, thói ỷ lại, thói ăn chơi sa đọa,…).
3. Kết bài tuổi trẻ và tương lai đất nước
– Tuổi trẻ phải ước mơ, phải khát khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới dồi dào ý nghĩa.
Bài văn: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Người Việt nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai.
Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc.
Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội.
Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là , là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa.
Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”.
Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc ***. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trãi, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”.
Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai. Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng…học. Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy.
Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức. Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức. Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ. Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu. Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…
Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy. Bất cứ ai ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.
Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở”. Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào.
“Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…”
Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc…
“Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian,vĩnh cửu trên thế giới.