LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm sao để chống đẩy đúng kĩ thuật?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.966
4
2
KIm Chi Củ Cải
30/08/2017 09:58:52
- Góc cánh tay:
Điều đầu tiên bạn nên chú ý khi chống đẩy đó chính là góc cánh tay. Có rất nhiều bạn tập thường hay để cánh tay vuông góc với người như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khớp vai, hơn nữa cơ vai trước sẽ chịu khá nhiều lực và làm cho bài tập không hiệu quả.

- Hít thở
Khi chống đẩy thì việc điều hòa nhịp thở để tăng hiệu quả là điều bất cứ ai cũng phải biết.  Xuống thì hít vào, lên thở ra. Hãy hít thở sâu, đừng hít nông vì sẽ làm bạn không đủ oxy cung cấp cho cơ bắp.

- Độ rộng của tay
Các bài tập chống đẩy thì độ rộng của tay cũng là điều mọi người nên chú ý với độ rộng trung bình sẽ là rộng hơn vai 1 chút, sao cho khi xuống cẳng tay vuông góc với mặt đất. Nó sẽ tác động đồng đều vào cơ ngực, tay sau, vai. Nếu để hẹp tay thì bài tập sẽ tác động nhiều hơn vào tay sau, rộng tay thì cơ ngực sẽ có nhiều áp lực hơn.

- Tốc độ chống đẩy
Khi chống đẩy thì lúc xuống chậm để có thể cảm nhận cơ bắp và lên nhanh 1 chút để dễ dàng lấy lại sức kết hợp với nhịp thở đều để tăng hiệu quả khi hít đất. Tốc độ chống đẩy cũng là một phần quan trọng quyết định đến cách chống đẩy đúng kỹ thuật tạo dấu ấn đối với mọi người.

- Thân Người
Lúc tập thân người bạn phải giữ thẳng, không cong lên hay gập xuống như thế sẽ làm ảnh hưởng đến cơ và khớp lưng.
Để thực hiện các động tác chống đẩy hiệu quả yêu cầu đầu tiên đó là cách thực hiện đúng kỹ thuật, đúng động tác. Các bộ phận của cơ thể khi thực hiện chống đẩy nên được thả lỏng và để tư thế tự nhiên thì sẽ đạt được hiệu quả tập luyện tốt nhất. Cách chống đẩy đúng kỹ thuật, đúng phương pháp là ấn tượng thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người, với cách thực hiện đúng kỹ thuật thì mọi người sẽ đạt được hiệu quả tập luyện nhanh chóng. Khi tập luyện mọi người nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý để tạo dấu ấn tốt nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
nguyễn văn A
05/09/2017 22:09:44
Chống tay lên sàn tạo lực làm căng cơ vùng cánh tay, vai và phần lưng trên.

Lời khuyên: Chạm sàn bằng hai bàn tay, thả lòng sau đó siết lại và hướng ra bên ngoài như thể bạn đang cố gắng xé khoảng sàn ở giữa. Khuỷu tay và bắp tay mở về phía trước

Nếu bạn không giữ cổ thẳng mà ngẩng quá cao hay cúi quá thấp, cột sống sẽ có nguy cơ bị chấn thương. Chống đẩy sẽ không còn tác dụng dù bạn nghĩ là mình đang tập hiệu quả. Giữ cổ thẳng với cột sống cho phép bạn kiểm soát động tác.

Lời khuyên: Chọn một điểm trên sàn ở phía trước cách ngón tay khoảng 15-25 cm. Giữ mắt nhìn vào điểm này trong khi tập chống đẩy để giữ cổ thẳng với phần cơ thể còn lại.

Để kiểm tra, bạn cũng có thể nhờ ai đó đặt một cán chổi lên lưng. Nếu chổi chạm đầu, lưng trên và mông, tư thế của bạn đã đúng và hãy duy trì. Nếu chổi không chạm đủ ba vị trí trên, hãy điều chỉnh lại

Tưởng tượng mình đang kẹp một danh thiếp hay một tờ giấy mỏng dưới nách giúp kích hoạt các cơ vùng dưới cánh tay tham gia vào hoạt động.

Lời khuyên: Giữ chắc tay trên sàn và ép nách càng sát cơ thể càng tốt

Không chỉ làm cho động tác chống đẩy kém hiệu quả, co vai còn khiến cổ và lưng bị tổn thương.  

Lời khuyên: Đẩy vai về phía sau và hơi ép cơ vai để chúng “gặp nhau” ở giữa lưng

Bạn sẽ rất dễ hạ thấp thân hoặc nghiêng người khi tập chống đẩy, đặc biệt là khi đã đuối sức và không có gương để kiểm tra.

Lời khuyên: Một khi thân trên đã vào tư thế, siết chặt tay và hơi đẩy về phía sau

Mông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện động tác chống đẩy. Siết chặt phần mông giúp giữ chắc hông và đảm bảo cơ thể bạn ở đúng tư thế. Áp lực tác động lên phần lưng dưới giảm giúp hạn chế nguy cơ chấn thương và kích hoạt vùng cơ quanh hông.

Lời khuyên: Vào tư thế chống đẩy với cơ mông thả lỏng, bạn sẽ cảm thấy phần lưng dưới như bị ép xuống sàn. Giờ hãy siết cơ mông lại càng chặt càng tốt để đưa phần hông trở về đúng vị trí và giảm bớt sức ép lên cột sống

Cho dù bạn không đứng thì đôi chân vẫn có nhiệm vụ tạo một nền tảng vững chắc. Hãy khép chặt hai bàn chân lại để chuyển năng lượng từ phần thân dưới vào cơ quanh hông và thân trên, giúp phân bổ sức mạnh ra khắp cơ thể.

Lời khuyên: Đảm bảo rằng hai chân chạm vào nhau, sau đó siết lại như thể bạn đang cố gắng làm vỡ vật gì đó ở giữa. Cố gắng giữ cho hai mắt cá chân càng gần nhau càng tốt. Bạn sẽ nhận thấy cơ chân được kích hoạt và căng lên

Bạn có thể tăng cường hiệu quả của chống đẩy bằng việc điều hòa hơi thở. Khi thở hết không khí từ trong phổi ra, các cơ bắp quanh hông sẽ căng lên, làm tăng sức mạnh và độ ổn định cho động tác.

Lời khuyên: Khi hạ thấp người, hãy hít sâu. Đến khi nâng cơ thể, nhanh chóng thở ra càng nhiều không khí càng tốt. Lặp lại chậm rãi và có kiểm soát

Tập trung vào phần ngực sẽ giúp bạn không nhấp nhô đầu và thấp hông. Bạn chỉ cần sử dụng trọng lực để kéo ngực xuống.

Lời khuyên: Khi đã nâng cơ thể, sử dụng cơ sô và lưng để điều khiển động tác hạ người xuống, tưởng tượng như bạn đang kéo phần thân xuống dưới sàn

Khi đuối sức, bạn sẽ rất dễ làm hỏng tư thế do cong người.

Lời khuyên: Chống đẩy không chỉ tác động phần thân trên mà cả phần thân dưới. Hãy nghĩ cơ thể mình là một tấm ván vững chắc và đừng để cho bất cứ cơ bắp nào thư giãn trong khi tập chống đẩy
0
0
Vinh Nguyễn
24/12/2017 12:53:04

Cách chống đẩy đúng kỹ thuật:
- Góc cánh tay:

Điều đầu tiên bạn nên chú ý khi chống đẩy đó chính là góc cánh tay. Có rất nhiều bạn tập thường hay để cánh tay vuông góc với người như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khớp vai, hơn nữa cơ vai trước sẽ chịu khá nhiều lực và làm cho bài tập không hiệu quả.

- Hít thở

Khi chống đẩy thì việc điều hòa nhịp thở để tăng hiệu quả là điều bất cứ ai cũng phải biết.  Xuống thì hít vào, lên thở ra. Hãy hít thở sâu, đừng hít nông vì sẽ làm bạn không đủ oxy cung cấp cho cơ bắp.

 

- Độ rộng của tay

Các bài tập chống đẩy thì độ rộng của tay cũng là điều mọi người nên chú ý với độ rộng trung bình sẽ là rộng hơn vai 1 chút, sao cho khi xuống cẳng tay vuông góc với mặt đất. Nó sẽ tác động đồng đều vào cơ ngực, tay sau, vai. Nếu để hẹp tay thì bài tập sẽ tác động nhiều hơn vào tay sau, rộng tay thì cơ ngực sẽ có nhiều áp lực hơn.

- Tốc độ chống đẩy

Khi chống đẩy thì lúc xuống chậm để có thể cảm nhận cơ bắp và lên nhanh 1 chút để dễ dàng lấy lại sức kết hợp với nhịp thở đều để tăng hiệu quả khi hít đất. Tốc độ chống đẩy cũng là một phần quan trọng quyết định đến cách chống đẩy đúng kỹ thuật tạo dấu ấn đối với mọi người.

- Thân Người

Lúc tập thân người bạn phải giữ thẳng, không cong lên hay gập xuống như thế sẽ làm ảnh hưởng đến cơ và khớp lưng.


 
0
0
PhOng
11/05/2020 21:32:44
để hai tay rộng bằng vai lưng thẳng (KHÔNG ĐƯỢC CONG)
chống tay đẩy cơ thể lên chên (hai tai hơi chùng thì sẽ có hiệu quả hơn)
chống đẩy <phần cơ quan trọng nhất là cơ ngực sau đó đến ,cơ tay sau vào bắp tay>
nếu bạn muốn trống được nhiều  thì nên tập thêm các bài tập bổ chợ cho cơ ngực và tay sau

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục thể chất Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục thể chất Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư