Trả lời
1. Kỹ thuật cưa:- Cưa theo đường thẳng: đây là kỹ thuật cơ bản nhất, người cưa thực hiện đường cưa thẳng theo vết vạch dấu với độ chính xác cao nhất.
- Cưa mở rộng: sau khi đã đạt được cấp độ cưa cơ bản thì người cưa phải thực hiện một đường cưa có bề rộng khoảng 1,5 – 2 lần bề rộng lưỡi cưa, Để thực hiện được cấp độ này thì người cưa phải liên tục lách lưỡi cưa qua lại để mở rộng đường cưa, đồng thời phải giữ đúng theo đường đã vạch.
- Cưa đường cong: Sau khi đã thực hiện được cấp độ cưa mở rộng thì ta nhận thấy rằng lưỡi cưa có thể nghiêng được một chút trong rãnh đã cưa, có nghĩa là ta có thể thay đổi hướng của đường cưa, chú ý là muốn chuyển hướng đường cưa về phía nào ta phải thực hiện lách lưỡi cưa mở rộng đường cưa về phía đó nhiều hơn
2. Kỹ thuật giũa+ Cân bằng khi giũa
- Hiện tượng:
Khi giũa để gia công các bề mặt phẳng thì luôn gặp trường hợp bề mặt gia công bị cong lên (bị mo), hiện tượng bề mặt gia công bị cong lên này được gọi là hiện tượng không cân bằng khi giũa.
- Nguyên nhân:
Hiện tượng không cân bằng giũa xảy ra do sự không cân bằng lực của hai tay đè lên giũa trong quá trình cắt: Khi bắt đầu một nhát cắt thì phần lưỡi giũa phía cán dài hơn phía đầu mút, do đó moment do tay cần cán lớn hơn tay đè lên đầu mút dẫn đến lưỡi giũa bị nghiêng về phía cán, trường hợp tương tự xảy ra ở cuối nhát cắt làm cho giũa bị nghiêng về phía đầu giũa.
- Cách khắc phục
Hiện tượng không cân bằng giũa luôn xảy ra với mọi người, để khắc phục thì người ta phải tập luyện rất nhiều với các dụng cụ tập luyện và kiểm tra độ cân bằng.
Để khắc phục hậu quả của hiện tượng không cân bằng giũa người ta có thể dùng đoạn cong của lưỡi giũa để rà lại hoặc cạo rồi kiểm tra bằng bàn máp.
+ Các phương pháp giũa
Để đạt được năng suất và chất lượng bề mặt gia công theo yêu cầu kỹ thuật thì người ta có nhiều phương pháp giũa khác nhau:
- Giũa ngang
Giũa ngang là thao tác giũa có hướng cắt theo chiều hẹp hơn của bề mặt gia công. Lúc này số răng tham gia cắt đồng thời sẽ ít hơn khi giũa dọc, do đó lực cắt cho mỗi răng giũa lớn hơn, dẫn đến chiều sâu cắt cũng lớn hơn. Giũa ngang có năng suất cắt cao hơn, nhưng do cắt sâu và chiều dài tựa ngắn cho nên chất lượng bề mặt gia công kém. Giũa ngang thường dùng để gia công phá thô.
- Giũa dọc
Giũa dọc là thao tác giũa có hướng cắt theo chiều rộng hơn của bề mặt gia công. Lúc này số răng tham gia cắt đồng thời sẽ nhiều hơn khi giũa ngang, do đó lực cắt cho mỗi răng giũa nhỏ hơn, dẫn đến chiều sâu cắt mõng hơn. Giũa dọc có năng suất cắt thấp, nhưng do cắt mõng và chiều dài tựa lớn cho nên chất lượng bề mặt gia công tốt. Giũa dọc thường dùng để gia công tinh.
- Giũa đan chéo
Giũa đan chéo là thao tác giũa theo hai hướng vuông góc với nhau( thông thường các hướng giũa không theo chiều ngang hay chiều dọc). ở phương pháp này thì năng suất cắt và chất lượng bề mặt gia công trung bình, nhưng do giũa theo hướng này là cắt trên đỉnh nhấp nhô của hướng giũa trước đó gây ra . Giũa đan chéo thường dùng gia công đối với những người thợ có tay nghề thấp.