Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài chứng minh câu tục ngữ "Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

P/s: Cầu các đại thần giúp vs ạ!!!
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.394
3
0
HƯƠNG TRẦN
17/08/2019 17:44:38
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đây là một câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta phải biết đoàn kết. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

- “ một cây” thì không thể làm “ nên non”
- “ ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao
=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo
- “ chụm” từ được dung để thể hiện sự đoàn kết
- “ cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành 1 biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.
2. Chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
a. Trong lịch sử
- Nhân dân ta đã một lòng đoàn kết để đánh đuổi giặt ngoại xâm
- Các cuộc khởi nghĩa có sự đoàn kết như: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng,….
- Bác Hồ có câu: “ đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”
b. Trong thực tế cuộc sống
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất
- Họ cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng...
- Chung tay bảo vệ môi trường, sinh vật,…
3. Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ “ một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết là sức mạnh vô địch, đoàn kết quyết định nên sự thành công.
III. kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ
- Bài học rút ra được từ câu tục ngữ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kiệt
17/08/2019 17:46:59
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là những bài học quý báu cuẩ ông cha ta, được tích lũy qua từng năm, từng tháng.
- Nêu vấn đề, khái quát giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Một cây...” khuyên chúng ta về sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích
- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
⇒ Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.
Luận điểm 2: Ý nghĩa
- Câu tục ngữ là lời răn dạy của ông cha ta về sức mạnh của đoàn kết.
- Con người không ai là hoàn hảo, không ai tốt về mọi mặt, có thể có lợi thế về công việc này nhưng lại yếu về công việc kia. Đó chính là lí do chúng ta cần có sự hợp tác, đoàn kết chung tay làm việc. Khi có sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể hỗ trợ nhau, bù trừ những khuyết điểm cho nhau, từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Đoàn kết không chỉ giúp ta khắc phục khuyết điểm cho nhau mà nó còn giúp gia tăng thêm về sức mạnh, trí óc, kĩ năng… từ đó làm cho tập thể đó ngày càng vững mạnh và phát triển.
- Nếu trong tập thể không có sự đoàn kết thì sự kết nối giữa các thành viên sẽ rời rạc, không nhất quán trong quan điểm từ đó khiến cho công việc thêm khó khăn và xác suất thành công rất thấp. Cũng như vậy, nếu ta chủ quan, ích kỉ, cứng nhắc, chỉ thích làm việc một mình thì khó khăn sẽ tăng lên gấp bội và chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc không hiệu quả.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Đoàn kết mang lại sức mạnh
- Trong bất kì công việc nào, chúng ta đều cần phải chú ý đến sự kết nối, tình đoàn kết giữa các thành viên, luôn đồng cảm, hỗ trợ và nhường nhịn nhau trong mọi trường hợp,…
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Phê phán lối sống ích kỉ, chủ quan, cứng nhắc.
- Đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, tụ tập đám đông để thực hiện những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân.
4
0
KookMin
17/08/2019 20:58:59
  • Giới thiệu chung về vấn đề nghị luận:
Ai đó đã từng nói rằng: “Đoàn kết là sức mạnh…khi có sự chung sức và hợp tác, ta có thể đạt được những điều tuyệt vời”. Thực vậy, tinh thần đoàn kết là một nguồn sức mạnh to lớn giúp cho mỗi chúng ta có một cuộc sống ý nghĩa, cuộc đời trọn vẹn. Tinh thần ấy đã được thể hiện rất rõ qua quá trình lao động, đấu tranh và dựng xây Tổ quốc của nhân dân nhiều thế hệ. Và cha ông ta đã gửi gắm thông điệp sống ấy qua một câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
II. Thân bài:
1. Giải thích:
  • “Một cây”: là hình ảnh tượng trưng cho một người, một cá nhân riêng rẽ.
  • “Ba cây”: là hình ảnh ẩn dụ cho một nhóm người, một tổ chức, tập thể.
  • “Núi cao”: là cách nói hình ảnh về những thành công, thành tựu con người cùng nhau tạo nên, cùng nhau xây dựng, vun đắp.
  • Bằng cách nói hình ảnh nhưng cũng đầy sinh động, câu tục ngữ trên đã gửi gắm tới chúng ta một bài học sâu sắc, thiết thực: Một mình chúng ta không thể tạo ra những thành công lớn lao nhưng một khi có sức mạnh tập thể, có sự đồng lòng đóng góp, xây dựng của nhiều người thì thành công lớn cuối cùng cũng sẽ đến.
2. Lí giải:
  • Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc, được nhân dân bao thế hệ lưu giữ và tiếp tục phát huy.
  • Dẫn chứng: Thuở xưa, nhờ có sức mạnh của tinh thần đoàn kết mà nhân dân đã dời núi lấp biển mở mang bờ cõi. Lịch sử đấu tranh từ các “triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” đến những chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ vang dội đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng nhất chí nó to lớn nhường nào.
  • Tinh thần đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.
  • Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, bên cạnh yếu tố then chốt là sự lãnh đạo tài ba, sáng suốt của những người chỉ huy, đi đầu, yếu tố cơ bản mà ta không thể bỏ qua đó chính là sự đoàn kết một lòng của nhân dân. Dù là thời nào, tinh thần ấy vẫn sáng bừng giúp nhân dân ta vượt qua được những hiểm nguy của giặc ngoại xâm, những gian nan của “giặc đói, giặc dốt”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều câu nói nổi tiếng về tinh thần đoàn kết, mà có lẽ tiêu biểu nhất chính là câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
  • Trong bất kì một công việc nào dù đơn giản hay phức tạp, dù dễ dàng hay khó khăn, nếu chỉ có một người tự mình xoay xở thì sẽ khó thành công hoặc thời gian hoàn thành, đạt được thành công sẽ lâu hơn.
  • Ngày nay, khi thời đại 4.0 đang gõ cửa đất nước, thách thức với mỗi chúng ta không phải ít nhưng cùng với nó, những cơ hội sẽ mở ra nhiều hơn, một cá nhân sẽ không thể chinh phục được những thách thức ấy, đạt được nhiều thành công bằng công sức của cả một tập thể.
  • Shark Thủy trong chương trình Thương vụ bạc tỷ từng chia sẻ: “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn thành công hãy đi cùng nhau”. Sự liên kết trí tuệ, sức lực của nhiều cá nhân tạo nên những tập thể, tổ chức sẽ đem đến nhiều thành công. Đó phần nào chính là sự lí giải cho việc càng ngày càng có nhiều những tập đoàn phát triển lớn mạnh với độ uy tín cao bởi có sự góp công, hợp sức của nhiều người như tập đoàn Vingroup, Sungoup, Masan Group…
3. Lật ngược vấn đề và bài học rút ra:
  • Ngày nay, trong xã hội vẫn tồn tại không ít người ích kỷ, muốn sự thành công chỉ đến với bản thân mình nên luôn khép mình, không chia sẻ với người khác để rồi nhiều khi không nhận lời khuyên từ người khác, phải nhận những thất bại khôn lường.
  • Có không ít cá nhân khi thấy thành công của người khác thì ganh ghét, đố kỵ rồi dẫn đến những hành động phá hoại sai trái làm tổn hại người khác và chính nhân phẩm mình.
  • Đoàn kết, gắn bó cũng không phải là sự kết bè kéo cánh để thành lập những tổ chức vì lợi ích cá nhân mà chống đối, phản đối tổ quốc, đất nước…
  • Cuộc đời là một hành trình dài của sự học tập và nỗ lực không ngừng, học để cải thiện bản thân, giúp mình, giúp người và đóng góp cho tập thể chung, cho xã hội.
III. Kết bài:
  • Khẳng định lại vấn đề:
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc và vẫn luôn được thế hệ sau tiếp nối giữ gìn, phát huy. Là học sinh, mỗi chúng ta cần xây dựng đoàn kết trong bạn bè, trong tập thể lớp, trường, coi đó là nền tảng để tiếp tục đóng góp cho xã hội, cho đất nước mai sau.
1
0
HoàngT_Kenz
18/08/2019 11:16:48
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là những bài học quý báu cuẩ ông cha ta, được tích lũy qua từng năm, từng tháng.
- Nêu vấn đề, khái quát giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Một cây...” khuyên chúng ta về sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
B. Thân bài
Luận điểm 1: Giải thích
- Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
⇒Nghĩa cả câu: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.
Luận điểm 2: Ý nghĩa
- Câu tục ngữ là lời răn dạy của ông cha ta về sức mạnh của đoàn kết.
- Con người không ai là hoàn hảo, không ai tốt về mọi mặt, có thể có lợi thế về công việc này nhưng lại yếu về công việc kia. Đó chính là lí do chúng ta cần có sự hợp tác, đoàn kết chung tay làm việc. Khi có sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể hỗ trợ nhau, bù trừ những khuyết điểm cho nhau, từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
- Đoàn kết không chỉ giúp ta khắc phục khuyết điểm cho nhau mà nó còn giúp gia tăng thêm về sức mạnh, trí óc, kĩ năng… từ đó làm cho tập thể đó ngày càng vững mạnh và phát triển.
- Nếu trong tập thể không có sự đoàn kết thì sự kết nối giữa các thành viên sẽ rời rạc, không nhất quán trong quan điểm từ đó khiến cho công việc thêm khó khăn và xác suất thành công rất thấp. Cũng như vậy, nếu ta chủ quan, ích kỉ, cứng nhắc, chỉ thích làm việc một mình thì khó khăn sẽ tăng lên gấp bội và chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc không hiệu quả.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”
Luận điểm 3: Bài học rút ra
- Đoàn kết mang lại sức mạnh
- Trong bất kì công việc nào, chúng ta đều cần phải chú ý đến sự kết nối, tình đoàn kết giữa các thành viên, luôn đồng cảm, hỗ trợ và nhường nhịn nhau trong mọi trường hợp,…
Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề
- Phê phán lối sống ích kỉ, chủ quan, cứng nhắc.
- Đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, tụ tập đám đông để thực hiện những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội
C. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân.
1
0
HoàngT_Kenz
18/08/2019 11:17:39
DÀN BÀI
1. Mở bài
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh giúp dân tộc ta làm nên những sự nghiệp lớn lao.
2. Thân bài
a. Giải thích
Nghĩa của câu tục ngữ: chia rẽ, đơn lẻ thì yếu; đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để đi tới thành công.
b. Chứng minh
+ Trong thực tế lịch sử
- Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng...
+ Trong đời sống
Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đoàn kết là yếu tố quyết định mọi thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
3. Kết bài
Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp để giúp nhau cùng tiến bộ.
0
2
HoàngT_Kenz
18/08/2019 23:05:51
Mở bài
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh giúp dân tộc ta làm nên những sự nghiệp lớn lao.
2. Thân bài
a. Giải thích
Nghĩa của câu tục ngữ: chia rẽ, đơn lẻ thì yếu; đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để đi tới thành công.
b. Chứng minh
+ Trong thực tế lịch sử
- Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
- Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng...
+ Trong đời sống
Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đoàn kết là yếu tố quyết định mọi thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
3. kết bài
Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp để giúp nhau cùng tiến bộ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×