Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ Quê hương hình thức diễn dịch

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.916
6
1
Ho Thi Thuy
07/07/2017 22:25:10
Dàn ý nè

1. Mở bài :

– Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau CM thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.

-Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.

– Một trong những bài thơ được nhiều người yêu thích nhất là bài “ Đoàn thuyền đánh cá” được viết năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Với bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực và nhiều hình ảnh kì vĩ, tráng lệ ,bài thơ đã ca ngợi thiên nhiên vũ trụ và con người lao động trong cuộc sống mới ở miền Bắc thời kỳ xây dụng chủ nghĩa xã hội.

2. Thân bài

2.1 Cảnh ra khơi và tâm trạng náo nức của con người.

a. Cảnh hoàng hôn trên biển.

– Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

– Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.

b. Khi thiên nhiên bước vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu làm việc

“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi”

– Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.

– Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

– Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

– Câu hát của người lao động còn mang theo niềm mong mỏi tha thiết vừa hiện thực vừa lãng mạn “ Hát rằng : cá bạc biển đông lặng

………………………………..

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

Từ dáng cá hình thoi, nhà thơ liên tưởng đến biển như một tấm lụa lớn mà đoàn cá là “ đoàn thoi” đang vun –t qua lại. Người dân chài hát khúc hát ca ngợi sự giàu có của biển cả, họ hát bài ca gọi cá vào lưới và mong muốn công việc đánh cá thu được nhiều kết quả tốt đẹp.

2. Cảnh đánh cá trên biển giữa khung cảnh biển trời ban đêm.

– Nếu hai khổ đầu miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh rất đẹp và con người rất yêu lao động, yêu thiên nhiên thì bốn khổ thơ sau lại tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển bao la hùng vĩ.Mỗi khổ thơ là một nét vẽ biển trời, sóng nước, trăng sao có nhiều yếu tố lãng mạn, tràn đầy tưởng tượng dựa trên những yếu tố hiện thực của đời sống trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và yêu đời.

a. Biển rộng lớn mênh mông và khoáng đạt trong đêm trăng sáng, trên mặt biển đó có con thuyền đang băng băng lướt đi trên sóng:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

– Câu thơ vừa thực vừa ảo, hình ảnh “ Thuyền” được đặt trong mối quan hệ hài hòa với những hình ảnh thiên nhiên( lái gió, buồm trăng,mây cao, biển bằng) diễn tả cảnh con thuyền tung hoành giữa trời biển mênh mông và đang làm chủ biển khơi, có gió làm người cầm lái, trăng làm cánh buồm. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Thơ Huy Cận trước CM thường thiên về thiên nhiên kì vĩ, là một thứ không gian bao la, rộng lớn đối lập với sự nhỏ bé đơn côi của con người.

“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Sau CM, hình ảnh thơ của Huy Cận có sự đổi mới.Thiên nhiên như một người bạn đồng hành, nâng cao, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hòa đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên. Công việc đánh cá được dàn đan như một thế trận hào hùng. Người lao động tuy không được miêu tả trực tiếp nhưng ta thấy họ được làm chủ biển khơi, lao động hăng say dũng cảm muốn chinh phục biển khơi nhưng cũng rất hòa hợp với thiên nhiên.Hình ảnh đoàn thuyền và sự hiện diện của con người không chỉ hòa hợp mà còn nổi bật ở vị trí trung tâm của vũ trụ.

– Phải lcó tâm hồn lạc quan, gắn bó máu thịt với con người với cuộc sống mới thì nhà thơ Huy Cận mới có thể cất lên những vần thơ rất đẹp như vậy bằng chính tâm hồn lãng mạn của mình.

b, Biển giàu đẹp nên thơ và có nhiều tài nguyên

Cá nhụ cá chim cùng cá đé.

………………………………

Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

– Có bao nhà thơ viết về biển, nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, nhà thơ hình dung nước biển như những sợi tơ xanh mềm buông rũ. Những con cá thu như con thoi bạc qua lại đi về trong vùng tơ xanh ấy. Rồi nhà thơ lại thấy nước biển sóng sánh vàng như màu trăng. Đàn cá đủ loại bơi lội trong nước trăng vàng. Nhà thơ liệt kê “cá nhụ, cá chim cùng cá đé”, chỉ miêu tả hai chi tiết làm cho bức tranh như sống hẳn dậy, có linh hồn: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” và “cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Con cá song thân dày và dài trên vảy có chấm tròn màu đen và hồng như hình ảnh của một cây đuốc lấp lánh dưới ánh trăng trong đêm. Hình dung ra cả đàn cá song như một đám hội rước đước tưng bừng lấp lánh trên mặt biển, đó là cảnh tượng lộng lẫy và kỳ thú ( Nhà thơ Chế lan Viên cũng đã viết “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về” ) . Tuy nhiên, hình ảnh “ cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” là hình ảnh đẹp nhất .Cái đuôi cá quẫy nước, làm tung lên những giọt nước lóe sáng màu trăng giống như người họa sĩ vẩy ngọn bút tài hoa để lại một vùng bụi trăng lóe sáng trên mặt nước bằng phẳng. Rồi mặt biển như trở lại yên bình, có thể nhìn thấy những bóng sao trong đáy nước.

– “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” là hình ảnh nhân hóa đẹp, tiếng thở của đêm chính là nhịp thở của thủy triều và tiếng rì rào của sóng. Những đốm sao lung linh trên mặt nước nâng lên hạ xuống một cách hùng vĩ. Nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho rằng :” Nhờ câu thơ này, toàn bộ không khí biển khơi lung linh dào dạt sống động và kỳ ảo hẳn lên”

C, Biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa, thủy chung, bao la như lòng mẹ

– Người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào.

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

– Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là “trăng cao gõ”. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền. Đây là hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ, thiên nhiên và con người cùng hòa hợp trong lao động.

– Con người chinh phục thiên nhiên nhưng cũng đầy lòng biết ơn với thiên nhiên “ Biển cho ta cá như lòng mẹ. Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

– Một đêm trôi đi thật nhanh trong nhịp điệu lao động hăng say, khẩn trương, sôi nổi.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

– Chỉ có một chi tiết tả trực tiếp người ngư dân” Kéo xoăn tay” gợi lên vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh với những bắp tay cuồn cuộn của người dân chài khi kéo mẻ lưới đầy cá nặng.Từ phía chân trời bắt đầu hừng sáng. Khi mẻ lưới được kéo lên, những con cá quẫy đuôi dưới ánh sáng của rạng đôngvà lóe lên màu hồng như bức tranh sơn mài lung linh, huyền ảo được nhà thơ sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực. Câu thơ “ Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” tạo một sự nhịp nhàng giữa sụ lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ.

=> Với cách dùng nhiều vần trắc, âm hưởng khỏe khoắn, nhịp thơ hối hả, ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, tạo nên khúc tráng ca lao động hào hùng giữa biển trời bao la.

3.Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.

a. Cảnh đoàn thuyền trở về

-Câu đầu tác giả lặp lại ở khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”

+ Có từ “với” là khác, có lẽ tác giả tránh sự lặp lại ở câu thơ trước => làm cho khổ thơ cuối giống như điệp khúc của một bài hát, tạo cảm giác tuần hoàn về thời gian, về công việc lao động; nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân. Đoàn thuyền ra đi hào hứng sôi nổi, nay trở về cũng với tinh thần ấy rất khẩn trương. Câu hát đưa thuyền đi nay câu hát lại đưa thuyền về.

+ Bằng biện pháp khoa trương và hình ảnh nhân hóc” Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời:cho thấy con người và vũ trụ chạy đua trong cuốc vận hành vô tận, con người đã mang tầm vóc lớn lao của thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chạy đua này và con người đã chiến thắng.Có thể nói Huy Cận đã lấy tình yêu của mình đối với cuộc sống mới của nhân dân khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ. Thay vào không gian vũ trụ buồn hiu hắt của thơ ông trước cách mạng tháng Tám.

b. Bình minh trên biển

– Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn, kết thúc bài thơ là cảnh bình minh” Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Ánh mặt trời sáng rực, từ từ nhô lên ở phía chân trời xa cảm giác như mặt trời đội biển. Câu thơ với ẩn dụ táo bạo cho thấy sự tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ.

-H/ả “ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” gợi nhiều liên tưởng như những mặt trời nhỏ bé đang tỏa rạng niềm vui trước thành quả lao động mà con người đã giành được sau một đêm lao động trên biển. => đó là cảnh tượng đẹp huy hoàng giữa bầu tròi và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động.

III, Kết luận chung

Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khỏe khoắn sôi nổi lại vừa phơi phới, bay bổng. Góp phần tạo nên âm hưởng ấy là các yếu tố lời thơ, nhịp điệu, vần. Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng, phơi phới (4 lần điệp từ “hát”). Cách gieo vần trong bài thơ biến hóa, linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách. Các vần trắc tạo sức dội, sức mạnh, các vần bằng tạo sự vang xa, bay bổng, tạo nên những vần thơ khoáng đạt, kì vĩ, phơi phới niềm vui.

Bài thơ là những bức tranh đẹp, rộng lớn kế tiếp nhau về hình ảnh thiên nhiên và đoàn thuyền đánh cá. Thiên nhiên như một người bạn thân thiết, đồng hành cùng cuốc sống của con người. Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo với cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ hay, thể hiện rõ nét sự thay đổi của hồn thơ Huy Cận sau Cách Mạng.

– Lãng mạn hơn, công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
3
Nguyễn Duy Mạnh
08/07/2017 06:37:00
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh mở đầu bằng hai câu thơ thông báo cho người đọc đặc điểm của làng quê tác giả, tiếp đó là 16 câu miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

Sau thông báo về đặc điểm của làng quê mình — một làng quê chuyên làm nghề đánh bắt hải sản — là câu thơ nói về vị trí của làng: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới - Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Như vậy, ngôi làng nằm trên một cù lao có sông bao bọc xung quanh và con sông này chảy ra biển tạo thành cửa biển, cách làng một khoảng cách nhất định, được đo bằng thời gian đi đò, đúng như cách nói của dân chài lưới: “cách biển nửa ngày sông”. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá cũng được thể hiện theo một góc độ rất riêng, khó lẫn với các hoạt động sản xuất khác. Khi trời yên biển lặng - điều kiện vô cùng quan trọng của nghề đi biển - gắn với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng thì dân làng lại ra khơi đi đánh cá. Những người đi đánh cá phải là dân trai tráng khỏe mạnh. Điều này cũng nói lên phần nào nỗi cực nhọc của nghề đánh bắt hải sản trên biển. Thuyền của họ không to — được gọi chung là ghe - được điều khiển bằng những tay chèo khỏe nhất: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã — Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Chiếc thuyền khi được ra khơi cũng có niềm vui của nó, tựa như “con tuấn mã” được ra khỏi chuồng. Con thuyền trở nên “nhẹ”, mang theo sự hăng hái, năng nổ, phăng phăng lướt tới theo nhịp của những tay chèo. “Cánh buồm giương to” trên mỗi con thuyền mang dáng dấp huyền thoại khi được ví với “mảnh hồn làng”. Nó cũng góp thêm sức lực, cũng hòa chung niềm vui với con người: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Cách so sánh “Cánh buồm giương to — như - mảnh hồn làng” tạo thành một ẩn dụ độc đáo, đậm chất lãng mạn, thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với quê hương. Ân tượng những con thuyền nối đuôi nhau, hùng dũng ra khơi cho thấy nhịp sông lao động sôi nổi, khẩn trương của nghề cá và niềm vui lao động của những con người nơi đây. Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài luôn phải phơi mình dưới nắng, luôn phải ngâm mình trong nước biển, luôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư