Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết cho đề sau: Thiên nhiên và con người trong văn học hiện đại (Đoàn thuyền đánh cá và Lặng Lẽ Sapa)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.264
1
2
mỹ hoa
05/01/2019 20:24:09
1. Mở bài:
Nêu vấn đề và giới hạn - vẻ đẹp của người lao động mới trong hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
2. Thân bài:
* Bối cảnh lịch sử và hoàn cảnh sáng tác
Sau chiến thắng chống thực dân Pháp, miền Bắc nước ta bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng CNXH. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước dấy lên khắp mọi nơi.
“Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (1958), “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long (1970) đều là kết quả của những chuyến đi thực tế mà các tác giả sống trực tiếp cùng với những con người lao động. Hình tượng người lao động đã được khắc họa rõ nét trong hai tác phẩm. Họ thuộc đủ mọi lớp người, mọi lứa tuổi, với những nghề nghiệp khác nhau, làm việc ở những vùng khác nhau nhưng đều có chung những phẩm chất cao đẹp.
Luận điểm 1: Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách.
Người ngư dân trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghỉ ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp.
Trong “Lặng lẽSaPa”: Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa..dự báo thời tiết”. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì vẫn phải trở dậy làm việc.
Luận điểm 2 :Trong điều kiện khắc nghiệt như vậynhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc.
- Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
“ Ra đậu dăm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát.
- Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó ( qua lời anh nói với ông họa sĩ).
Luận điểm 3:Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
- Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trở về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai “huy hoàng”.
- Lí tưởng sống của anh là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng.
Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
* Đánh giá : Người lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuối , nghề nhiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con người lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng CNXH ở miền Bắc.
3. Kết bài
Khẳng định thành công của các tác giả trong việc khắc họa hình ảnh người lao động và nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ mở rộng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
05/01/2019 20:35:44
a) Mở bài : Giới thiệu đôi nét về tác giả
-Nguyễn Thành Long là nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngan Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết sau chuyến nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho đất nước.
-Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết nhân chuyến đi thực tế cùa nhà thơ ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi, hăng say của những người dân chài trên vùng biển quê hương.
b)Thân bài
-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi. Các tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long đều là kết quả của nhũng chuyến thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động và nhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kì này.
-Hình tượng người lao động mới là chi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể. Trong Lặng lẽ Sa Pa là hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanh niên.
-Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghi ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp:
Mặt trời xuống biên như hòn lừa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+ Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình là ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên cùa công cuộc dựng xây đất nước.
+ Trong Lặng lẽ Sa Pa, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ ốp dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì anh vẫn phải trở dậy làm việc. Xách đèn ra vườn, gió tuyết vù lặng im ờ bên ngoài như chi chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nỏ như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cà, ném vírt lung tung…
-Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
Ra đậu dăm xa dò bụng biến
Dàn đan thế trận lưỡi vây giăng.
+ Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chài, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biên muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
+ Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng. Cháu ở đây cỏ nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mảy, đo chan động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sàn xuất, phục vụ chiến đẩu. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thay một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
– Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trờ về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai tươi sáng:
Câu hát căng buồn với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
+ vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời cùa ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng, đồng thời cũng thế hiện khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước sau giải phóng.
+ Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? mà anh đã vượt lên nỗi thèm người để gắn bó với đỉnh Yên Son trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua lời anh kê như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
-Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và hình ảnh ngư dân lao động trong Đoàn thuyền đánh cá cùa Huy Cận là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời. Đó là nhũng người ưu tú của quê hưọng trong sự nghiệp xâv dựng và bảo vệ Tổ quốc.
–Ngưòi lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con ngưòi lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
c) Kết bài
-Hai tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lao động thật lạc quan, yêu đời và sống có trách nhiệm. Chính họ đã đóng góp một phần công sức lớn lao cùa mình vào việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Càng khâm phục họ, thanh niên chúng ta phải ra sức học tập để sau này trở thành người sống có ích để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.
0
0
Nhok Phượng Núi
06/01/2019 09:59:19
a. mở bài : Giới thiệu đôi nét về tác giả
-Nguyễn Thành Long là nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngan Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết sau chuyến nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua nhân vật anh thanh niên và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho đất nước.
-Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được viết nhân chuyến đi thực tế cùa nhà thơ ở vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ ca ngợi tinh thần lao động phấn khởi, hăng say của những người dân chài trên vùng biển quê hương.
b)Thân bài
-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một không khí phấn khởi, hăng say lao động kiến thiết đất nước, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam dấy lên ở khắp nơi. Các tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long đều là kết quả của nhũng chuyến thực tế mà tác giả sống trực tiếp, phản ánh không khí lao động và nhất là thể hiện hình ảnh của những con người lao động thời kì này.
-Hình tượng người lao động mới là chi những con người lao động thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh những người ngư dân trong cảnh lao động tập thể. Trong Lặng lẽ Sa Pa là hình ảnh của những người trí thức khoa học, tiêu biểu là anh thanh niên.
-Công việc, điều kiện làm việc của họ đầy gian khó, thử thách. Người ngư dân trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra khơi khi thiên nhiên, vũ trụ vào trạng thái nghi ngơi. Đánh cá trên biển là một công việc rất vất vả và nguy hiểm. Nhưng những người ngư dân đã hòa nhập với thiên nhiên bao la và trở thành hình ảnh sáng đẹp:
Mặt trời xuống biên như hòn lừa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+ Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình là ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Đây là cách nói độc đáo, sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên cùa công cuộc dựng xây đất nước.
+ Trong Lặng lẽ Sa Pa, anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh sống một mình, xung quanh anh chỉ có cây cỏ, mây mù lạnh lẽo và một số máy móc khoa học. Cái gian khổ nhất với anh là sự cô độc. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết. Công việc ấy đồi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác. Mỗi ngày anh đo và báo số liệu về trạm bốn lần. Nửa đêm, đúng giờ ốp dù mưa tuyết, gió rét thế nào thì anh vẫn phải trở dậy làm việc. Xách đèn ra vườn, gió tuyết vù lặng im ờ bên ngoài như chi chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nỏ như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cà, ném vírt lung tung…
-Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Những người ngư dân là những con người lao động tập thể. Họ hăm hở:
Ra đậu dăm xa dò bụng biến
Dàn đan thế trận lưỡi vây giăng.
+ Giữa biển trơi mênh mông, trời và biển như hòa vào một. Còn đối với người dân chài, tác giả miêu tả họ với tinh thần làm chủ biển khơi. Họ chủ động, sáng tạo trong lao động, bố trí đánh bắt cá như một trận đánh. Với tinh thần lao động hang hái, lạc quan như thế thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Họ làm việc nhiệt tình, hăng say trong câu hát:
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biên muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
+ Câu hát của những người đi biển, nó không những thể hiện được tâm hồn lạc quan và khí thế khẩn trương mà còn nói lên niềm mong ước của con người. Đi đánh cá từ ngàn đời nay may rủi là chuyện thường tình. Vì vậy, trong câu hát ta đọc được những ước mong của họ. Đó là ước mong về trời yên biển lặng, gặp được luồng cá để đánh bắt được nhiều. Giọng điệu lời thơ như ngân lên ngọt ngào, ngân dài và xa mãi. Các hình ảnh của cá được so sánh, ẩn dụ là những nét snags tạo độc đáo đem đến cho người đọc một cảm nhận thứ vị về con người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
+ Anh thanh niên có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng. Cháu ở đây cỏ nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mảy, đo chan động mặt đất, dự vào việc báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sàn xuất, phục vụ chiến đẩu. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thay một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.
– Đó còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ. Đánh cá trong đêm đầy vất vả, nguy hiểm, người ngư dân đã thu về thành quả thật tốt đẹp. Họ ra đi, làm việc và trờ về đều trong câu hát. Hình ảnh thơ cuối bài rạng rỡ niềm vui, tin tưởng, hi vọng của người lao động. Họ vui say lao động vì một ngày mai tươi sáng:
Câu hát căng buồn với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
+ vẫn là tiếng hát khoẻ khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. Tiếng hát hoà trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó phản ánh một thói quen lâu đời cùa ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời sáng, đồng thời cũng thế hiện khí thế đi lên mạnh mẽ của họ trong công cuộc xây dựng đất nước sau giải phóng.
+ Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? mà anh đã vượt lên nỗi thèm người để gắn bó với đỉnh Yên Son trong công việc thầm lặng. Trong cái lặng im của Sa Pa ấy, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người làm việc và lo nghĩ cho đất nước qua lời anh kê như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến.
-Nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa và hình ảnh ngư dân lao động trong Đoàn thuyền đánh cá cùa Huy Cận là hiện thân của vẻ đẹp người lao động một thời. Đó là nhũng người ưu tú của quê hưọng trong sự nghiệp xâv dựng và bảo vệ Tổ quốc.
–Ngưòi lao động vô danh trong hai tác phẩm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp, dù ở núi cao hay biển xa đều là những người nhiệt tình, say mê công việc, sống có lí tưởng. Họ là điển hình cao đẹp của con ngưòi lao động mới, con người trưởng thành trong công cuộc xây dưng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
c) Kết bài
-Hai tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lao động thật lạc quan, yêu đời và sống có trách nhiệm. Chính họ đã đóng góp một phần công sức lớn lao cùa mình vào việc đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Càng khâm phục họ, thanh niên chúng ta phải ra sức học tập để sau này trở thành người sống có ích để xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×