Đề 3: Tình yêu trong sáng: ví dụ như tình yêu học trò:
* Tuổi học trò là gì? – lứa tuổi từ 18 đổ lại, ngày ngày cắp sách tới trường, là tuổi có nhiều biến đổi tâm lí, chưa nhận thức tốt.
=> Tình yêu tuổi học trò là rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp và ý nghĩa của nam nữ học sinh.
Nếu như tình cảm mà có chiều hướng giúp các em có thêm nghị lực và giúp đỡ nhau trong học tập, trở thành đôi bạn cùng tiến thì thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng phần lớn khi ở lứa tuổi học trò khi các em yêu thì sẽ hay bị chểnh mảng học tập gây ảnh hưởng đến chính bản thân mình nếu như không được giáo dục chỉ dẫn của người lớn. Chính vì vậy các em nên cân nhắc.
2, Phân tích
* Tình yêu học trò là không nên nếu không biết yêu vì:
– Ảnh hưởng đến việc học
– Chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực
– Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông,…
– Biểu hiện tình yêu quá đà, vượt giới hạn
=> Tiểu kết: Tình yêu tuổi học trò không tốt nếu không biết yêu.
* Tình yêu học trò là nên nếu biết yêu vì:
– Là tình cảm đầu đời trong sáng, đẹp đẽ.
– Là động lực học tập
– Là trải nghiệm, bài học đầu đời
– Giúp cuộc sống tươi đẹp, lạc quan
3, Bài học rút ra
* Tình yêu ở tuổi học trò nên – không nên phụ thuộc vào cách yêu, nhận thức mỗi con người.
* Thế nào gọi là “biết yêu”
– Chọn lựa đối tượng, cân nhắc kĩ càng.
– Lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân.
– Tình yêu phù hợp với lứa tuổi, đạo đức, khuôn phép xã hội.
C, Kết bài:
* Kết lại vấn đề vừa nghị luận
* Mở rộng và nâng cao vấn đề
Tựu chung lại mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái, mặt phải; tình yêu tuổi học trò cũng vậy. Cũng bởi vì thế mà hãy đừng yêu, nếu để lí trí bị lấn át bởi con tim, để mối tình đầu khiến ta ngậm ngùi nuối tiếc khi nhắc tới. Và hãy yêu, nếu trái tim biết nghe theo lí trí, giữ cho những rung động đầu đời thuần khiết và ý nghĩa để “Một lần giở lại trang lưu bút/ Lòng em vấn vương chút ngọt ngào.” Và giúp cuộc sống của chúng ta không hề nhàm chán, tiếp thêm nghị lực cho các em.