I. Phần mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận.
Ai cũng từng trải qua khó khăn và được người khác giúp đỡ, lời cảm ơn như là một cách để thể hiện sự biết ơn, tình cảm, tình nghĩa đối với người khác. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần phải giữ gìn và trân trọng.
II. Phần thân bài
Khái niệm lòng biết ơn:
Là sự ghi nhận, ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn có giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảm con người với nhau.
Lòng biết ơn biểu hiệu quả các khía cạnh nào ?
Sự biết ơn thể hiện qua rất nhiều các khía cạnh trong cuộc sống:
– Nâng bát cơm đầy chúng ta cần phải biết ơn những người nông dân đổ mồ hôi công sức, phơi nắng phơi sương để làm ra hạt gạo.
– Trong mỗi gia đình đều có thờ cúng tổ tiên và các thế hệ đi trước, đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã sinh thành, giáo dục thế hệ sau thành người.
– Ngày 27/7 hàng năm Đảng và Nhà nước tổ chức lễ tri ân những anh hùng liệt sĩ, thương binh có công với đất nước. Thể hiện sự biết ơn với những cống hiến, đóng góp của họ với đất nước, quê hương hòa bình như hôm nay.
– Ngày 20-11 Nhà giáo Việt Nam, tổ chức lễ tri ân những thầy cô – những “người đưa đò” giúp học sinh đi đến bến bờ kiến thức.
=> Lòng biết ơn thể hiện ở nhiều khía cạnh và trở thành truyền thống tốt đẹp, đáng trân trọng của con người Việt Nam.
Tầm quan trọng của lòng biết ơn
Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp nên có ở mỗi con người. Giúp con người gắn kết với nhau.
Lòng biết ơn thể hiện lối sống tình nghĩa, gắn bó dân tộc Việt Nam, giúp các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.
Rèn luyện lòng biết ơn
Là học sinh thế hệ tương lai cần phải tôn trọng và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo.
Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại.
Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn phải có hành động thiết thực.
III. Phần kết bài
Lòng biết ơn luôn là phẩm chất đạo đức quý và đáng trân trọng.
Chúng ta hãy biết nói cám ơn người khác từ những điều đơn giản nhất.