LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý về chuyến trải nghiệm Côn Sơn Kiếp Bạc năm học 2016-2017

3 trả lời
Hỏi chi tiết
4.582
4
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/10/2017 08:32:45

Cha ông ta đã từng răn dạy:
“ Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”

Thật vậy, cuộc sống chính là những chuyến đi, những trải nghiểm thú vị và tuyệt vời. Chính nhờ có những cuộc hành trình đó chúng ta mới có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống. Đó chính là bài học mà chúng em đã được tiếp thu từ những người cha, người mẹ thứ hai tại mái trường cấp II trung học cơ sở Quang Trung thân yêu. Lời dạy đó không chỉ được các thầy cô truyền tải qua từng trang sách mà còn là qua những chuyến đi thực tế bổ ích và lí thú.

Tầm khoảng 7 giờ sáng chuyến đi bắt đầu khởi hành. Trên xe, các bạn ai nấy đều có gương mặt vui tươi, phấn khởi vì được cùng thầy cô và bạn bè tham gia một buổi học ngoại khóa ý nghĩa và giàu tính nhân văn. Địa điểm đầu tiên mà chúng em dừng chân chính là đền Kiếp Bạc.

Vào thế kỉ thứ XIII, đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Sang thế kỉ XIV, đền thờ ông được xây dựng tại nơi đây và là nơi tổ chức các lễ hội hàng năm để dâng hương tưởng niêm vị anh hùng của dân tộc Việt, có công lớn đối với đất nước và được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Trần.

Lễ hội chính tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngoài ra đầu xuân cũng có các hoạt động lễ hội ở đây. Đặc biệt lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn liền với Trần Hưng Đạo) thường được tổ chức để nhân dân tưởng nhớ tới hai vị anh hùng dân tộc.

Rời đền Kiếp Bạc, điểm đến tiếp theo của chúng em là chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn tọa lạc tại một không gian rộng lớn. 
Nằm ẩn mình dưới những vòm cây cổ thụ- một vẻ đẹp rất cổ kính. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công. Phía sau chùa là nhà Tổ thờ Quan tư đồ phụ chinh Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ nữa. Khi đến đây, các em học sinh không quên vào thắp tuần hương ở nhà Tổ.

Tiếp theo, chúng em đã tới thăm Đền thờ Nguyễn Trãi. Vị danh nhân văn hóa thế giới – anh hùng dân tộc vĩ đại của Việt nam. Dọc 2 bên đường các em học sinh xúc động trước các câu nói của những người nổi tiếng trên thế giới về vị anh hùng dân tộc của Việt nam được ghi trên các pa nô. Ngôi đền thờ Nguyễn Trãi nằm trong khuôn viên rộng rãi, yên tĩnh. Đứng trong không gian trong lành và sạch đẹp xung quanh là tiếng nước chảy rì rầm bất chợt làm cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, tĩnh tại hơn. Tới đây gơi nhớ cho chúng em những lời thơ mà Ức Trai đã từng viết:

“ Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Rồi men theo bậc đá, đoàn tìm đến đỉnh Côn Sơn- một chốn linh thiêng của trời đất. Thoạt đầu, bọn em không hề có ý định trinh phục đỉnh Côn Sơn với 700 bậc bởi lúc đó ai nấy đều khá mệt mỏi và đói bụng. Nhưng không hiểu có điều gì đó đã thôi thúc tâm hồn và ý chí chúng em để tiếp tục tiến lên. Khi đã đi được một nửa đường, bọn em cũng có nghĩ đến việc bỏ cuộc. Cũng vào thời khắc đó, chúng em nhận ra mình đã đi quá xa để trở lại. Thế rồi đứa nào cũng tự động viên mình rằng “Phải quyết tâm, cố gắng tới cùng”. Và chúng em đã không hối hận. Bởi tới nơi, nhìn ra bốn phía đều là đồi thông, ngửa mặt lên thăm thẳm trời cao, lộng gió. Cả một không gian khoáng đạt mở rộng trước tầm mắt. Bao mệt nhọc đến đây như tan biến hẳn, con người như đi vào cõi hư vô. Một cảm giác thoải mái, dễ chịu bao trùm lên tâm trạng của mọi người.

Sau đó, chúng em đặt chân tới Đền thờ thầy giáo Chu Văn An. Tại đây, thầy và trò nhà trường đã được tham gia lễ dâng hương, báo công dâng Thầy đầy trang nghiêm, xúc động. Những thành tích thầy và trò nhà trường đạt được trong năm học qua chính là những đóa hoa thơm ngát kính dâng lên vị danh nhân văn hóa – người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cũng trong buổi lễ dâng hương, tất cả chúng em đã được cô hướng dẫn viên giới thiệu về đền và Thầy giáo Chu Văn An. Chắp tay cúi mình trước nhân cách cao cả của người thầy vĩ đại, mỗi học sinh đều cảm thấy tự hào hơn khi là học trò dưới mái trường Quang Trung, tự lòng mình hứa với Thầy sẽ cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện. Sau buổi lễ, mọi người tỏa ra xung quanh để tham quan vãn cảnh. Em cũng như bao bạn học sinh khác tranh thủ xin chữ, mua một vài kỉ vật lưu niệm tại ngôi đền thiêng với mong ước sẽ đem lại may mắn trong kì thì vào cấp III năm nay.

Cuối cùng chúng em đi tham quan đền Đô. Nơi đây thờ tự 8 vị vua nhà Lý là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224). Đặc biệt, các lễ hội ở đây được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch, lễ hội đền Đô Bắc Ninh nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn lên ngôi vua (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban “Chiếu dời đô”. Các du khách hành hương để thể hiện lòng nhớ ơn và thành kính của người dân Việt đối với các vị vua triều Lý trong ngày hội lớn này.

Dù không muốn rời xa nhưng cuối cùng thầy trò nhà trường phải tạm xa nơi đây mà trong lòng đầy tiếc nuối. Chuyến tham quan lần này như đưa chúng em trở về vùng đất của lịch sử với những con người hiền tài, mẫu mực của dân tộc. Sau chuyến đi, chúng em lại trở về trường tiếp tục công việc học tập. Nhưng chắc chắn rằng, đằng sau một chuyến tham quan thú vị, ai nấy cũng hiểu biết thêm về các di tích lịch sử, danh thắng của đất nước, đặc biệt là truyền thống hiếu học của cha ông ta từ ngàn xưa. Với lòng tự hào đó, sẽ là hành trang là động lực tiếp bước cho chúng em trong quãng đường học tập và lao động sau này.

Đây quả là một chuyến đi bổ ích và lí thú! Sau cuộc hành trình này chúng em đã tích lũy và trang bị được thêm cho bản thân những kiến thức mới, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Trước đây chúng em chỉ từng được biết hay tìm hiểu những khu di tích đó qua mạng xã hội hay các thiết bị điện tử thì giờ đây ai nấy cũng đều có thể am hiểu hon về khu di tích thông qua việc trực tiếp tham quan. Đó chính là bài học “ Học đi đôi với hành” không chỉ dừng lại ở những trang lí thuyết mà đi tới thực tế cuộc sống. Qua chuyến đi học ngoại khóa chúng em nhận ra một bài học quan trọng hơn hết thảy chính là sứ mệnh cũng như trách nhiệm của chính bản thân mình đối với tương lai của đất nước. Hiện nay khi còn đang là những người học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng em – những học sinh của mái trường THCS Quang Trung – những chủ nhân tương lai của đất nước nguyện hứa sẽ rèn luyện bản thân không chỉ về học tập mà còn về đạo đức để xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh đồng thời là đóng góp sức trẻ của mình vào sự nghiệp “ công nghiệp hóa, hiền đại hóa ” của đất nước. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã từng răn dạy:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân

Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ

Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
4
Quỳnh Anh Đỗ
12/10/2017 12:53:21
Côn Sơn, Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc gia; thời Trần, thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía bắc giáp huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 phường Cộng Hoà và Văn An (thị xã Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang).

Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 phường Cộng Hoà và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang *1. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng  với sông núi Chí Linh*2.

Đây là vùng đất lịch sử mãi còn âm vang những chiến công lẫy lừng qua nhiều thời đại, đặc biệt là trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là cũng là vùng danh sơn huyền thoại, với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự  nghiệp của

Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng rỡ non sông đất  nước, cùng  với  nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…

Nếu như khu di tích lịch sử Kiếp Bạc có một di tích trung tâm, lớn nhất, linh thiêng nhất là ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Trần; du khách về chủ yếu là để tưởng niệm nhớ ơn Đại Vương và để sinh hoạt tâm linh, thì ở quần thể di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thày giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hoà hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người.

Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất  nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc.

Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.  Đệ nhất tổ - Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ - Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ - Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần.

Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hoá hiếm có. Ở đây, văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hoá Lý - Trần, văn hoá Lê - Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hoá phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn - "núi nhà"*3, tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: "Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng". Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi - Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân,  của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành "một cõi đi về" trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc  .

Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một "Đại thắng tích"*4. Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, am Bạch Vân, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hoà hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho  nên, từ bao đời nay,  mùa trẩy hội, "trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi"*5; bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây,  Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết "Băng Hồ ngọc hác tập", Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết "Côn Sơn ca" cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác.

Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bảo cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương.

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ*6 mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.

Vào thời nhà Trần ở thế kỷ XIII, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, vị tổng chỉ huy quân dân Đại Việt  trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Với tài thao lược của Quốc Công Tiết Chế, Kiếp Bạc - Lục Đầu Giang đã phát huy sức mạnh tổng lực của thế trận chiến tranh nhân dân. Dưới sự chỉ huy của Nhân Vũ Hưng Đạo Đại vương, quân và dân Đại Việt đã "trên dưới một lòng, cả nước giúp sức" lập nên những chiến côn vang dội: Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp và cuối cùng là trận Bạch Đằng lừng lẫy, đánh bại hoàn toàn đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, để non song toàn vẹn, dân tộc khải hoàn ca khúc thái bình. Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ ba, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Tại đây, trước nguy cơ quân Nguyên xâm lược lần thứ hai, Đại Vương đã viết "Binh gia diệu lý yếu lược" để dạy tướng sỹ, và viết "Hịch tướng sỹ" để xác định trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực học tập binh thư, luyện tập võ nghệ, sắn sàng diệt giặc cho họ; sau khi về nghỉ, Ngài lại viết "Vạn Kiếp tông bí truyền thư", đúc kết những kinh nghiệm, những bí quyết đánh giặc giữ nước của một đời cầm quân truyền lại cho hậu thế. Trước khi mất, được vua Trần Anh Tông về thăm bệnh và hỏi kế sách giữ nước, Đại Vương đã căn dặn: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách để giữ nước".

Bởi Đại Vương là danh tướng bậc nhất "tài mưu lược, anh hùng, một lòng giữ gìn trung nghĩa … lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên"*7 . Ngài đã được triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ; Thượng hoàng Trần Thánh Tông tự soạn văn bia ngợi ca công đức Đại Vương.  Ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300), Đại Vương mất tại Kiếp Bạc. Triều đình đã tôn phong là Thái sư Thượng phụ*8 Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương; nhân dân Đại Việt tôn là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày chính hội Đền Kiếp Bạc. Hội Đền kéo dài hàng tuần, thu hút hàng chục vạn con dân Đại Việt từ khắp mọi miền đất nước về kính bái, nguyện cầu. Đó là một trong số lễ hội lớn nhất của cả nước được gìn giữ hơn 7 thế kỷ nay, trở thành mỹ tục truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.

Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như "một cõi thiên bồng giữa hạ giới". Tại vị trí trang trọng nhất của Đền Kiếp Bạc, tượng Đức Thánh Trần bằng đồng nặng hàng tấn ngự trên ngai sơn son thếp vàng đường bệ, uy nghi, bao thế kỷ vẫn toát ra hùng tâm tráng chí và hào khí Đông A lẫm liệt, khiến khách hành hương không ai không ngưỡng vọng thành kính. Được phối thờ tại Đền là gia quyến của Đại Vương, gồm 04 tượng thờ: Nguyên từ Quốc mẫu Thiên Thành công chúa (tức phu nhân của Trần Hưng Đạo), tướng quân Phạm Ngũ Lão (danh tướng đời Trần, và là con rể của Đại Vương), 2 người con gái của Trần Hưng Đạo là  Đệ nhất Khâm từ Hoàng thái hậu Quyên Thanh công chúa (phu nhân của vua Trần Nhân Tông), Đệ nhị Nữ đại hoàng Anh Nguyên quận chúa (phu nhân tướng quân Phạm Ngũ Lão) và 04 ngai cùng bài vị thờ vọng bốn con trai của Đại Vương.

Cổng đến Kiếp Bạc có câu đối nổi tiếng:

Kiếp Bạc hữu sơn giai kiếm khí

Lục Đầu vô thuỷ bất thu thanh

Nghĩa là: Kiếp Bạc muôn ngọn núi đều có hùng khí của kiếm thiêng

Lục Đầu không con nước nào chẳng  vọng tiếng  thu.

Trong nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử - văn hoá lớn lao của Côn Sơn - Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hoá dân tộc. Sự linh thiêng của Kiếp Bạc, Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng sông núi nước Nam. Những công trình như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ.... trong quần thể Côn Sơn - Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn - Kiếp Bac đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ  cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương  Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước. về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, "nghỉ ngơi chơi ngắm, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…
Có thể nói, mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước của dân tộc ở triều đại nhà Trần, gợi nhớ về Đức Thánh Trần linh thiêng trong tâm thức dân tộc Việt - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người kết tinh rực rỡ hào khí Đông A, linh hồn của các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực, đạt được mọi điều sở nguyện trong đời của biết bao thế hệ người Việt, thuộc mọi tầng lớp và ở mọi miền đất nước.
1
6
Quỳnh Anh Đỗ
12/10/2017 12:55:54
Mời bạn hành hương về miền Đông Bắc của Tổ quốc, vùng đất thiêng của Đại Việt, sông núi, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng... đã mấy trăm năm nay, đã nghìn năm qua còn lưu giữ bao dấu tích của Người xưa. Hồn thiêng núi sông tụ hội anh linh của tiền nhân, của những anh hùng với bao chiến công chói ngời sử sách.

Núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, nơi Chu Văn An ở ẩn, chùa Côn Sơn, Giếng Ngọc, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, Đền Kiếp Bạc,... mỗi một danh thắng, mỗi một di tích lịch sử gợi nhớ gợi thương trong lòng ta về tổ tiên ông cha với bao tự hào. Nghe thông Côn Sơn reo, ta tưởng như nghe tiếng mài gươm của Nguyễn Trãi thuở  “bình Ngô”. Nghe tiếng sóng Lục Đầu Giang vỗ, ta tưởng như nghe tiếng reo cùa trăm vạn hùng binh dưới ngọn cờ người anh hùng Trần Quốc Tuấn đang ào ào xông tới Vạn Kiếp tiêu diệt giặc Nguyên-Mông.

Khu di tích Côn Sơn nằm ở giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, gần làng Chi Ngại quê hương của dòng họ Nguyễn Trãi. Khu di tích này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân lịch sử. những dấu tích thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp.

Ta đến Chùa Côn Sơn, Chùa có tên là Tư Phức tự, nhân dân địa phương thường gọi là chùa Hun, có từ trước đời Trần, nơi tu luyện của Trạng nguyên Lý Đạo Tái, Pháp danh Huyền Quang. Nguyễn Trãi có thời gian được vua giao chức “Đề Cử" chùa Côn Sơn. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của những cây cổ thụ. Trong chùa còn đầy đủ hệ thống tượng Phật, trong đó có tượng Di Đà Tam Tôn, tượng Trúc Lâm Tổ - tức Trần Nhân Tông, tượng Nhà sư Huyền Quang, tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Hiện trong chùa còn nhiều di vật có giá trị được lưu giữ như 8 bia thời Trần – Lê.

Ta hãy soi hồn mình vào Giếng Ngọc. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên bàn cờ tiên. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.

Rồi đến Thạch Bàn: Bên suối Côn Sơn có một phiến đá lớn, mặt phẳng và nhẵn gọi là Thạch Bàn, nơi Bác Hồ tới thăm Côn Sơn (15/2/1965), Bác dã dừng chân nghỉ tại đây. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm “chiếu thảm” nghi ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước.

Và ta ngắm nhìn Bàn cờ tiên. Từ chùa Côn Sơn leo lên các bậc đá đến đỉnh núi, là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu vọng lâu đình, hai tầng cổ, tám mái. Đứng tại đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn: Lục Đầu Giang -Côn Sơn-Kiếp Bạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi: Năm 2002, tỉnh Hải Dương đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trãi trên một khu đất rộng trong quần thể khu di tích Côn Sơn. Trong đền thờ có tượng Nguyễn Trãi bằng đồng với kích thước hợp lý đặt trong nhà tưởng niệm rất trang trọng.

Hội Côn Sơn có hai dịp trong năm: hội Xuân từ ngày 16 đến 22 tháng Giêng Âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm; hội Thu từ 15 đến 20 tháng 8 Âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.

Đến Kiếp Bạc ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi dây là thung lũng trù phú trông ra sông Thương và ngã sáu Lục Đầu Giang, xung quanh có dẫy núi Rồng bao bọc. Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, vị chỉ huy tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hồi thế kỷ XIII đã đặt bản doanh ở đây, trên vị trí chiến lược này.

Đền thờ ông được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV, trên một khu đất trung tâm thung lũng, nơi đã diễn ra chiến thắng Kiếp Bạc lừng lẫy do ông chỉ huy và cũng là nơi ông về sống những năm tháng cuối đời. Trong đền hiện còn 5 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão cùng 4 bài vị thờ 4 con trai.

Hàng năm, hội đền dược tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Đạo (20 tháng 8 âm lịch) thu hút rất đông đảo khách thập phương về dự “Tháng 8 giỗ Cha”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư