Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ chính sách đối ngoại hịên nay của nước ta? Mối quan hệ Vịêt Nam với: Cộng hòa Nam Phi, Trung Quốc, Nhật Bản? Thời cơ và thách thức Vịêt Nam gia nhập ASEAM? Suy nghĩ của em về những thành tự khoa học kĩ thụât?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.240
0
1
Trinh Le
20/12/2016 02:49:44
Liên hệ chính sách đối ngoại hịên nay của nước ta?
- Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."

Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Mối quan hệ Vịêt Nam với Cộng hòa Nam Phi
Hai nước Việt Nam và Nam Phi có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp trong nhiều năm qua, với dấu mốc lịch sử là từ cuộc gặp giữa đại diện chính phủ Việt Nam và đại diện Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1955 nhân Hội Nghị Bangdung tại Indonesia. Hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ quý báu. Đảng ANC luôn đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với quá trình đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. Nhiều bạn bè Nam Phi khi gặp tôi hay kể về việc Cố Chủ tịch ANC Olivier Tambo đã tới thăm nước ta năm 1978 để học tập kinh nghiệm đấu tranh của Việt Nam và khi trở về đã xây dựng cuốn sách “Green Book” làm cẩm nang cho Bộ Chính trị và các đảng viên nòng cốt của ANC trong cuộc đấu tranh giành chính quyền từ chế độ A-pác-thai. Thắng lợi hào hùng của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là nguồn cảm hứng, khích lệ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của người dân Nam Phi để họ đánh đổ chủ nghĩa A-pác-thai, xây dựng thành công nền dân chủ mới vào năm 1994.

Mối quan hệ lịch sử truyền thống tốt đẹp nêu trên luôn là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác ngày càng mạnh mẽ, đa dạng giữa Việt Nam và Nam Phi, nhất là sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993 – một năm trước khi ANC dành chính quyền. Quan hệ hai nước hiện nay có nhiều điểm sáng, không chỉ biểu hiện ở quan hệ chính trị tốt đẹp, mà còn ở nhiều lĩnh vực hợp tác thực chất có nhiều kết quả, đặc biệt là về kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.

Về chính trị, cùng là các nước đang phát triển, Việt Nam và Nam Phi luôn có sự ủng hộ tích cực lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Việt Nam và Nam Phi ủng hộ, phối hợp với nhau rất chặt chẽ tại các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc như Hội đồng Kinh tế – Xã hội (ECOSOC) hay Hội đồng Nhân quyền, cũng như tại nhiều tổ chức quốc tế khác. Việt Nam hiện là đối tác hàng đầu của Nam Phi trong khu vực Đông Nam Á và Nam Phi rất muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam để mở rộng lợi ích của mình trong cả khu vực của chúng ta.

Về kinh tế thương mại, kim ngạch thương mại Việt Nam và Nam Phi luôn ở mức đứng đầu trong quan hệ của ta với các nước châu Phi. Vì vậy, đây có thể coi là điển hình, điểm sáng trong quan hệ thực chất giữa Việt Nam với các nước trong cả châu lục. Trong gần 10 năm qua, tổng kim ngạch thương mại song phương của hai nước đã tăng hơn 5 lần, từ 192 triệu USD vào năm 2007 lên 920 triệu USD năm 2013 và đạt mức 1,2 tỷ USD vào năm 2015. Hàng hóa của Việt Nam khi vào Nam Phi – cửa ngõ của châu Phi – sẽ có thể thâm nhập vào thị trường rộng lớn của cả khu vực.

Về quốc phòng an ninh, với nền tảng quan hệ tin tưởng gắn bó với nhau từ lâu và việc hình thành Diễn đàn đối thoại quốc phòng cấp Thứ trưởng (tháng 11/2015) vừa qua tại Hà Nội, hai bên đang có những cơ hội mới để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trong đó có việc đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp quốc phòng.

Hợp tác về môi trường và khoa học công nghệ cùng nhiều lĩnh vực hợp tác khác cũng đang có những bước tiến thực chất, góp phần củng cố lòng tin, đẩy mạnh quan hệ hai nước nói chung, đặc biệt sau khi hai bên ký Bản ghi nhớ hợp tác MOU (tháng 12/2012) và Chương trình Hành động (tháng 5/2013) về bảo vệ động vật hoang dã, cùng Bản ghi nhớ hợp tác MOU về khoa học công nghệ trong chuyến thăm tháng 8/2015 của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Trung Quốc
Từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (tháng 11-1991), thành tựu lớn nhất, nổi bật nhất là hai nước đã không ngừng củng cố, phát triển quan hệ chính trị - ngoại giao. Có thể nói rằng, hiếm có quan hệ nào phát triển nhanh chóng như quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thông qua các chuyến thăm hữu nghị, các cuộc hội đàm song phương, các cuộc gặp gỡ tại các diễn đàn thế giới, khu vực… Việt Nam và Trung Quốc đã định ra khuôn khổ hợp tác, từ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (năm 1999) đến “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (năm 2005) và cuối cùng là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (năm 2008).

Nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc duy trì cơ chế viếng thăm cấp cao thường niên - một cơ chế hợp tác hết sức hiệu quả, cho phép kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ; đồng thời, tiếp tục tìm ra hướng đi mới cho quan hệ hai nước. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiến những bước dài với các hoạt động ngoại giao nhân dân, các cuộc gặp gỡ giữa các ban, ngành, các bộ… với nội dung trao đổi, hợp tác đa diện, nhiều chiều, nhiều tầng nấc. Điểm đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là hai nước không ngừng mở rộng không gian hợp tác thông qua kênh đa phương, thông qua các tổ chức quốc tế cũng như khu vực.

Một trong những bằng chứng nổi bật về thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc là hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề bất đồng quan trọng liên quan đến biên giới - lãnh thổ: Ký kết Hiệp định biên giới trên đất liền vào năm 1999 và đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền (năm 2008); ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (năm 2000); kýHiệp định Hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ (năm 2004

Thành tựu trong quan hệ chính trị - ngoại giao trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là khởi đầu tốt và tiền đề có tính nền tảng cho sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại. Với hơn 50 hiệp định hợp tác về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế và khá nhiều thỏa thuận cấp nhà nước, quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc không chỉ khởi sắc mà còn phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và kim ngạch mậu dịch giữa hai nước gia tăng không ngừng. Đến hết năm 2010, kim ngạch mậu dịch hai nước đã đạt trên 30 tỷ USD (1) và dự đoán năm 2015, con số này vượt 50 tỷ USD. Điều đáng nói là, nếu như 10 năm đầu sau bình thường hóa quan hệ (1991 - 2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là khá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Việt Nam, thì từ sau năm 2001, tình hình đã có những cải thiện đáng kể. Việt Nam gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách đều đặn, bình quân mỗi năm tăng 13,75%. Hai nước dự tính nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017(2). Quan hệ hợp tác đầu tư hai chiều Việt Nam - Trung Quốc cũng tăng đáng kể, có sự chuyển hướng rõ rệt từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng vị trí hàng đầu, chiếm 501/657 dự án, đạt 76% số dự án đầu tư(3); đồng thời, số dự án đầu tư 100% vốn Trung Quốc chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam.

Song song với những phát triển vượt bậc trong quan hệ kinh tế, các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và du lịch cũng diễn ra không kém phần sôi động. Sự hợp tác, giao lưu văn hóa góp phần đắc lực để hai dân tộc Việt, Hoa thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao, là cầu nối vững chắc cho các mối quan hệ khác không ngừng nâng cao cả về chất và lượng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×