Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lý thuyết Clo

2 trả lời
Hỏi chi tiết
649
2
0
Nguyễn Thanh Thảo
12/12/2017 02:26:46
  1.  TÍNH CHẤT VẬT Lí
Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Clo là một khí độc.
2.  TÍNH CHẤT HÓA HỌC
a) Những tính chất của phi kim
a) Tác dụng với kim loại: Clo tác dụng với hầu hết kim loại tạo thành muối clorua.
Thí dụ: 2Fe + 3Cl2  \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) 2FeCl3
b) Tác dụng với hiđro:
H2 + Cl2 \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) 2HCl (khí hiđro clorua)
Khí hidro clorua tan nhiều trong nước tạo thành axit clo hiđric HCl.
b) Tính chất riêng của clo
a) Tác dụng với nước
Khi tan vào nước, một phần clo phản ứng với nước tạo thành nước clo:
Cl2 (k) + H2O \( \rightleftharpoons\) HC1 (dd) + HClO (dd)
Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO có màu vàng lục, mùi hắc. Lúc đầu làm qụỳ tám hóa đỏ, nhưng nhanh chóng mất màu do tác dụng, oxi hóa manh của axit hipoclorơ HClO. Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng.
b) Tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, …)
+ Tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành nước Gia-ven:
Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H20
+ Tác dụng với vôi sữa tạo thành clorua vôi:
Cl2 + Ca(OH)2 -> CaOCl2 + H2O Cũng, như nước clo, nước Gia-ven, cloruavôi CaOCl2 đều có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu và sát trùng.
III. ỨNG DỤNG CỦA CLO
-  Nước đo dùng khử trùng nước sinh hoạt trong nhà máy nước.
-  Nước Gia-ven và dung dịch clorua vôi dùng tẩy trắng giấy, vải, dùng khử trùng, tẩy uế.
Clo còn dùngđể sản xuất axit HC1, muối clorua, nhựa PVC,...
IV.  ĐIỀU CHẾ KHÍ CLO
1. Trong phòng thí nghiệm: Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4,...
Mn02 + 4HCl \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2- Trong công nghiệp: Điện phân dd NaCl bão hòa (có màng ngăn không cho khí Cl2 thoát ra tác dụng với NaOH tạo thành nước Gia-ven):
2NaCl + 2H2O \( \xrightarrow[m.n]{dpdd}\)  2NaOH + Cl2 + Н2

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
17/01/2021 16:04:08
+4đ tặng

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Clo là khí độc.
 

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?

a) Tác dụng với kim loại

               Cl2(k) + Fe(r) to→\underrightarrow{t^o}to​ FeCl3(r) 

               Cl2(k) + Cu(r) to→\underrightarrow{t^o}to​ CuCl2(r)

Kết luận: Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.

b) Tác dụng với hiđro

               Cl2(k) + H2(k) ˊas→\underrightarrow{ás}aˊs​ 2HCl(k)

-Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.

2. Clo còn có những tính chất hóa học nào khác?

a) Tác dụng với nước

                Cl2(k) + H2O(l) ⇌ HCl(dd) + HClO(dd) (phản ứng này xẩy ra theo hai chiều; phản ứng này được gọi là phản ứng thuận nghịch)

Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Nếu cho quì tím vào dd đó, lúc đầu quì tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng bị mất màu là do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

b) Tác dụng với dung dịch NaOH

                 Cl2(k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd)

- Dung dịch hỗn hợp gồm NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hipoclorit) được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa mạnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo