I. Tính chất vật lý
- Sắt là kim loại, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm)
- Sắt là kim loại nặng, khối lượng riêng 7,86g/cm3, nóng chảy ở nhiệt độ 15390C
II.Tính chất hóa học
- Sắt là kim loại có hóa trị II và III.
1. Tác dụng với phi kim
a) Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 to→\underrightarrow{t^o}to Fe3O4 (oxit sắt từ, sắt có hóa trị II và III)
b) Tác dụng với phi kim khác.
2Fe + 3Cl2 to→\underrightarrow{t^o}to 2FeCl3
- Ngoài oxi và lưu huỳnh, sắt có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác như Cl2, Br2, S… tạo thành muối
2. Tác dụng với dung dịch axit:
- Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2, + H2↑
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
- Sắt tác dụng H2SO4 đặc nóng tạo thành muối sắt (III) và giải phóng SO2.
Fe + H2SO4 đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Chú ý: Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của những kim loại kém hoạt động hơn, tạo thành dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag↓
III. Điều chế sắt
- Khử oxit sắt bằng các chất khử (Al, C, CO, H2) ở nhiệt độ cao, dùng để điều chế sắt trong công nghiệp.
Fe3O4 + 4CO to→\underrightarrow{t^o}to 3Fe + 4CO2
Fe2O3 + 3H2 to→\underrightarrow{t^o}to 2Fe + 3H2O