Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mạng Internet có lợi ích gì về phát triển kinh tế?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.478
0
0
Phương Dung
21/10/2017 00:04:23

LỢI ÍCH MẠNG INTERNET

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ hơn văn minh hơn. Song với việc phát triển ấy thì sự phát triển của công nghệ khoa học kĩ thuật cũng hiện đại, tân tiến hơn. Thật khó tưởng tượng cuộc sống này sẽ ra sao nếu thiếu Internet.

LỢI ÍCH: Rất nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội sử dụng Internet như giáo dục, y tế, thương mại, ngoại giao,… Chúng ta có thể thấy được Internet đã và đang chi phối hầu như mọi lĩnh vực, từ bác sĩ, thầy giáo đến những nhân viên làm việc văn phòng đã hỗ trợ rất nhiều cho công việc của đại bộ phận các cá thể. 
Trước đây, mọi người đã quen kiện nhẫn đợi đọc một tin hấp dẫn nào đó trên báo giấy vào sáng sớm của một ngày mới, hoặc nhanh nhất cũng vào một giờ cố định của chương trình phát thanh hay truyền hình. Bây giờ, ta có thể cập nhật thông tin mỗi ngày, mỗi lúc mỗi nơi bằng cách vào Internet và xem báo điện tử. Tin tức thông tin trên Internet luôn được cập nhật một cách nhanh nhất, độ chính xác cao. Thêm vào đó độc giả có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin vừa được đưa lên mạng.

Không những vậy, Internet còn chứa đựng cả một kho kiến thức khổng lồ nữa. Chúng ta có thể tìm kiếm hầu như mọi thông tin trong tất cả lĩnh vực trong nước và ngoài nước, tin tức mới và cả các tin tức cũ. Đặc biệt hơn hết, khi muốn tìm một thông tin nào đóthì ta có thể vào trang GOOGLE
nhập từ khóa cần tìm và Enter. Ngay sau đó là các trang web cần thiết liên quan với từ khóa bạn nhập sẽ hiện ra cho bạn. Thật tiện lợi phải không?

Nhờ sự hiện diện của công nghệ thông tin mà các cá nhân có quyền tự do ngôn luận với nhau với tốc độ cực nhanh, từ bên này trái đất tới bên kia trái đất chỉ mất ít phút. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, có thể bày tỏ ý kiến của mình trên diễn đàn, bình luận ngay cả đó là những vấn đề có liên quan đến pháp luật hay việc quản lí nhà nước.

Bên cạnh đó, Internet cũng hình thành ra các ứng dụng, các trang mạng xã hội như Yahoo, Facebook, Blog, Twitter, Skype,…. Chúng ta có thể sử dụng các trang mạng ấy để học hỏi thêm những điều xung quanh mình, giao lưu kết bạn với những người bạn phương xa hay đơn giản là viết nên đôi dòng tâm sự của mình, xem các chương trình giải trí,… Những điều ấy có thể giúp ta thư giãn sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi, giúp mọi người có thể gần gũi nhau hơn với bạn bè 
năm châu, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tri thức.

Nếu trước kia ta phải mất hàng tiếng đồng hồ để gửi các lá thư cho người thân hay bạn bè bằng đường bưu điện thì bây giờ ta chỉ cần nhấp chuột là có thể đưa thông tin mình cần trao đổi với người đó chỉ trong vài phút. Điều đó vừa nhanh, vừa đỡ tốn thời gian mà chi phí chuyển gửi. Đó là với email hay còn gọi là thư tín điện tử. Ngoài ra thì ta còn có thể kinh doanh mua bán hàng hóa trên mạng. Trong việc kinh doanh, chính mảng thông tin sẽ tạo nhiều lợi nhuận nhất cho các doanh nghiệp. Website doanh nghiệp là tấm danh thiếp có thể dùng được ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này để khuếch trương việc làm ăn. Website không chỉ đơn giản là giới thiệu về doanh nghiệp mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập về sản phẩm và giá cả. Mọi thứ đều được cập nhật hằng ngày, không hạn chế phạm vi lãnh thổ với chi phí lại không đáng kể.

Đồng thời ta cũng có thể học trực tiếp trên mạng. Việc học này giúp cho những người ham học hỏi nhưng lại không có thời gian học trực tiếp ở ngoài các trung tâm. Với những người giáo viên trên Internet, ta có thể học bất cứ lúc nào có thời gian rảnh, có thể trao đổi trực tiếp việc học, lại tiết kiệm được thời gian, chi phí. Chà! Được học như thế thì sướng còn gì bằng!

TÁC HẠI: Nhưng song song với những lợi ích nêu trên, Internet vẫn tồn tại những mặt hại do một số bộ phận xấu gây ra. Một số hacker đã viết những đoạn chương trình phá hoại mà ta thường gọi với tên virus, trojan, spyware,…và phát tán trên mạng, chỉ cần truy cập Internet thì những chương trình này sẽ xâm nhập vào máy tính của bạn. Chúng có thể ăn cắp dữ liệu, làm rò rỉ thông tin, nhất là tài khoản của khách hàng ở các ngân hàng, gây tổn thất lớn cho các công ty, doanh nghiệp.

"Cày "game ở quán net

Ở nhiều quốc gia, các nhà tâm lý học lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Internet .Game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet. Mới xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão, Game online nhanh chóng vươn lên thành loại hình giải trí được giới trẻ yêu thích nhất trong thời điểm hiện nay. Các “Game thủ” đang hao tốn quá nhiều thời gian, sức khỏe và tinh thần vào những trò chơi vô bổ. Học sinh, sinh viên nghiện game online có những biểu hiện như xanh xao do thiếu ngủ, học lực yếu, sức khỏe kém sút, bị ảo tưởng …và nhiều em còn có hành vi bạo lực khi bắt chước các trò chơi trong game. Gần đây cũng có một số game thủ bị hoang tưởng đã chết do tự sát trong tình trạng mất kiểm soát. Đó là chứng bệnh tâm thần phân liệt thường hoang tưởng, bệnh trầm cảm. Không chỉ game bạo lực, hiện nay đang xuất hiện nhiều Game những hình ảnh nhân vật ăn mặc mát mẻ, “nghèo nàn”. Đây là vấn đề cảnh báo cho toàn xã hội cần can thiệp và ngăn chặn kịp thời vì tuổi trẻ hôm nay và mai sau. Bên cạnh đó, có nhiều trang web đưa những tin tức, hình ảnh, video clip đồi trụy, thậm chí đưa hình ảnh của chính bản thân lên mạng để tìm kiếm đối tượng gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống của thanh niên, học sinh hiện nay. Vì vậy, mọi người sử dụng Internet cần tiếp thu thông tin có chọn lọc và cảnh giác trước những thông tin xấu.

*KẾT LUẬN: Qua những lợi ích và tác hại của Internet nêu trên, ta nhận thấy một điều rằng nếu ta sử dụng đúng cách, có chọn lọc và có những biện pháp ngăn chặn những chương trình phá hoại thì Internet thật là tuyệt vời. Bên cạnh đó mọi người cần nâng cao nhận thức đúng đắn về Internet ngay cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng để Internet được phát triển và sử dụng hiệu quả, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương Dung
21/10/2017 00:04:42

1. Internet Việt Nam - Những bước phát triển vượt bậc

Phát biểu đề dẫn Toạ đàm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho biết: “Liên tục trong những năm qua, Internet đã phát triển nhanh chóng tại Việt Nam với hơn 30 triệu người dùng Internet/90 triệu dân. Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam trong vài năm trở lại đây cũng cho thấy lĩnh vực này là một hướng đi mới, đầy triển vọng tạo nên sự đột phá để đưa nền kinh tế của Việt Nam vươn ra thế giới”.

Kết quả khảo sát, nghiên cứu tại 30 nước (trong đó có Việt Nam), Báo cáo “Tác động của Internet đối với các quốc gia đang lên”, chỉ ra rằng: Tại Việt Nam, nhờ vào internet, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã tăng 19% hiệu quả kinh doanh; Internet có đóng góp 0,9% trong GDP đối với nền kinh tế Việt Nam và đóng góp 1,6% trong tổng số 14,4% mức tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Được xác định là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới, việc phát triển internet tại Việt Nam đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng. Theo Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 9/2010, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2015: cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin tin di động băng rộng đến 85% dân cư; Việt Nam nằm trong số 65 nước trong bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Đến năm 2020: hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư; Việt Nam thuộc nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong số 55 nước trong bảng xếp hạng của ITU. Về phổ cập thông tin, Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2015: 20 - 30% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập internet băng rộng; đến năm 2020: hầu hết các hộ gia đình trên cả nước sử dụng các dịch vụ số; 50 - 60% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính và truy cập internet băng rộng, trong đó 25- 30% truy nhập băng rộng sử dụng cáp quang.

2. Để khai thác hiệu quả sức mạnh Internet

Kết quả khảo sát của McKinsey&Company cũng chỉ ra rằng Internet đóng góp 0,9% vào GDP của Việt Nam, trong đó có một phần đáng kể đến từ mảng tiêu dùng cá nhân. Con số này thấp hơn nhiều so với mức 4,1% ở Malaysia hay 2,6% ở Trung Quốc. Mặc dù, đã có hơn một phần ba số người sử dụng Internet Việt Nam truy cập các website bán hàng hoặc đấu giá trực tuyến, 50% trong số đó tin rằng mua hàng trực tuyến giúp họ tiếp cận với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, nhưng Việt Nam vẫn có chỉ số thấp về cấp độ chi tiêu trên mạng.Như vậy, với qui mô thị trường 30 triệu người đã truy nhập Internet/ 90 triệu dân, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng đây vẫn còn là thị trường bỏ ngỏ, chưa được đánh giá, đầu tư và khai thác đúng mức.

Cấp độ chi tiêu Internet trong nước không cao do thị phần tương đối nhỏ của bán lẻ trực tuyến so với tổng thị phần bán lẻ nói chung và mức đóng góp khiêm tốn của thương mại điện tử vào GDP. Đa số các doanh nghiệp chưa sử dụng Internet để tối đa khả năng của mình cũng như chưa đầu tư mở rộng sự hiện diện trên mạng dù lượng người sử dụng Internet ngày một tăng. Ông Mai Sean Cang, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, nêu ví dụ về một khách sạn nhỏ ở Nha Trang đã lập website và khai thác hệ thống quảng cáo của Google để thu hút khách hàng nước ngoài, hay một tiệm may áo dài trong TP HCM đăng các mẫu áo lên mạng và cho phép đặt hàng trực tuyến. Nhưng nhìn chung, mới chỉ rất ít doanh nghiệp thực hiện điều tương tự. Hầu hết chưa tận dụng Internet làm đòn bẩy tiếp cận khách hàng hay tiến hành giao dịch.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, đánh giá tác động của Internet đối với khu vực phi thương mại đang lớn hơn khu vực thương mại còn hạ tầng Internet đang phát triển mạnh hơn nội dung. Theo ông Hưng, các cơ quan nhà nước không nên quá thắt chặt những biện pháp quản lý nội dung kinh doanh trên Internet.

Chia sẻ với những băn khoăn của đại diện các doanh nghiệp và các chuyên gia, ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ TT-TT cho biết, để tạo điều kiện cho Internet phát triển và phát huy vai trò của Internet với đời sống xã hội, Bộ TT-TT đang đang xây dựng dự thảo Nghị định quản lý Internet mới thay thế cho Nghị định 97 hiện hành với quan điểm chỉ đạo là:

Thứ nhất, coi Internet là một xã hội thu nhỏ, nơi cuộc đời thực sẽ chuyển dần lên mạng bởi ngày càng nhiều người thể hiện quan điểm sống, giải trí… trên đó. Internet có cả mặt xấu và tốt. Cơ quan quản lý sẽ cố gắng hạn chế cái xấu và khuyến khích mọi người tuân theo các giá trị đạo đức và pháp luật.

Thứ hai, Internet là cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Khi mới xuất hiện tại Việt Nam, Internet được coi là công nghệ mới. 5 năm sau, đó là nơi kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Còn hiện nay, Internet nói riêng và CNTT nói chung là cơ sở hạ tầng thúc đẩy mọi mặt kinh tế xã hội.

Thứ ba, việc hạn chế những cái xấu trên mạng không có là nghĩa ngăn cản kiểu cấm đoán, mà là để hợp tác phát triển; do đó, chính sách mới sẽ xác định mục tiêu cuối cùng là làm cho Internet phát triển, đem lại lợi ích ngày càng lớn cho đất nước và người dân.

Dù còn nhiều bàn luận xung quang câu chuyện phát triển Internet tại Việt Nam, nhưng tại buổi Toạ đàm nhiều chuyên gia và các nhà quản lý đã có chung quan điểm: Sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang là một hướng đi mới, đầy triển vọng tạo nên sự đột phá trong phát triển nền kinh tế nước ta; trong những năm qua, Internet đã có bước phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, Internet là một động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

0
0
Thiên Thiên Ái
21/10/2017 00:06:51
1. Một khảo sát được tiến hành bởi Pew Research Center cho thấy kết quả cứ 6 người trong độ tuổi teen thì có một người dùng Internet để tìm hiểu về những vấn đề họ cảm thấy khó tâm sự, giãi bày trong cuộc sống như sự trầm uất, sức khỏe giới tính...

2. Mặc dù phần trăm số lượng người dùng Internet thường tỷ lệ nghịch với số tuổi thì hiện nay chỉ tính riêng ở nước Mỹ ghi nhận tới 38% số người trên 65 tuổi thường xuyên truy cập Internet.

Thực tế, Internet mang lại những tác động tích cực đến người cao tuổi khi thói quen này có thể làm tăng khả năng nhận thức đồng thời làm giảm sự chán nản.

3. Mạng xã hội nói riêng và Internet nói chung là một nguồn thông tin tra cứu khổng lồ và vô tận. Dĩ nhiên là bạn cần chắc chắn về độ xác thực của những thông tin mà mình tiếp cận bởi không phải tất cả chúng đều chính xác.

4. Internet mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Bên cạnh việc tra cứu thông tin đa dạng có thể cải thiện kết quả học tập, hiện nay còn có vô số các khóa học được nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới cho phép đăng ký miễn phí trên Internet. 

5. Công ty tư vấn quản lý McKinsey từng tiến hành một khảo sát trên 13 quốc gia về sự đóng góp của Internet cho nền kinh tế. Kết quả cho thấy giá trị đến từ Internet chiếm tới 3,4% tổng GDP các nước này, con số trên tương đương GDP của Canada hoặc Tây Ban Nha, trong khi có tốc độ tăng trưởng ấn tượng hơn GDP của Brazil.

6. Ngành công nghiệp công nghệ cao khai sinh ra rất nhiều công việc, nghề nghiệp mới, mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho cộng đồng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư